Là tổng lượng nước cần cho cây trồng để hoàn thành chu kỳ sinh trưởng của nó, từ khi nẩy mầm đến khi chín hoàn toàn. Lượng nước này bao gồm lượng nước tham gia các tiến trình sinh học ( tham gia cấu tạo chất tưới của thực vật, tham gia các tiến trình quang hợp và hô hấp,..) và duy trì cân bằng lượng nước mất qua bốc hơi, thoát hơi, chảy tràn bề mặt và thẩm lậu. Đối với cây lúa nước, còn bao gồm cả lượng nước cần để ngâm đất trước khi cày. Để tính toán nhu cầu tưới nước cho cây trồng, cần phải ước đoán được lượng nước tiêu thụ của cây. Nhu cầu nước để cho cây sinh trưởng bình thường và cho năng suất dĩ nhiên là thấp hơn lượng nước cần tưới, vì khi tưới nước một lượng nước sẽ bị mất đi ( do bốc hơi, chảy tràn,..).Để thuận lợi trong tính toán, lượng nước cần tưới được ước lượng dựa trên lượng nước mất qua quá trình bốc hơi và thoát hơi. Bốc hơi từ bề mặt đất xuất hiện khi đất phơi trực tiếp ra bức xạ mặt trời do không được tán lá cây trồng che phủ vào giai đoạn đầu của sinh trưởng. Bốc hơi bị hạn chế tới 10cm chiều sâu lớp đất mặt. Khi cây lớn, tán lá che bóng mặt đất sẽ giảm thiểu đáng kể mức độ bốc hơi. Thoát hơi đại diện thể tích nước (9% tổng lượng nước cây trồng hấp thu) bị thoát hơi và mất đi vào trong không khí qua khí khổng ở lá.
Như vậy, lượng bốc thoát hơi nước ( Evapotranspiration – ET) có thể diễn tả bằng số mm lớp nước trên một đơn vị diện tích trồng cây cho một giai đoạn xác định như ngày, tuần, tháng, hay cho một mùa vụ. Bốc thoát hơi nước chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện khí quyển như: bức xạ mặt trời, độ ẩm, tốc độ gió, nhiệt độ.
Lượng bốc thoát hơi nước độc lập với các giai đoạn phát triển cây trồng. Lúc đầu, khi cây mới trồng và còn nhỏ, lượng thoát hơi nước còn thấp nhưng lượng bốc hơi từ mặt đất (còn trống) rất lớn. Khi cây trưởng thành, lượng thoát hơi nước gia tăng trong khi tán lá phát triển che bóng mặt đất và làm giảm lượng bốc hơi trực tiếp. Tổng lượng ET phụ thuộc vào khí hậu và thời gian sinh trưởng của cây trồng, mà không phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cụ thể của cây trồng.