1999 2000 1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 170 230

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH" ppsx (Trang 27 - 30)

II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY TRONG 3 NĂM QUA 1 Tình hình kinh doanh.

1998 1999 2000 1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 170 230

1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 170 230 231 2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 25,3 50,1 33,7 3. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 51 75 104 4. Tổng lợi nhuận trước thuế 246,3 355,1 368,7 Nhìn vào bảng lợi nhuận của Công ty ta thấy rằng Công ty luôn làm ăn có lợi nhuận, năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhưng với số lợi nhuận của Công ty có được không thể mở rộng kinh doanh với quy mô lớn được. Vì hoạt động xuất nhập khẩu thông thường là phải nhiều vốn. Mấy trăm triệu hàng năm Công ty đã có được thành quả và nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên Công ty và có thể khẳng định rằng Công ty làm ăn có hiệu quả và đang trên con đường tiến đến thành công.

1.3. Tình hình tài chính và nguồn vốn của Công ty.

Bảng 5: Nguồn vốn Công ty.

Đơn vị : Triệu đồng. Năm

Chỉ tiêu

1998 1999 2000

1. Nguồn vốn kinh doanh 3.141 3.177 3.256

- Vốn ngân sách cấp cố định 1.750 1.750 1.750 - Vốn ngân sách cấp bổ sung 1.250 1.250 1.250 - Tự bổ sung 141 177 256 2. Nguồn vốn tín dụng 28.375 27.742 27.331 - Vay ngắn hạn 17.735 18.723 19.320 - Vay dài hạn 10.640 9.019 8.011 3. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.750 2.927 3.183

Là Công ty kinh doanh vật tư thiết bị du lịch và các mặt hàng khác nên Công ty có mối quan hệ giao dịch với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước. Chính môi trường kinh doanh phức tạp và độ rủi ro lớn nên phải có kế hoạch tài chính dài hạn, KHTC phù hợp giúp Công ty tăng lợi nhuận.

Căn cứ vào số liệu bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu liên tục tăng lên điều này là do Công ty có lợi nhuận bổ sung qua các năm. Mặt khác các khoản vay dài hạn của Công ty cũng liên tục giảm điều này phản ánh doanh nghiệp đã thanh toán nợ dài hạn của mình một phần. Các khoản vay ngắn hạn tăng lên là do hoạt động kinh doanh phải mở rộng còn thêm vốn. So sánh giữa nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn vay luôn giảm, vốn chủ sở hữu luôn tăng ta thấy khả năng tài chính năm sau luôn cao hơn các năm trước. Nhưng ta có thể thấy rằng nguồn vốn vay Công ty quá cao, do đó Công ty phải trả lãi nhiều. Điều này ánh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả của Công ty.

Bảng 6: Bảng cơ cấu tài sản của Công ty.

Đơn vị: Triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 TSCĐ 2.050 2.750 2.810 TSLĐ 5.750 5.900 7.320

Vì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần nên TSCĐ Công ty rất ít chủ yếu là thiết bị văn phòng và nhà cửa kho tàng, cửa hàng. Trong hoạt động kinh doanh Công ty đòi hỏi rất nhiều vốn kinh doanh cho

nên Công ty luôn phải vay ngân hàng, TSLĐ của Công ty được biểu hiện chủ yếu bằng tiền được gửi tại các ngân hàng.

1.4 Tình hình chi phí của Công ty.

Nói đến hiệu quả kinh doanh thì nó gắn liền với lợi nhuận của Công ty về mặt hiệu quả kinh tế. Lợi nhuận gắn liền với doanh thu và chi phí, giảm chi phí là mục tiêu của doanh nghiệp, giảm chi phí nó đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Giảm chi phí ở đây là giảm các khoản chi phí không hiệu quả, các khoản chi phí lãng phí không cần thiết... chứ không phải là giảm bằng mọi cách, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty. Dưới đây là bảng cơ cấu chi phí của Công ty phản ánh tình hình chi phí của Công ty qua ba năm qua của Công ty thông qua các khoản chi chính.

Bảng 7: Bảng cơ cấu chi phí của Công ty.

Đơn vị : Triệu đồng .

Năm 1988 1999 2000

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Chi phí mua hàng hoá 40.000 82,92 43.000 80,03 51.500 76,51 2. Chi phí bán hàng 2.281 4,61 2.300 4,28 2.500 3,71 3. Chi phí QLDN 3.500 7,08 3.982 7.41 4.200 6,24 4. Chi phí hoạt động tài chính. 475,7 0,96 399,9 0,74 716,3 1,06 5. Chi phí bất thường 3.174 6,63 4.050 7,54 8.396 12,48 6. Tổng chi phí 49.430,7 100 53.713,9 100 67.312,3 100

Trong ba năm qua cơ cấu chi phí của Công ty luôn thay đổi, điều này là cơ cấu mặt hàng thay đổi. Các khoản chi khác của Công ty tăng lên khá nhanh điều này Công ty nên có biện pháp điều chỉnh lại. Các khoản nộp của công ty là thuế VAT và nộp ngân sách nhà nước. Năm 1998 Công ty nộp 3,51 tỷ đồng. năm 1999 nộp 4,1 tỷ đồng và năm 2000 nộp 5,52 tỷ đồng.

Qua phân tích các bảng có thể rút ra một bảng tổng hợp sau:

Bảng 8: Bảng tổng hợp tình hình thực tế kết quả kinh doanh 3 năm qua.

- Tổng doanh thu Triệu đồng 49.677 54.087 67.681 - Tổng chi phí Triệu đồng 49.482,7 53.731,9 67.312,7 - Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 246,3 355,1 368,7 - Tổng KN xuất nhập khẩu Triệu USD 7,656 8,413 9,15 - Vốn kinh doanh Triệu đồng 3.141 3.177 3.256 - Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 2.750 2.927 3.183

- TSCĐ Triệu đồng 2.050 2.750 2.810

- TSLĐ Triệu đồng 5.750 5.900 7.320

Qua bảng tổng kết trên ta có thể thấy rằng: Kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn tổng doanh thu chứng tỏ hoạt động uỷ thác chiếm phần khá lớn. Công ty đang làm ăn có lãi dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận, Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do được bổ sung từ lợi nhuận. Tình trạng kinh doanh của Công ty hiện trạng là khá tốt.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH" ppsx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w