Hình 3. 50 Sơ đồ đơn tuyến lưới điện 110kV của Thành phố Cà Mau
Từ mô hình thực tế ta mô hình hóa các phần tử trên hệ thống thành một mạch điện cơ bản gồm những phần tử như: nguồn, thanh cái, dây dẫn, phụ tải và thiết bị bảo vệ.
Để chọn Bus ta vào View → AC Mode Toolbar, sau đó ta nhấp vào biểu tượng và ta nhập tên của Bus, giá trị điện áp tại thanh cái và loại kết nối như:
Bus: Cà Mau 2
Điện áp tại Bus 1: 110 kV
Loại kết nối: 3 pha
Hình 3. 51 Thông số Bus Cà Mau 2
Chọn nguồn ta nhấp vào biểu tượng trên thanh Mode Toolbar, ta nhập các thông số cho nguồn cung cấp như: điện áp, %V (phần trăm hoạt động của điện áp), góc lệch pha, công suất ngắn mạch và tỷ số ngắn mạch.
Điện áp: 110 kV %V: 100%
Góc lệch pha: 00
Công suất ngắn mạch: 2500 MVA Tỷ số ngắn mạch: 10000
Hình 3. 52 Thông số nguồn cung cấp
Chọn dây dẫn truyền tải cho hệ thống ta nhấp vào biểu tượng , sau đó ta nhập các thông số cho đường dây như: chiều dài, loại kết nối, điện trở dây, điện kháng dây, chọn loại dây dẫn, đường kính dây.
Chiều dài của từng tuyến đơn vị km Loại kết nối: 3 pha
Điện trở đường dây: R-T1 (25oC) = 0.0895 /km, R-T2 (75oC) = 0.1056 /km Điện kháng đường dây: 0.4571 /km
Loại dây dẫn: nhôm Đường kính dây: 21.6 mm
Hình 3. 53 Thông số đường dây truyển tải
Tiếp tục để cài thông số cho tải ta nhấp vào biểu tượng . Sau đó ta nhập các thông số: Status, loại kết nối, điện áp, công suất, hiệu suất của tải và cách đấu dây của tải.
Status: chọn continuous Loại kết nối 3 pha Điện áp: 110 kV
Công suất phụ thuộc vào từng phụ tải Hiệu suất: 100%
Cách đấu của tải: dạng sao Số lượng: 1
Hình 3. 54 Thông số tải
Sau đó ta tiếp tục chọn thiết bị bảo vệ cho tải bằng cách nhấp vào biểu tượng , tiếp tục ta nhập thông số cho thiết bị bảo vệ như: điện áp, dòng điện định mức, dòng cắt định mức. Các số liệu của thiết bị bảo vệ đều nằm trong thư viện etap.lib và ta chọn dòng điện tương ứng với phụ tải.