Chế độ tiền lương của nhân lực y tế khu vực công thành phố Đà Nẵng được các quy định hiện hành của nhà nước và được thống nhất chung về cách xếp lương và thang bảng lương của cả hệ thống chính trị Việt Nam, cụ thể:
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/07/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Thông tư số 03/2021/TT-BNV của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ, ban hành ngày 29/6/2021 về việc sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Có thể tóm tắt việc thực hiện chế độ tiền lương đối với viên chức nói chung và nhân lực y tế khu vực công nói riêng theo bảng sau :
Bảng 2.2. Bảng hệ số lương đối với nhân lực y tế áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ
Viên chức A1 (áp dụng với trình độ tuyển dụng đại học trở lên)
Bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hệ số
lương 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Viên chức loại B ((áp dụng với trình độ tuyển dụng trung cấp- cao đẳng)
Hệ số
lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06
Viên chức loại C (áp dụng với trình độ tuyển dụng trung cấp trở xuống)
Hệ số
lương 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63
Mức lương cơ sở hiện hưởng đến 2021 : 1.490.000 đồng Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong
Bảng 2.3. Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng Mức lương Vùng I = 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 đồng/tháng Vùng II = 3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400 đồng/tháng Vùng III = 3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100 đồng/tháng Vùng IV = 3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900 đồng/tháng (*) Thành phố Đà Nẵng thuộc vùng II Nguồn: https://thuvienphapluat.vn
Từ bảng trên, có thể nhận thấy thang bảng lương này đã áp dụng thực hiện từ năm 2004, đến nay đã 17 năm nhưng vẫn còn đang được áp dụng thực hiện. Đồng thời so sánh tương quan cơ học giữa hai bảng trên, dễ dàng nhận thấy ở cùng một trình độ đào tạo và vị trí việc làm nhưng mức đãi ngộ dành cho nhân lực y tế khu vực công và khu vực tư hoàn toàn khác nhau. Đối với nhân lực khu vực công, ít nhất 10 năm công tác thì thu nhập mới ngang bằng thu nhập khởi điểm của nhân lực ở khu vực tư. Điều này tạo nên không ít những bất cập trong việc duy trì phát triển nhân lực y tế tại khu vực công.
Với mức lương cơ bản rất thấp như vậy, nhân lực y tế không đủ đáp ứng nhu cầu sống cơ bản. Vì vậy, dẫn đến trường hợp nhân lực y tế phải sống dựa vào nhiều nguồn thu nhập không chính thức. Thu nhập này có thể không bất hợp pháp, song lại làm phân tán công việc và nghĩa vụ chính, giảm hiệu quả công tác của nhân lực ngành y tế.
Mặt khác, thang lương, bảng lương ở Việt Nam hiện nay mang tính cào bằng, bình quân. Lao động có trình độ đào tạo bậc cao hay thấp đều được quy về thực hiện chế độ lương ở các mức đại học và cao đẳng-trung cấp, tức là lương bảng A hoặc lương bảng B theo thang bảng lương của Nghị định 204/2004/NĐ-
CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Vì vậy không khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ. Có thể nói rằng chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay chưa góp phần và chưa hướng tới mục tiêu ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.