Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Phòng Trị Bệnh Cho Lợn Nái Sinh Sản Và Lợn Con Theo Mẹ Tại Công Ty Tnhh Chăn Nuôi Thái Thụy, Xã Thụy Duyên, Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình (Trang 39)

- Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng công

thức tính toán thông thường.

Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn qua 2 năm (2020 đến 5/2021)

STT Loại lợn 2020 T5/2021 1 Lợn đực giống 21 31 2 Lợn nái sinh sản 800 2500 3 Lợn hậu bị 3000 2400 4 Lợn con 8500 14366 Tổng số 12321 19266

(Nguồn: nhập liệu của trại chăn nuôi Thái Thụy)

Kết qủa bảng 4.1 cho thấy: Số lợn đực giống từ 2020 - 2021 tăng 10 con vì tăng số lợn đực để đáp ứng nhu cầu phối cho lợn nái tăng từ 800 lên 2500 con. Lợn hậu bị giảm từ 3000 xuống 2400 con, lợn con dao động trong khoảng 8500 đến 14366 con. Trại lợn nuôi lợn con theo mẹ đến 23 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày tuổi, tiến hành cai sữa và chuyển sang chuồng cai sữa của trại.

Năm 2021, số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển. Số lượng các loại lợn rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn con là cao nhất sau đó là lợn nái sinh sản và tiếp là lợn nái hậu bị. Số lợn nái năm 2021 tăng lên nhiều hơn so với năm 2020. Đặc biệt là lợn hậu bị có lúc tăng lúc giảm để phù hợp với lợn nái sinh sản nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.

4.2. Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Bảng 4.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại

Tháng Số nái đẻ

(con)

Nái đẻ bình thường Nái đẻ khó phải can thiệp

Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 12 57 57 100 0 0,00 1 85 85 100 0 0,00 2 51 50 98,03 1 1,97 3 59 58 98,3 1 1,69 4 45 44 97,78 1 2,22 5 47 45 95,74 2 4,26 Tổng 343 338 98,54 5 1,45

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: theo dõi 343 có 338 nái nái đẻ bình thường, chiếm tỷ lệ 98,54%, có 5 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 1,45%.

Biểu hiện đẻ khó như sau: Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ, hoặc trường hợp khi đẻ được 1 đến 2 con sau 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn đẻ nữa nhưng lợn mẹ vẫn tiếp tục rặn liên tục thì nhanh chóng sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng hoặc giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong 6 tháng vừa qua là cho nái ăn đúng khẩu phần, biết được quy trình đỡ đẻ và can thiệp đúng lúc.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho đàn lợn tại trại

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại, con người,.. Trong thời gian thực tập chúng em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hằng ngày tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng và định kỳ tiến hành phun thuốc sat trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại mà em đã thực hiện được.

Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh vệ sinh, sát trùng tại trại

STT Công việc Số lượng (lần) Kết quả (lần) Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hằng ngày 175 164 93,71 2 Sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại 65 53 81,53 3 Phun thuốc sát trùng trong chuồng 175 153 87,43

4 Quét và rắc vôi đường đi 175 175 100

5 Tắm sát trùng 175 175 100

Kết quả bảng 4.3 cho thấy việc vệ sinh sát trùng luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày đảm bảo theo đúng quy đinh. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 164 lần trong 175 lần đạt tỷ lệ 93,71%, quét và rắc vôi bột đường đi 175 lần, đạt tỷ lệ 100%. Phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kì 3 lần/tuần, còn phun trong chuồng là ngày phun 1 lần. Nếu trại có tình hình nhiễm dịch bệnh thì sẽ được tăng cường phun sát trùng lên 2 lần/ngày. Từ đó em đã nắm

bắt và vận dụng được các công việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi tại trại chăn nuôi.

4.3.2. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh

Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi, mọi lúc và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể khi có điều kiện thích hợp. Do đó, bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh, thì phòng bệnh bằng vắc-xin luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đặc thù của trại luôn sản xuất lợn giống nên việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng chính xác là rất quan trọng.

Tiêm phòng bằng vắc-xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vắc-xin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc-xin cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Em đã tham gia tiêm phòng cho đàn lợn và kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Loại vắc-xin, thuốc Số lượng (con) Kết quả Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1. Lợn con Intrafer-20-B12 2215 2215 100 Cầu trùng 2215 2215 100 Viêm phổi, hội chứng còi cọc 2807 2807 100 2. Lợn mẹ Dịch tả 60 60 100 Lở mồm long móng 60 60 100 Viêm phổi 60 60 100 Khô thai 60 60 100 Tai xanh 60 60 100

Qua bảng 4.4 cho thấy tiêm phòng cho đàn lợn con em còn tham gia vào tiêm phòng cho đàn lợn nái tại trại. Do kinh nghiệm, kĩ thuật chưa có nhiều nên số lượng nái tiêm vắc-xin của em chưa cao, cụ thể số lượng nái được tiêm phòng vắc-xin dịch tả, lở mồm long móng, viêm phổi, khô thai, tai xanh là 60 con, kết quả an toàn là 100%.

Qua thực hành tiêm phòng vắc-xin cho lợn con và lợn nái, tôi đã thành thạo kỹ năng tiêm phòng, bao gồm xác định đúng loại lợn cần tiêm, ngày tiêm, loại vắc-xin tiêm, cách lấy vắc-xin vào xi lanh, thao tác tiêm. Đây là những kỹ năng hết sức quan trọng cho một kỹ thuật làm việc trong trang trai sau này.

4.4. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái và lợn con tại trại

4.4.1. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn nái

Để biết lợn nái hay mắc bệnh nào, từ đó có biện pháp chăm sóc, quản lý và sử dụng phác đồ điều trị hợp lý, em đã tiến hành theo dõi lợn nái đẻ trong vòng 6 tháng và kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái tại trại Tên bệnh Số lợn theo dõi

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Hiện tượng đẻ khó 343 5 1,46 Viêm tử cung 343 12 3,49 Viêm vú 343 5 1,46 Bệnh sót nhau 343 7 2,04 Tính chung 343 29 8,45

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy đàn lợn nái của trại hay mắc một số bệnh như: khó đẻ, viêm tử cung, viêm vú, sót nhau. Cụ thể trong tổng số 343 con theo dõi thì có 5 con mắc, chiếm 1,46%, tiếp đến là viêm tử cung có 12 con mắc, chiếm tỷ lệ 3,49%, còn tỷ lệ viêm vú có 5 con mắc, chiếm 1,46%, còn

bệnh sót nhau có 7 con mắc, chiếm tỷ lệ 2,04%. Tính chung lợn nái của trại mắc bệnh sinh sản là 8,45%.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [14], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Như vậy, so với kết quả này thì kết quả của em theo dõi có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung rất thấp. Có được kết quả này là do đàn lợn nái ở đây đã được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, đặc biệt là sau khi sinh thì lợn nái được tiêm kháng sinh phòng bệnh kịp thời.

Khi xem xét nguyên nhân gây bệnh sinh sản ở lợn nái, em nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở trại là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng chưa thích hợp với điều kiện tự nhiên nước ta. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, làm gây sây sát niêm mạc tử cung, cũng có phần nguyên nhân là do vệ sinh khi phối đảm bảo đúng kĩ thuật nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do can thiệp khi lợn đẻ khó và sử dụng dụng cụ khám thai chưa đảm bảo vệ sinh làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây viêm, nhiễm.

Để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Điều chỉnh tăng, giảm thức ăn hỗn hợp thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè và kín gió về mùa đông.

Qua đây em thấy rằng trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm bệnh thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con.

4.4.2. Tỷ lệ mắc một số bệnh ở lợn con theo mẹ

Trong 6 tháng thực tập em tiến hành theo dõi để xác định được các bệnh hay xảy ra ở lợn con. Kết quả trình bày được thu ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc các bệnh ở lợn con tại trại Chỉ tiêu Tên bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lợn con phân trắng 4050 630 15,50 Cầu trùng 590 14,56 Viêm khớp 63 1,56 Tính chung 4050 1283 31,67

Kết quả bảng 4.6 cho thấy; tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại vẫn còn xảy ra khá cao. Trong đó bệnh lợn con phân trắng lả cao nhất, cụ thể với số lượng lợn con theo dõi như nhau (4050 con) thì có 630 con mắc bệnh lợn con phân trắng, chiếm 15,5%, cao hơn 0,94% so với bệnh cầu trùng (14,56%). Bệnh viêm khớp có tỷ lệ thấp nhất 1,56%. Kết quả này phù hợp với kết quả của Trịnh Văn Thịnh (1985) [20], bệnh phân trắng lợn con là bệnh rất phổ biến, trong cơ sở chăn nuôi tỷ lệ lợn mắc bệnh từ 20 - 80%.

Nguyên nhân do thời tiết thay đổi, mưa gió thất thường, nếu không điều chỉnh kịp thời thì lợn con dễ bị cảm lạnh dẫn đến bệnh phân trắng, còn nguyên nhân gây bệnh viêm khớp là do vi khuẩn xâm nhập hoặc do bị va đập. Vì vậy cần cho lợn con uống sữa mẹ đầy đủ, đặc biệt là sữa đầu để lợn con có sức đề kháng tốt. Đồng thời làm tốt công tác vệ sinh trong chuồng trại và tránh va đập làm lợn con bị tổn thương.

4.5. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại trại

4.5.1.Kết quả điều trị bệnh sinh sản ở lợn nái

Chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời bằng những phác đồ điều trị tốt nhất sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao như thời gian điều trị ngắn, lợn nhanh

khỏi và phục hồi nhanh, ảnh hưởng ít đến khả năng sinh sản của lợn nái là mục tiêu của tất cả các trang trại đề ra. Khi phát hiện lợn nái mắc bệnh thì nhanh chóng chẩn đoán được bệnh và đúng phác đồ điều trị tốt nhất để điều trị ngay. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh sinh sản của lợn nái tại trại Chỉ tiêu Tên bệnh Thuốc điều trị Liệu trình (ngày) Kết quả Số nái điều trị (con) Số nái khỏi (con) Tỷ lệ (%) Hiện tượng đẻ khó + oxytocin: 1 ml/con + canxi - B12: 1 ml/20 kg P + vetrimoxin: 1 ml/10 kg P 3 - 5 5 5 100 Viêm tử cung + pentrep 400: 1 ml/10 kg P + ketovet: 1 ml/33 kg P 3 - 5 12 12 100 Viêm vú + pentrep 400: 1ml/10 kg P + ketovet: 1 ml/33 kg P 3 - 5 5 4 80 Bệnh sót nhau + vetrimoxin: 1 ml/10 kg P + ketovet: 1 ml/33 kg P 3- 5 7 6 80 Tính chung 29 27 93,1

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: một số bệnh trên đàn lợn nái nuôi con tại trại có tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, sau khi điều trị các bệnh: khó đẻ, viêm tử cung, viêm vú, sót nhau, bệnh viêm tử cung, đẻ khó tỷ lệ khỏi đạt 100%, tiếp đến là viêm vú, bệnh sót nhau tỷ lệ khỏi là 80%. Có được tỷ lệ này là do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng của cán bộ kĩ thuật cũng như công nhân trong trại đã phát hiện kịp thời những con mắc bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nên số lợn nái mắc bệnh được điều trị khỏi cao. Thấp nhất là kết quả điều trị bênh sót nhau và viêm vú. Nguyên nhân chăm sóc nuôi dưỡng kế phát từ

bệnh khác và do lợn con không biết bú nên ta không phát hiện bệnh kịp thời để lợn viêm vú nặng rất khó điều trị.

4.5.2. Kết quả điều trị các bệnh ở lợn con theo mẹ

Lợn con sau khi sinh do thay đổi điều kiện sống kết hợp với cơ quan điều tiết thân nhiệt, hệ thống miễn dịch và bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị mắc bệnh. Một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay ở lợn con là bệnh lợn con phân trắng, bệnh khớp ở lợn cũng xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là các trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi đã chẩn đoán lợn con mắc các bệnh trên. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị các bệnh ở lợn con tại trại Chỉ tiêu

Tên bệnh

Thuốc, liều lượng

Liệu trình (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Bệnh lợn con phân trắng + octacin 5%: 1 ml/20 kg P

+ Truyền đường xoang bụng 3 630 618 98,1

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Phòng Trị Bệnh Cho Lợn Nái Sinh Sản Và Lợn Con Theo Mẹ Tại Công Ty Tnhh Chăn Nuôi Thái Thụy, Xã Thụy Duyên, Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình (Trang 39)