CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
NCS sử dụng phương pháp này để tổng hợp các nghiên cứu về KTQT nói chung, các chỉ số đánh giá, KTQT với việc đánh giá HQHĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT nói chung, đến việc sử dụng hệ thống các chỉ số đánh giá HQHĐ nói riêng, KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN nhằm hệ thống hóa và làm rõ lý luận về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN và xác định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
Quá trình sử dụng phương pháp này được sử dụng theo 04 bước:
Bước 1: Tìm kiếm các nguồn dữ liệu có liên quan: NCS tìm kiếm tài liệu liên quan từ việc tra cứu các từ khóa chính trên google scholar, các bài báo thuộc danh mục Scopus và web of science, các luận án tiến sĩ từ website của Thư viện quốc gia, các kỷ yếu hội hảo khoa học quốc gia, quốc tế, ...
Bước 2: Trích xuất dữ liệu: Trong kết quả các công trình nghiên cứu có được từ việc tra cứu dữ liệu, NCS chỉ lọc những bài có chất lượng (thể hiện ở số lượt trích dẫn nhiều, ưu tiên các bài nằm trong danh mục Scopus), những e-book, sách, giáo trình trong nước, luận án tiến sĩ có liên quan mật thiết đến nội dung nghiên cứu (các tài liệu tham khảo được trích dẫn cụ thể trong Danh mục tài liệu tham khảo).
Bước 3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đó, phân tích tài liệu, đánh giá và kế thừa các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Bước 4: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị với việc đánh giá HQHĐ trong các DN và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
NCS sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin từ nhà quản lý DN về mục tiêu hoạt động và nhu cầu thông tin về HQHĐ của DN; thu thập các thông tin từ Kế toán trưởng, nhân viên kế toán trực tiếp thực hiện công việc đánh giá HQHĐ của DN để nắm được quy trình các công việc mà kế toán thực hiện để đánh giá HQHĐ của DN; phỏng vấn chuyên gia để xin ý kiến về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.
Phương pháp phỏng vấn sâu bao gồm phỏng vấn sâu có cấu trúc, phỏng vấn sâu bán cấu trúc và phỏng vấn sâu không cấu trúc. Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án, NCS áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc. Theo đó, một bảng câu
hỏi đã được chuẩn bị trước để tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia trong hai nhóm DN lữ hành có quy mô khác nhau (DN quy mô lớn và DNNVV) một cách lặp đi lặp lại. Bảng câu hỏi gồm các câu hỏi linh hoạt, có thể trả lời dưới dạng đáp án có sẵn hoặc tùy thuộc vào tình hình thực tế - NCS có thể đặt thêm các câu hỏi phụ để nhận được đáp án mới do người trả lời đưa ra nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề mà người được phỏng vấn đã trả lời câu trước đó (Phụ lục số 01a, 01b). Trong đó, Phụ lục 01a dành cho các nhà quản lý với 8 câu hỏi cứng, nhằm thu thập các thông tin về mục tiêu hoạt động và nhu cầu thông tin về HQHĐ của DN và xin ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng, thang đo cho từng yếu tố. Phụ lục 01b dành cho các Kế toán trưởng và Kế toán quản trị viên với 11 câu hỏi/nhóm câu hỏi, để có được thông tin về quy trình các công việc mà kế toán thực hiện để đánh giá HQHĐ của DN và xin ý kiến về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.
Xác định đối tượng phỏng vấn: Để thu được những thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu của luận án, NCS đã xác định các đối tượng phỏng vấn sâu là các nhà quản lý các cấp trong DN và các Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, Kế toán quản trị viên của DN lữ hành đã thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN; Vì
(1) Chỉ có các nhà quản lý mới biết mình cần thông tin gì về HQHĐ, thời điểm cần KTQT cung cấp thông tin là khi nào, và họ cũng là những người có cái nhìn tổng quan về HQHĐ của DN sau mỗi thời kỳ nhất định; (2) Chỉ Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, hoặc Kế toán quản trị viên được giao nhiệm vụ thực hiện đánh giá HQHĐ mới là những người trực tiếp hoặc kết hợp với một số trưởng bộ phận/phòng ban chức năng của DN tổ chức đánh giá HQHĐ của DN nên họ sẽ nắm rõ quy trình và cách thức thực hiện công việc này. Những đối tượng được lựa chọn phỏng vấn có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm làm việc, am hiểu các vấn đề về quản lý và kế toán quản trị nên các ý kiến trả lời đảm bảo tính tin cậy. Danh sách những người tham gia phỏng vấn được thể hiện trong Phụ lục 02 – Tuy nhiên, để bảo mật thông tin cho những chuyên gia tham gia phỏng vấn, NCS đã mã hóa tên chuyên gia bằng cách viết tắt theo các chữ cái đầu tiên của mỗi từ.
Hình thức phỏng vấn: NCS tiến hành kết hợp nhiều hình thức phỏng vấn sâu với các chuyên gia khác nhau (gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại) nhằm tạo sự thoải mái nhất cho người được hỏi. Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn thường kéo dài từ 30 đến 40 phút. Số lượng các cuộc phỏng vấn được tiến hành với tiêu chí: Thực hiện cho đến khi tìm được điểm bão hòa (tức không phát hiện yếu tố mới) thì mới dừng phỏng vấn (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong nghiên cứu này, NCS thực hiện đến cuộc phỏng vấn thứ chín thì không tìm thấy điểm mới so với các cuộc phỏng vấn trước. Tuy
nhiên, để đảm bảo tính chắc chắn, NCS đã tiến hành thêm một cuộc phỏng vấn thứ mười, nhưng cũng không phát hiện ra điểm mới, do đó, NCS đã dừng phỏng vấn sau cuộc phỏng vấn này. Kết quả của các cuộc phỏng vấn được bút ký lại và ghi âm (chỉ một số người tham gia phỏng vấn đồng ý ghi âm) để phục vụ cho việc tổng hợp dữ liệu, bảng tổng hợp dữ liệu được thể hiện trong Phụ lục số 03(a), 03(b).
2.2.3. Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu đã xác định được 10 yếu tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT nói chung và đến việc sử dụng hệ thống các chỉ số đánh giá HQHĐ nói riêng, ở các DN thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam, do đó chắc chắn sẽ có những yếu tố không phù hợp. Vì vậy, để xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu, NCS dựa trên một số tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Ưu tiên những yếu tố được chứng minh là có ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong DN (trong đó biến phụ thuộc “Áp dụng KTQT trong DN” đã bao gồm cả kỹ thuật KTQT phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ); Đặc biệt là các nghiên cứu có đối tượng khảo sát là các DN ở Việt nam.
Tiêu chí 2: Ưu tiên các biến đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có ảnh hưởng đến áp dụng KTQT nói chung hay đến sử dụng hệ thống chỉ số đánh giá nói riêng.
Các yếu tố sau (Nguồn lực khách hàng, các kỹ thuật sản xuất tiên tiến - ATM, kỹ thuật sản xuất toàn diện – TQM, kỹ thuật quản trị JIT, Sự bắt chước, phân cấp quản lý) không được đưa vào mô hình nghiên cứu do các tài liệu trước đây có bằng chứng hạn chế về mối quan hệ tích cực giữa các biến này với việc áp dụng KTQT và đánh giá HQHĐ, cụ thể:
+ Yếu tố “Nguồn lực khách hàng” bị loại bỏ, không đưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của các yếu tố đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam. Vì, theo hiểu biết của NCS, biến này chỉ được chứng minh là có ảnh hưởng đến mức độ tinh vi của KTQT trong DN do Abdel và Luther (2008) thực hiện khi xem xét “Nguồn lực khách hàng” là một trong những yếu tố đặc biệt của ngành, gắn với bối cảnh cụ thể là các DN kinh doanh thực phẩm và đồ uống (khách hàng của DN được khảo sát là các công ty với chuỗi siêu thị nhỏ, mỗi DN chỉ có khoảng 5-8 khách hàng lớn, xác định được rõ yêu cầu của khách hàng, do đó các DN này cần phải sử dụng những kỹ thuật KTQT tinh vi hơn nhằm cải thiện
quá trình ra quyết định của DN, giúp DN làm hài lòng khách hàng). Trong khi, các DN lữ hành có đối tượng khách hàng đa dạng, phong phú, số lượng khách hàng lớn, nên rất khó để xác định/đo lường được các tiêu chí về mức độ mạnh, yếu của “nguồn lực khách hàng” một cách rõ ràng. Do đó, việc xem xét ảnh hưởng của yếu tố này đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam là không khả thi, nên NCS loại yếu tố này ra khỏi mô hình thực nghiệm.
+ Yếu tố “Các kỹ thuật sản xuất tiên tiến – ATM, kỹ thuật sản xuất toàn diện – TQM, kỹ thuật quản trị JIT” cũng bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Vì: Các yếu tố này được chứng minh là những yếu tố ngẫu nhiên, có ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DN sản xuất có sử dụng công nghệ cao như DN thuộc ngành dược, hóa chất, … (Abdel và Luther, 2008), không phù hợp với các DN lữ hành thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ.
Dựa trên tổng quan nghiên cứu, các lý thuyết nền tảng, một số tiêu chí lựa chọn biến và kết quả phỏng vấn sâu, NCS xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành tại Việt nam như sau:
Thứ nhất: Yếu tố “Quy mô của DN”
Quy mô DN là một yếu tố quan trọng được cho là có sự tác động đến cả cấu trúc lẫn các sự sắp xếp về mặt kiểm soát trong DN. Thật vậy, Ahmada và cộng sự (2016) đã khẳng định lại kết quả nghiên cứu của Blau (1970) lập luận rằng quy mô mở rộng của các DN dẫn đến việc phân chia trách nhiệm ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, mở rộng phạm vi kiểm soát của nhà quản trị cấp cao, đồng thời, tạo ra sự khác biệt về cấu trúc và các vấn đề phối hợp đòi hỏi sự chú ý của giám sát. Một DN lớn hơn thì có hệ thống phức tạp hơn cũng như phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn hơn, do đó DN lớn cần vận dụng KTQT một cách tổng thể và phức tạp hơn (Abdel và Luther, 2008; Ahmad, 2012). Trong đó, xét về khía cạnh cụ thể áp dụng KTQT để đánh giá HQHĐ, Merchant (1984) cũng cho rằng DN càng lớn thì khả năng ban lãnh đạo sẽ muốn các hệ thống thông tin chính thức hơn là không chính thức; Các công ty lớn có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp kiểm soát hành chính chính thức và áp dụng hệ thống đánh giá HQHĐ đương đại thường xuyên hơn các DN nhỏ. Và các nghiên cứu của Hoque và James (2000), Chenhall (2003) cũng đã chứng minh một cách nhất quán rằng quy mô của một DN có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng hệ thống đánh giá HQHĐ trong DN của họ. Quy mô DN thường được đo lường thông qua số lượng nhân viên, doanh thu hàng năm, tổng
nguồn vốn hay số lượng sản phẩm/dịch vụ (Abdel và Luther, 2008; Ahmad, 2012; Trần Ngọc Hùng, 2016; Lê Thị Tú Oanh và cộng sự, 2019). Theo đó khi quy mô DN tăng lên thì DN có xu hướng gia tăng, mở rộng việc áp dụng các công cụ kỹ thuật KTQT. Điều này được lý giải là một DN có quy mô lớn thì thông thường có nguồn lực tài chính tốt hơn để trang trải chi phí cho việc áp dụng KTQT trong DN, và cũng để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý DN, giúp DN ứng phó tốt với những khó khăn mà môi trường kinh doanh đặt ra. Do đó, giả thuyết H1 được đặt ra là:
H1: Quy mô DN có ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN.
Yếu tố này được đo lường bởi: Số lao động của DN; Doanh thu hàng năm; Số lượng sản phẩm/dịch vụ (Abdel và Luther, 2008; Ahmad, 2012; Trần Ngọc Hùng, 2016; Lê Thị Tú Oanh và cộng sự, 2019).
Thứ hai: Yếu tố “Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành”
Wiersman (2009) đã nhận ra một vài yếu tố có thể thúc đẩy nhà quản trị áp dụng các kỹ thuật KTQT hiện đại. Những yếu tố đó là khả năng tiếp thu của nhà quản lý về một hình thức cung cấp thông tin mới, những công cụ quản lý mới và phong cách đánh giá của các nhà quản lý. Khi nhà quản lý DN nhận thức đầy đủ các lợi ích của KTQT, trong đó có nhận thức rằng KTQT có thể thực hiện đánh giá HQHĐ của DN thông qua việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, để cung cấp thông tin cho nhà quản lý DN về HQHĐ tài chính và phi tài chính, họ sẽ yêu cầu nhân viên kế toán thực hiện đánh giá HQHĐ của DN một cách toàn diện. Yếu tố này cũng đã được chứng minh là có tác động mạnh mẽ đến việc áp dụng KTQT trong các DNNVV ở Việt nam thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia và nghiên cứu định lượng do Trần Ngọc Hùng (2016) thực hiện. Trước hết, các chuyên gia đề xuất đưa yếu tố này để xem xét mức độ tác động của nó đến việc áp dụng KTQT trong các DNNVV ở Việt nam vì họ lập luận rằng “do bối cảnh kinh tế của Việt nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường thời gian sau này, nên hầu hết các DNNVV chưa làm quen với KTQT mà chỉ tập trung vào KTTC theo các yêu cầu, mệnh lệnh của cơ quan quản lý hơn là nhu cầu quản trị thực tế của DN” (Trần Ngọc Hùng, 2016). Do đó việc áp dụng KTQT khó thành công hoặc thậm chí không thể thực hiện nếu nhà quản lý DN không nhận thức được lợi ích của các kỹ thuật KTQT. Ngược lại, nếu nhà quản lý DN nhận thức được tính hữu ích của việc áp dụng KTQT, họ sẽ phát sinh nhu cầu áp dụng các kỹ thuật KTQT nói chung, kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ
nói riêng vào DN mình, mà không ngần ngại trong việc bỏ chi phí đầu tư vào việc vận dụng KTQT. Do đó, giả thuyết H2 được đặt ra là:
H2: Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ có ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành.
Yếu tố này được đo lường bởi: Nhà quản lý cấp cao có hiểu biết về các các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN; Nhà quản lý cấp cao đánh giá cao về tính hữu ích của các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN; Nhà quản lý cấp cao có nhu cầu cao về việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN; Nhà quản lý cấp cao chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư chi phí để thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN (Trần Ngọc Hùng, 2016; Vu Manh Chien, Nguyen Thi Thuy, 2016).
Thứ ba: Yếu tố “Cam kết của nhà quản lý cấp cao”
Yếu tố thứ ba được xem là có ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN là “Cam kết của nhà quản lý cấp cao”: Vì các nhà quản lý cấp cao có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, điều hành DN nên sự tham gia của họ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá, làm cơ sở cho