Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng KTCT mác LÊNIN (Trang 82 - 83)

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0)

6.2.3.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ Việt Nam

Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào các nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ…để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.

Đảng ta luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng.

Để xây dựng thành công nền kinh tế độc, tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi nước ta phải thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng và phát

triển đất nước.

Thứ hai, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng nền

kinh tế độc lập, tự chủ, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, đi tắt đón đầu, tránh được nguy cơ tụt hậu, trong giai đoạn hiện nay cần: (1) đẩy mạnh tái cấu trúc kinh tế, chuyển sang tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu, (2) mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầu tư và đối tác, tránh phụ thuộc vào một thị trường, tạo nền tảng cho phát triển ổn định, bền vững. Chiến lược thị trường cần gắn chặt với chiến lược sản phẩm, xác tiến quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao vị thế, uy tín hàng hóa trong nước, (3) quy định chặt chẽ và mạnh dạn trong đổi mới công nghệ. Cần tăng cường đầu tư cho tài chính cho nghiên cứu và triển khai tiến tới tự chủ công nghệ.

Thứ ba, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động HNKTQT, đáp ứng yêu cầu và

lợi ích của đất nước trong quá trình phát triển, đồng thời phát huy vai trò của Việt Nam trong hợp tác với các nước.

Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh bằng đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, hành

chính, tăng cường áp dụng KHCN hiện đại, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế nhất là những ngành có vị thế của Việt Nam.

Thứ năm, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình

Một phần của tài liệu Bài giảng KTCT mác LÊNIN (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w