Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH chăn nuôi Thái Thụy, xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 26 - 30)

2.2.2.1. Bệnh lợn con phân trắng

Phân trắng là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có màu trắng, nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn.

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [8], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc bệnh phân trắng và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc bệnh giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày (30,97 và 4,93%) và giảm ở giai đoạn sau cai sữa.

Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [6] kết luận: Tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao (12,12%) tỷ lệ mắc bệnh cao (26,98 - 38,18%).

a. Nguyên nhân

- Do thời tiết khí hậu: Các yếu tố nóng, lạnh, mưa nắng, hanh, ẩm, thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [5].

- Lợn con bị nhiễm khuẩn: Bệnh phân trắng ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E.coli, loại vi khuẩn này thường xuyên có trong đường ruột của lợn con.

- Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt.

- Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung. - Lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần.

b. Triệu chứng

- Lợn kém bú, rồi bỏ ăn hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa da, khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân. Niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh, lợn rặn rất nhiều khi đi ỉa.

- Màu phân lúc đầu trắng sữa sau đó chuyển sang trắng đục, xám vàng sền sệt hoặc lỏng, đi nhiều lần trong ngày, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính nhiều vào đít, vào khoeo.

- Da nhăn nheo, lông dựng, mắt trũng bỏ bú, nằm run rẩy, chết sau 3 - 5 ngày.

c. Bệnh tích

- Dạ dày giãn rộng, đường cong lớn bị chảy máu (xuất huyết). - Dạ dày chứa đầy sữa đông vón không tiêu.

- Ruột non chứa đầy hơi, xuất huyết từng đoạn.

d. Phòng bệnh

- Với bệnh phân trắng lợn con thì yếu tố nhiệt độ là rất quan trọng. Ngay khi lợn mẹ đẻ ra cần cho lợn con bú sữa đầu, cho lợn vào ô úm ở nhiệt độ 32 - 34ºC, duy trì nhiệt độ như vậy trong 2 - 3 ngày, sau đó giảm nhiệt độ đến 25 - 28 ºC từ ngày thứ 8 đến khi cai sữa.

- Phòng bệnh bằng vệ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt. Cần chú ý khâu thức ăn cho mẹ phải tốt cả số lượng và chất lượng, không nên thay đổi thức ăn của lợn mẹ trong quá trình đang cho lợn con bú sữa. Thực hiện tốt 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm, chống bẩn, chuồng trại thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông…Tập cho lợn con sớm với thức ăn có chất lượng cao, tiêm sắt cho lợn con. Ngoài ra còn có thể bổ sung chế phẩm sinh học vào khẩu ăn cho lợn từ 18 ngày tuổi trở lên, cứ 2 ngày cho ăn một lần theo hướng dẫn của sảm phẩm ghi trên bao bì. Cho lợn ăn liên tục sẽ giúp lợn tăng cường khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng…

- Kháng sinh pha uống:

Octacin 1%: 1ml / 6 - 10 kg P, số ngày sử dụng 3 - 5 ngày.

Octamix AC, liều lượng: 1g / 10 kg P, số ngày sử dụng 3 - 5 ngày. - Phòng bằng vắc-xin cho cả mẹ và con: Tiêm cho mẹ 1 - 2 tuần trước khi đẻ.

đ. Điều trị

Cho lợn con uống octacin - en 1% dưới 5 kg liều 1 bơm/con/ngày, dùng liên tục trong 2 - 3 ngày hoặc tiêm octacin 5% liều lượng 1 ml/20 kg P/lần/ ngày kết hợp tiêm atropin 0,1% liều lượng 3 - 6 ml /100 kg P/lần/ngày. Điều trị liên tục trong 3 ngày.

2.2.2.2. Bệnh cầu trùng a. Nguyên nhân

Lợn ở các lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng. Lợn con từ 1- 4 tuần tuổi thường bị nhiễm cầu trùng và phát bệnh với tỷ lệ cao hơn lợn trưởng thành. Đặc biệt, lợn ở lứa tuổi 1 - 10 ngày tuổi bị bệnh cầu trùng có tỷ lệ chết cao từ 20 - 40% số lợn bệnh. Lợn nái và lợn trưởng thành tuy bị nhiễm cầu trùng nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng do đó là nguồn truyền bệnh trong tự nhiên.

Bệnh cầu trùng lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Lợn khỏe ăn thức ăn hoặc nước có noãn nang cảm nhiễm sẽ bị nhiễm cầu trùng. Các loài cầu trùng có động lực gây bệnh khác nhau. Lợn bị bệnh tùy thuộc vào động lực của loài cầu trùng mà chúng cảm nhiễm, sức đề kháng của lợn với mầm bệnh và sự chăm sóc, nuôi dưỡng.

b. Phòng bệnh

+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, diệt nha bào bằng cách đốt nến trong chuồng khi đưa đàn mới về hoặc phun sát trùng.

+ Đặc biệt nên phòng bằng thuốc cho lợn con bắt đầu từ 3 - 5 ngày tuổi để chống các vi khuẩn kế phát gây bệnh tiêu chảy làm giảm đầu con và trọng lượng con xuất chuồng. Sau đẻ 3 ngày nhỏ cầu trùng diaoxin 5% với 2ml/con/ lần nếu bị lại thì tiến hành nhỏ lại sau 5 - 7 ngày.

c. Điều trị

Theo nguyên tắc cầm máu, bổ sung nước và chất điện giải tăng cường sức đề kháng, bù đủ năng lượng, rồi mới diệt cầu trùng và các loại vi khuẩn đường ruột kế phát.

Phác đồ 1: Pha octamix AC 1 g/10 kg P liều lượng 3 - 5 ngày liên tục, bổ sung thêm đường glucose.

Phác đồ 2: Pha men tiêu hóa 1 g/10 kg P dùng liên tục 3 - 5 ngày kết hợp với điện giải liều lượng 1 g/4 lít nước pha máy pha thuốc, khôi phục hệ vi sinh đường ruột.

Phác đồ 3: Tiêm octacin 5% (enrofloxacin), kết hợp tắm bằng cồn iod nước ấm.

2.2.4.5. Bệnh viêm khớp a. Nguyên nhân

Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), Streptococcus suis gây viêm

khớp cấp và mạn tính ở lợn mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, rốn, vết thương trên da, đầu gối khi trà sát trên nền chuồng.

a. Triệu chứng:

Lợn đi khập khiễng, khớp chân xưng lên. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng sờ nắn vào có phản xạ đau.

b. Bệnh tích

Khi rạch ổ khớp thấy trong khớp có mủ đặc, có vết máu và những chất hoại tử màu trắng.

d. Phòng bệnh

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế sự lây lan mầm bệnh cho lợn con. - Cần lưu ý khi bấm răng nanh, cắt đuôi cho lợn cần sát trùng dụng cụ, tránh làm bị tổn thương vì các dạng vết thương có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

- Thường xuyên kiểm tra khớp gối, chân, đuôi xem lợn có bị tổn thương không.

e. Điều trị:

- Tiêm vetrimoxin LA 1 ml/10 kg P/lần/2 ngày kết hợp tiêm canxi-B12 1 ml/5 kg P/lần/ngày, điều trị liên tục 3 - 5 ngày.

- Ngoài ra hạn chế cho lợn di chuyển đi lại, những tấm đan bị hỏng, kém chất lượng cần phải thay thế, lọc những con khớp cho vào 1 ô để tiện chăm sóc, điều trị.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH chăn nuôi Thái Thụy, xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)