Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH chăn nuôi Thái Thụy, xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 44 - 46)

Để biết lợn nái hay mắc bệnh nào, từ đó có biện pháp chăm sóc, quản lý và sử dụng phác đồ điều trị hợp lý, em đã tiến hành theo dõi lợn nái đẻ trong vòng 6 tháng và kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái tại trại Tên bệnh Số lợn theo dõi

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Hiện tượng đẻ khó 343 5 1,46 Viêm tử cung 343 12 3,49 Viêm vú 343 5 1,46 Bệnh sót nhau 343 7 2,04 Tính chung 343 29 8,45

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy đàn lợn nái của trại hay mắc một số bệnh như: khó đẻ, viêm tử cung, viêm vú, sót nhau. Cụ thể trong tổng số 343 con theo dõi thì có 5 con mắc, chiếm 1,46%, tiếp đến là viêm tử cung có 12 con mắc, chiếm tỷ lệ 3,49%, còn tỷ lệ viêm vú có 5 con mắc, chiếm 1,46%, còn

bệnh sót nhau có 7 con mắc, chiếm tỷ lệ 2,04%. Tính chung lợn nái của trại mắc bệnh sinh sản là 8,45%.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [14], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Như vậy, so với kết quả này thì kết quả của em theo dõi có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung rất thấp. Có được kết quả này là do đàn lợn nái ở đây đã được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, đặc biệt là sau khi sinh thì lợn nái được tiêm kháng sinh phòng bệnh kịp thời.

Khi xem xét nguyên nhân gây bệnh sinh sản ở lợn nái, em nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở trại là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng chưa thích hợp với điều kiện tự nhiên nước ta. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, làm gây sây sát niêm mạc tử cung, cũng có phần nguyên nhân là do vệ sinh khi phối đảm bảo đúng kĩ thuật nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do can thiệp khi lợn đẻ khó và sử dụng dụng cụ khám thai chưa đảm bảo vệ sinh làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây viêm, nhiễm.

Để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Điều chỉnh tăng, giảm thức ăn hỗn hợp thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè và kín gió về mùa đông.

Qua đây em thấy rằng trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm bệnh thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH chăn nuôi Thái Thụy, xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)