Quản lý năng suất tại xưởng cắt

Một phần của tài liệu Phạm Thu Anh báo cáo QLSXMCN1 (Trang 38)

Lập kế hoạch năng suất, giao khoán năng suất

Là biện pháp theo dõi năng suất từng công nhân nhằm thúc đẩy năng suất từng công nhân nhằm thúc đẩy năng xuất theo từng giờ, từng ngày đồng thời kiểm tra động viên khen chê kịp thời. Đây là hình thức đã được áp dụng thành công tại nhiều công ty. Mục đích thúc đẩy tâm lý công nhân cố gắng hoàn thành mức sản lượng được giao để được về nhà sớm, lương cao hơn… Nâng cao năng suất của chuyền may.

Một số công ty áp dụng cách tính lương kiểu mới theo mức khoán sản lượng cũng khiến cho người công nhân thêm cố gắng. Cách tính này như sau:

Công ty đặt ra một mức khoán tương ứng với một số tiền, nếu công nhân làm vượt mức khoán số tiền tính cho sản phẩm vượt khoán ấy bằng tiền khoán sản phẩm cộng thêm 1% -2% tuỳ từng công ty. Nghĩa là công nhân làm càng nhiều sản phẩm vượt mức khoán thì giá trị lương cũng càng tăng. Mặc dù đây là phương pháp mang tính hiệu quả rất cao nhưng cũng đã có hiện tượng công nhân vì chạy theo năng xuất, sản lượng đã may nhanh ẩu, bớt xén các công đoạn, không đảm bảo chất lượng các đường

may. Do đó khi đặt mức khoán cần khảo sát thực tế và kiểm soát chặt chẽ các công đoạn trên dây chuyền.

Tổ chức lao động.

Tổ chức lao động là việc bố trí sắp xếp và quản lý công nhân trong một đơn vị nhằm nâng cao năng suất chuyền may, tạo không khí thi đua lao động.

Trong sản xuất đôi khi các biện pháp tổ chức sắp xếp, quản lý lao động lại mang lại hiệu quả lớn hơn và bền vững hơn những việc đầu tư tiền bạc vào các nỗ lực cải thiện công nghệ hay cơ sở vật chất. Vì vậy cơ cấu tổ chức chuyền may không nên quá ít sẽ không tạo được không khí thi đua sản xuất, cũng không nên quá nhiều sẽ khó khăn quản lý. Một chuyền may thường tổ chức từ 20-30 người là hợp lý.

Tổ chức dây chuyền cắt nên sắp xếp có già có trẻ, có nam có nữ (trừ trường hợp đắc biệt). Vì một tổ khi có cả nam lẫn nữ thì các người nam sẽ phụ trách các việc

cần tới cơ bắp, các công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn… Người nữ sẽ đảm nhiệm các công việc đòi hỏi tính kiên trì bền bỉ, tỉ mỉ… Có nữ, người nam sẽ có mong muốn được thể hiện mình trước họ nên làm việc chăm chỉ hơn gọn gàng hơn và ngược lại. Qua đó sẽ :

 Cho năng suất cao hơn

 Ít nói chuyện trong giờ làm.

 Kỹ thuật lao động tốt hơn.

 Ngăn nắp, trật tự sạch sẽ.

 Không khí hoà đồng, thân thiện.

Một tổ có già có trẻ sẽ tạo điều kiện phát triển tay nghề vì người già thường có xu hướng muốn truyền đạt kinh nghiệm, còn người trẻ lại năng động sáng tạo ham học hỏi tiếp thu kiến thức nhanh các kỹ năng kỹ xảo nhằm nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động. Trong tổ nên sắp xếp xen kẽ những người hoạt bát sôi nổi với những người ưu tư, giữa những người có tính cách khí chất bổ trợ cho nhau nhằm tăng khả năng hoà hợp tổ, tạo nên tập thể đoàn kết, không khí môi trường làm việc thân thiện. Không nên xếp công nhân có khí chất xung khắc nhau trong một tổ.Vì họ rất dễ cãi nhau gây ảnh hưởng tới công việc và mọi người xung quanh.

- Theo dõi thực hiện kế hoạch năng suất và báo cáo + Quy trình, biểu mẫu

+ Các phát sinh xảy ra, hướng giải quyết:

Công nhân ý thức làm việc chưa cao:

+ Việc quản lý con người chưa được sát sao, nội quy trong công ty chưa được thực hiện triệt để nghiêm túc.

+ Trong giờ làm việc công nhân được tuỳ ý đi lại trong giờ làm việc, nói chuyện, đi ra ngoài lâu.

+ Có rất nhiều công nhân đi làm muộn giờ, nghỉ không lý do và nhiều công nhân tự ý bỏ việc.

+ Do phần lớn công nhân có trình độ văn hóa thấp (tốt nghiệp THCS) hầu hết không được qua đào tạo ở bất cứ trường lớp hay khoá học nào và tuổi đời còn trẻ (16 - 15) nên nhận thức còn kém.

+ Ý thức tự giác làm việc của công nhân chưa cao. Họ vi phạm nội quy của công ty rất nhiều như: ăn quà vặt trong phân xưởng nói chuyện trong giờ làm việc, đi làm muộn, nằm nghỉ trưa trên băng chuyền, đắp, quấn sản phẩm lên mình khi ngủ… Công nhân không thực sự lao động nhiệt tình.

Cá biệt có trường hợp công nhân có ý định bỏ việc nên khi bị tổ trưởng mắng chửi nhiều họ tức giận. Bề ngoài họ không tỏ thái độ nhưng khi sản xuất lúc tổ trưởng không chú ý họ dấu đi một vài sản phẩm. Kết quả là thiếu hụt sản phẩm, BTP trong ngày hôm ấy.

+ Các biện pháp tăng năng suất

1. Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý

Chẳng hạn như phải xây dựng bản qui trình may, thiết kế chuyền, các yêu cầu kĩ thuật đối với từng chi tiết của sản phẩm để công nhân ở giai đoạn hay ở bộ phận nào có thể tự hiểu được. Các tổ trưởng các tổ sản xuất cần bám sát bảng thiết kế chuyền của Phòng kỹ thuật đưa xuống ( Yêu cầu bảng thiết kế chuyền phải mang tính thực tế).

2 .Quản lý công nhân

Trong giờ làm việc muốn ra ngoài phải có sự đồng ý của tổ truởng hoặc người chịu trách nhiệm, đối với những trường hợp công nhân đi muộn không có lý do, không xin phép trước phải có những hình thức kỉ luật khác nhau. Cần có hình thức phạt thích đáng đối với những công nhân vi phạm nội quy của công ty.

3. Tận dụng thời gian sản xuất

Không để công nhân rảnh rỗi đi lại tự do, nói chuyện trên chuyền 4. Tạo môi trường làm việc tốt

Cần bố trí lại hệ thống thông gió trong nhà xưởng để thật tốt cho công nhân có thể lao động đạt năng suất cao nhất.

5. Bố trí mặt bằng dây chuyền hợp lý

Sắp xếp vị trí thiết bị sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển BTP, thuận tiện cho việc giám sát chất lượng của sản phẩm.

6. Đầu tư trang thiết bị máy móc

Trang bị thêm máy móc thiết bị cho các phân xưởng nhất là các máy chuyên dùng. Đặc biệt là các thiết bị ở bộ phận là rất yếu kém, thiếu thiết bị trầm trọng.

7. Công ty nên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng về ý thức làm việc cho cán bộ và công nhân thường xuyên. Đồng thời cần tạo cho công nhân một môi trường làm việc thoải mái, phát huy được hết năng lực của mình, phải có chính sách thưởng phạt rõ ràng để họ tích cực làm việc và chấp hành nội quy nghiêm ngặt.

8. Công ty nên bố trí công nhân nhặt chỉ và tổ là thành phẩm ngay trong phân xưởng và ở cuối chuyền để thuận tiện cho quá trình vận chuyển thành phẩm.

9. Tạo tinh thần làm việc cho công nhân

Chính việc quản lý điều hành sản xuất không hợp lý nên hầu hết các đơn hàng thường xuyên phải làm tăng ca nhưng lương trả cho công nhân lại quá thấp đã khiến họ bỏ việc nhiều. Vấn đề đặt ra là phải chỉnh đốn lại bộ phận trực tiếp điều hành chuyền làm sao có một dây chuyền sản xuất khoa học nhất, hợp lý nhất cho mỗi một đơn hàng. Chỉ có như vậy mới cải thiện được vấn đề giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ trưa, nghỉ chủ nhật cho công nhân. Cần quan tâm đến vấn đề bảo hộ cho người công nhân.

* Các tổ trưởng có thể tham khảo phân tích tâm lý những trông đợi của công nhân đối với chuyền trưởng để tự mình rút ra các kinh nghiệm quản lý tốt nhất:

 Có sự chú ý và tôn trọng cá nhân họ.

 Thừa nhận những kết qua đạt được (động viên, khích lệ)

 Phê bình một cách xây dựng đối với các kết quả chưa đạt yêu cầu.

 Thông cảm với những vấn đề của cá nhân.

 Hướng dẫn công việc một cách rõ ràng và đầy đủ.

 Chỉ bảo công việc một cách cẩn thận và dễ thực hiện.

 Coi công tác giám sát và kiểm tra như một sự hỗ trợ, không gây áp lực cho họ.

 Tạo điều kiện làm việc tốt nhất (đủ ánh sang, chỗ ngồi, gian máy phải thoáng)

 Bố trí công việc phải phù hợp với khả năng và sở thích (dù là thợ may, thợ là công nhân đều muốn có cơ hội để thăng tiến)

 Những điều kiện để phát triển và phát huy.

 Người công nhân đòi hỏi người chuyền trưởng phải là người công bằng, toàn diện.

PHẦN 3: KẾT LUẬN-ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Lý thuyết là nền tảng cho bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Trong quá trình đi thực tập tại công Ty Cổ Phần May TBT, được tiếp xúc thực tế với bộ phận cắt và có cái nhìn tổng quan hơn về bộ phận.

- Qua đó, em thấy được việc triển khai công việc điều hành sản xuất tại phân xưởng cắt tại Công ty Cổ Phần May TBT quyết định chất lượng sản phẩm và năng suất của công ty. Em đã được tiếp xúc và quan sát các công việc tại phân xưởng. Từ đó giúp em hiểu rõ hơn về công việc điều hành sản xuất tại phân xưởng cắt tại Công ty . - Cũng với thời gian thực tập ngắn ngủi đó, em đã học hỏi được rất nhều điều đặc biệt là tác phong công nghiệp trong công ty. Tất cả mọi việc phải được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, tác phong công nghiệp là một điều cần thiết cho một công - nhân viên làm việc trong môi trường sản xuất. Tất cả mọi công việc, mọi quá trình đều phải tuân theo một trật tự với quy trình đã được đề ra.

- Nhờ có chuyến đi thực tập nay, em có cơ hội tiếp xúc với thực tế đã giúp em có thêm kiến thức thực tiễn, là hành trang quý giá giúp em hoàn thiên kiến thức của mình sau khi ra trường.

2. Đề nghị

1. Về phía công ty:

-Trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, áp dụng thêm các công nghệ tiên tiến, nâng cao tay nghề đội ngũ công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động, sản phẩm đạt chất lượng, cạnh tranh được với càng nhiều doanh nghiệp may lớn, đảm bảo đời sống công nhân tốt hơn.

- Lối đi từ kho tới xưởng cắt cần thông thoáng hơn để dễ dàng di chuyển.

- Kho nguyên phụ liệu cần sắp xếp lại gọn gàng hơn, phân ra các ngăn riêng biệt để tìm và lấy dễ dàng hơn.

- Chú trọng trong vấn đề an toàn lao động nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân. - Nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên, tạo mọi diều kiện thuận lợi cho người lao động.

- Bán thành phẩm sau cắt cần được để riêng vào một khu hoặc các sọt có che chắn và được gắn các thẻ phân biệt mã hàng để tránh nhầm lẫn , rơi rớt khi vận chuyển và bụi.

2. Về phía nhà trường:

Em mong sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận với nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến hơn, có sự cập nhật thường xuyên về các kỹ thuật mới, đặc biệt là các ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyên ngành. Tổ chức cho sinh viên được đi, tham quan, thực tập nhiều hơn để có được tiếp xúc thực tế, chúng em sẽ tiếp thu được kiến thức hiệu quả hơn. Có như vậy sinh viên sẽ tự tin hơn và được chuẩn bị thật tốt khi bắt tay vào công việc thực tiễn sản xuất sau khi ra trường.

Trên đây là những kết luận và kiến nghị mang tính khách quan của cá nhân để góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công việc của công ty, nếu có điều gì sai sót kính mong quý công ty bỏ qua.

- Trong thời gian tìm hiểu về công ty cổ phần May TBT đã giúp em hiểu thực tế hơn, thu được nhiều kinh nghiệm quý báu về công việc sản xuất kinh doanh nói

chung và trong ngành dệt may nói riêng. Với những mục tiêu và phương hướng đề ra, em tin tưởng rằng doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong năm 2021 cũng như hoàn thành tốt kế hoạch đề ra trong thời gian tới. Ban lãnh đạo công ty sẽ tiếp tục phát huy khả năng lãnh đạo sáng suốt của mình để giữ vững thành tích là doanh nghiệp vững mạnh của cả nước cũng như danh hiệu “thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đồng thời công ty sẽ nắm bắt cơ hội phát triển của đất nước, tiến hành thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính. Tinh thần đoàn kết của cán bộ công nhân viên trong công ty góp phần tạo nên sức mạnh tập thể hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 4.1. Tài liệu từ giáo trình

 Công nghệ sản xuất may-ThS.Trần Thanh Hương-Khoa Công Nghệ May & Thời Tang, trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh

 Chuẩn bị sản xuất may-ThS.Trần Thanh Hương-Khoa Công Nghệ May & Thời Tang, trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh

 Quản lý chất lượng trang phục -ThS.Trần Thanh Hương-Khoa Công Nghệ May & Thời Tang, trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh

4.2. Tài liệu trên mạng

www.google.com.vn

www.congnghemay.com.vn www.maythangloi.com.vn

Một phần của tài liệu Phạm Thu Anh báo cáo QLSXMCN1 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w