Quản lý côn trùng gây hại:

Một phần của tài liệu Giáo trình -Trồng trọt đại cương-chương 3 pptx (Trang 34 - 37)

Chiến lược trong phòng trừ côn trùng gây hại không phải chỉ đề cập đến một biện pháp đơn độc, nhưng phải dựa trên sự tổng hợp của nhiều biện pháp như: (a) sử dụng giống kháng, (b) vệ sinh đồng ruộng & các biện pháp canh tác, (c) sử dụng thiên địch, (d) bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng thích hợp, (e) luân canh, (f) sử dụng bẫy, chất dẫn dụ, chất xua đuổi và thuốc trừ sâu. Đó là nội dung của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management – IPM), với hy vọng sẽ có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng trừ côn trùng gây hại trên cây trồng.

Sử dụng giống kháng: như các giống lúa kháng rầy nâu Biện pháp canh tác:

Việc vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt các cỏ dại là ký chủ phụ hay nơi ẩn náu của côn trùng gây hại, bố trí lịch gieo trồng đồng loạt (không để cho luôn có sự hiện diện của cây trồng ở các tuổi sinh trưởng khác nhau trên vùng), trồng xen, luân canh.

Các biện pháp này sẽ giúp cắt đứt chu kỳ phát triển và hình thành dịch côn trùng trên một cây trồng nào đó (cắt nguồn thức ăn…)

Biện pháp sinh học

Đây là một biện pháp nhiều triển vọng, bao gồm sử dụng các thiên địch, côn trùng ăn thịt, gây bệnh (sử dụng Bacillus thuringiensis – BT để diệt sâu đục thân lúa, bắp, sâu tơ trên rau), ký sinh (sử dụng ong Trichogramma evanescens ký sinh và làm hư trứng côn trùng), phóng thích các côn trùng đực đã bị chiếu xạ tia gamma cho vô sinh (thí dụ: diệt trừ ruồi đục quả ở đảo Okinawa của

Nhật, dùng động vật diệt côn trùng (như nuôi vịt ăn rầy trên ruộng).

Biện pháp vật lý:

Dùng bẫy đèn, bẫy cây trồng (thí dụ: cây thuốc lá và bắp là các cây ký chủ ưa thích của sâu đục bông vải, nếu cứ cách mỗi 15 - 20 hàng bông vải, có 1 hàng thuốc lá hoặc bắp được trồng thì sâu đục quả bông sẽ tập trung về các cây này, và ít gây hại cho bông vải hơn), diệt nơi trú ẩn của sâu đục (thí dụ: bẻ cờ cây bắp - để lại 2 hàng không bẻ cho mỗi 4 hàng được bẻ - trước khi cây thụ phấn sẽ giúp mang đi các sâu non nằm trong thân cờ cây bắp, nhờ đó giảm được số sâu đục thân), bẫy pheromone sinh dục cái để dẫn dụ các côn trùng đực đến để tiêu diệt (thí dụ; bẫy pheromone dẫn dụ bọ hà khoai lang, dùng cây é tía để dẫn dụ ruồi đục trái trên cây ăn trái).

Biện pháp hoá học (sử dụng thuốc trừ sâu), có nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau, được phân loại dựa theo nhiều cách, như:

*1. Theo con đường xâm nhập / tác động côn trùng:

1. Thuốc tiếp xúc (contact insecticide), giết côn trùng khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Nguy hiểm vì diệt cả các thiên địch (như nhện), các côn trùng không gây hại.

2. Thuốc vị độc (stomach insecticide), thuốc gây độc cho côn trùng khi ăn vào cùng với thức ăn .

3. Thuốc nội hấp, lưu dẫn (systemic insecticide), thuốc được xử lý vào đất hay trực tiếp trên cây trồng, được cây hấp thụ và vận chuyển đến vị trí bị côn trùng tấn công. Có các ưu điểm là: (1) mang tính chọn lọc đối với các côn trùng gây hại mà không ảnh hưởng đến côn trùng không ăn cây, (2) thuốc ít bị mưa rửa trôi, và ít bị ánh sáng mặt trời phân giải, nên tác động của thuốc lâu hơn, (3) diệt cả các côn trùng nằm sâu trong mô cây.

4. Thuốc xông hơi (fumigant insecticide), tiêu diệt côn trùng bằng khí, hơi độc khi áp dụng. Thường được áp dụng để xử lý kho vựa, kho hàng, phương tiện vận tải, trừ mối…

*2 Theo nguồn gốc hoá học của thuốc:

1. Thuốc thảo mộc: dây thuốc cá (derris), cây thuốc lá (nicotine).

2. Thuốc tổng hợp: chứa các hoạt chất khác nhau như:

 Nhóm chlor hữu cơ ( Fipronil- Regent 3G…), chúng có thể tồn lưu lâu dài và đi vào dây chuyền thực phẩm của động vật hoang dại. Có phổ tác dụng rộng, nhưng nói chung không được sử dụng cho rau, cây thực phẩm. Nhiều thuốc đã bị cấm sử dụng và lưu hành.

 Nhóm lân hữu cơ (Phosalone, Fenitrothion…), không tồn lưu lâu, nhưng độc với động vật có xương sống hơn là nhóm chlor hữu cơ.

 Nhóm carbamate (carbofuran – Furadan, carbaryl – Sevin, Aldicarb – Temik…), có đặc tính ít độc qua miệng và da đối với động vật có vú hơn lân hữu cơ, ít tồn lưu, phổ tác dụng rộng, hiệu lực cao và tương đối rẻ tiền.

 Nhóm pyrethroid (pyrethrin, cypermethrin,…), có đặc tính bền với ánh sáng (tồn tại 4 – 7 ngày trên mặt lá), phổ tác dụng rộng, sử dụng với liều lượng thấp.

 Nhóm điều hoà sinh trưởng côn trùng (Insect Growth Regulator- IGR), Là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng, chủ yếu là các hormone nhân tạo.  Nhóm gốc vi sinh vật (như Bacillius thurigiensis – BT)

*3. Theo dạng chế phẩm:

 Bột thấm nước (wettable powder) – ký hiệu :BTH, WP  Hạt (grain --- : H, G  Bột hoà nước (soluble powder) --- : BHN, SP  Bột khô (dust) ---: B, BR, D

 Nhũ dầu (emullsifiable concentrate/ solution) : ND, EC/ES

Một phần của tài liệu Giáo trình -Trồng trọt đại cương-chương 3 pptx (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)