Dao cách ly (DS)

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH và lựa CHỌN THIẾT bị bảo vệ lưới điện 110kv TỈNH cà MAU (Trang 124 - 128)

Hình 4. 2 Dao Cách Ly ALSTOM

Là thiết bị có chức năng tạo khoảng hở nhìn thấy được nhằm tăng cường ổn định về tâm lý cho công nhân sửa chữa đường dây và thiết bị. Dao cách ly chỉ có thể đóng cắt dòng không tải. Dao cách ly thường được bố trí trên cột. Trong lưới điện cao áp, dao cách ly ít khi đặt riêng rẽ, mà thường được kết hợp với cầu chì và máy cắt điện.

Dao cách ly được chế tạo nhiều chủng loại, kiểu cách khác nhau, có dao cách ly ngoài trời, trong nhà; dao cách ly một, hai, ba trụ sứ; dao cách ly lưới chém thẳng, quay ngang; dao cách ly một cực (cầu dao một lửa), ba cực (cầu dao liên động). Dao cách ly thường được đóng mở bằng tay thông qua cơ cấu chuyển động đặt trên cột.

- Dao cách ly được chế tạo với nhiều cấp điện áp khác nhau, 1 pha hay 3 pha, lắp đặt trong nhà và ngoài trời.

- Dao cách ly được chọn các điều kiện định mức: dòng và áp cùng điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt.

Điều kiện chọn dao cách ly: UdmDCL Udmmạng

IdmDCL Icb Iđ.dm > Ixk

Theo bảng 4.1 ta chọn thông số dao cách ly như sau

- Trong tất cả các phụ tải ta thấy phụ tải lớn nhất là phụ tải của T.110kV CÀ MAU:

Công suất S = 43 MVA Điện áp UHT = 110kV Dòng cưỡng bức 𝐼𝑐𝑏 = 𝑆

√3 ×𝑈𝑑𝑚 = 43

√3 ×110= 0,226 (𝑘𝐴) = 226 (𝐴)

Từ tính toán ngắn mạch có INmax = 27,010 (kA)

Ta chọn DCL của hãng ALSTOM do Ý sản xuất có các thông số kỹ thuật sau:

Kiểu: S2DAT

Serial No:

Hãng sản xuất: ALSTOM

Nước sản xuất: ITALY

Điện áp định mức: 123kV

Dòng điện định mức: 1250A

Tần số định mức: 50Hz

Dòng điện ngắn mạch: 25kA/3s Điện áp chịu đựng ở tần số công nghiệp: 230kV Chịu đựng điện áp xung: 550kV Chịu đựng dòng điện xung: 63kA

Bộ truyền động kiểu: DS-CMM, ES-CML

Điện áp điều khiển: 110V DC

Điện áp cung cấp cho motor: 110V DC Bộ sấy tủ truyền động: 220V AC

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hiện đề tài về phần mềm mô phỏng hệ thống Etap, bằng sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Anh Nguyện đến nay đề tài đã cơ bản hoàn thành, đã tìm hiểu được một số kiến thức cơ bản như:

 Tìm hiểu được phần mềm Etap.

 Sử dụng phần mềm Etap để tính được các dạng ngắn mạch của đường dây.

 Biết được những thông số cơ bản của các thành phần trong lưới điện.

 Biết được dạng sóng và thông số khi ngắn mạch nhờ phần mềm Etap.

 Chọn những phương thức bảo vệ cho đường dây khi xảy ra ngắn mạch. Ta thấy rằng khi có hiểu biết về các phương pháp mô hình hóa được trang bị một công cụ mô phỏng mạnh ta có thể rút ngắn thời gian nghiên cứu và giảm chi phí một cách đáng kể.

Vì thời gian thực hiện đồ án có hạn nên việc thực điện sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, hơn nữa đây là đồ án khá mới mẽ do đó cần có thời gian dài để tiếp tục phát triển và khai thác hết những ứng dụng của phần mềm.

Bên cạnh những kết quả đạt được là những hạn chế:

 Những thông số của các thành phần trong lưới điện còn hạn chế do đó có thể dẫn đến sai số trong quá trình tính toán.

 Về mặt bản quyền bị hạn chế nên không thể khai thác hết những tính năng sẵn có của phần mềm.

 Nguồn tài liệu tham khảo rất hạn chế, hơn nữa đa phần là tài liệu tiếng Anh chuyên ngành nên khả năng tiếp thu rất khó khăn và việc dịch sang tiếng Việt sẽ có nhiều chổ khó hiểu mặc dù đã rất cố gắng.

Hy vọng các đề tài sau sẽ khai thác sâu hơn các hướng dẫn sử dụng phần mềm Etap. Cuối cùng tôi mong rằng các sinh viên khóa sau có thể hoàn thành tốt hơn nữa.

Cuối cùng em xin trân thành cám ơn thầy Trần Anh Nguyện đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Bách, Lưới điện và hệ thống điện tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

2. Nguyễn Hoàng Việt, Thiết kế hệ thống điện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Hoàng Việt, Phan Thị Thanh Bình, Ngắn mạch và ổn định trong hệ thống điện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

4. Võ Ngọc Điều (Chủ biên), ETAP và ứng dụng trong phân tích hệ thống điện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Tiến Tôn (Chủ biên), Khí cụ điện, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

6. Trần Trung Tính, bài giảng môn học Hệ thống Điện 1, Đại học Cần Thơ.

7. Lấy thông tin trên Webside: http://www.etap.com

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH và lựa CHỌN THIẾT bị bảo vệ lưới điện 110kv TỈNH cà MAU (Trang 124 - 128)