42 BỘ MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢ C TMU BỘ MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢ C TMU
TÌNH HUỐNG SỐ
tắt, đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ hiện đại đã cho phép doanh thu dịch vụ 178 tăng 8 lần so với năm 2001. Giai đoạn này Viettel cũng bắt đầu tập trung vào hoạt động phát triển thương hiệu khi chính thức sử dụng bộ nhận diện thương hiệu Viettel vào năm 2004. Viettel cho ra mắt logo với ý tưởng về hai dấu ngoặc đơn có ý nghĩa làm rõ hơn những câu nói, một ý, thậm chí là một từ. Và Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” thể hiện sự trân trọng đến từng khách hang, từng đối tác cũng như từng thành viên trong ngôi nhà chung Viettel. Hai dấu ngoặc đơn được cách điệu thành hình elip thể hiện sự luôn luôn chuyển động, không ngừng đột phá sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và ba màu xanh, vàng, trắng thể hiện cho thiên, địa, nhân. Một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Viettel là sự ra đời dịch vụ thông tin di động 098 vào năm 2004, và đã thu hút hơn 100 nghìn thuê bao di động 098 chỉ sau hai tháng. Kết quả Viettel thu được, cuối năm 2004, Viettel đã đạt doanh thu 1.415 tỷ đồng, tăng 40% so với 2003 chiếm 4,3% thị phần toàn ngành và giữ vị trí thứ hai sau VNPT. Viettel được đánh giá là thương hiệu mạnh và vinh dự được nhận huân chương lao động hạng nhất.
Giai đoạn 2005 – 2007: Dẫn đạo thị trường
Ngày 02/3/2005, Viettel một lần nữa chuyển đổi từ công ty viễn thông quân đội thành tổng công ty viễn thông quân đội. Cũng trong giai đoạn này, Viettel cũng lần đầu tung ra chương trình khuyến mãi chưa từng có trong lịch sử ngành viễn thông “Một năm chung sức, ba niềm vui chung”. Với chương trình này ngày cao điểm nhất Viettel đã có trên 10 nghìn thuê bao hoà mạng. Cũng với chương trình khuyến mãi này mà lần đầu tiên Viettel đã đối mặt với tình trạng nghẽn mạng và đối mặt với những phản hồi thiếu tích cực từ báo chí và khách hàng. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để những con người dưới mái nhà chung Viettel lại cùng nhau chia sẻ những khó khăn để vượt qua tất cả. Bên cạnh đó thì Viettel cũng đẩy mạnh các hoạt động PR của mình như tổ chức cuộc hành quân “Tiếp lửa truyền thống,
vang mãi khúc quân hành” cho hơn 1.000 cựu chiến binh; quỹ Viettel tấm lòng vàng; tài trợ cho chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ”; “Nối vòng tay lớn”; “Mỗi ngày một cuốn sách”… Hơn nữa, Viettel đã hợp tác với các ngân hàng như Vietcombank, MB nhằm tăng cường khả năng thanh toán. Bằng việc phát huy thế mạnh bên trong cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp số lượng thuê bao Viettel tăng lên đáng kể. Tổng kết giai đoạn này Viettel đạt doanh thu 16.300 tỷ VNĐ, với 16,68 triệu thuê bao di động chiếm 36% thị phần thuê bao di động tại Viet Nam và trở thành công ty số 1 về thị phần di động tại Việt Nam với tổng cộng 6.392 trạm BTS, 32.690 km cáp quang. Bên cạnh đó, Viettel tiếp tục đánh dấu sự thành công khi hệ thống bán lẻ điện thoại di động của Viettel đã trở thành mạng lưới bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam, đồng thời bắt đầu được biết đến trên thế giới với vị trí nằm trong top 60 những công ty viễn thông lớn nhất thế giới và vinh dự được nhà nước tặng thưởng danh hiệu anh hùng lao động.
Giai đoạn 2008 – 2010: Bơi ra biển lớn
Năm 2008 Viettel được đánh giá là 1 trong 100 công ty có uy tín hàng đầu thế giới về phân tích viễn thông với tổng số thuê bao Viettel là 28 triệu thuê bao và là công ty di động lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 41 thế giới. Tính đến 2008 tổng số cán bộ công nhân viên của Viettel la 14.284 cán bộ, nhân viên và 20.000 cộng tác viên. Ban lãnh đạo của Viettel đã nhận thức được tầm quan trọng trong chất lượng đội ngũ nhân sự, việc luân chuyển nội bộ nhân sự đã diễn ra theo chiều hướng tích cực với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh nhân sự thì trạm BTS tiếp tục được quan tâm gia tăng về số lượng và chất lượng. Năm 2008, số lượng trạm BTS đã tăng lên 14.000, gấp đôi đối thủ cạnh tranh là Mobifone. năm 2009 khi Viettel đã chiếm đến 40% thị phần toàn ngành viễn thông di động của Việt Nam với 42,5 triệu thuê bao kích hoạt. Số lượng trạm BTS đã tăng lên 26.485 trạm BTS.
Năm 2008 là năm đánh dấu sự thành công của Viettel khi vươn ra khỏi biên giới Việt Nam khi đầu tư xậy dựng hạ tầng mạng lưới tại Campuchia và Lào (Tại Campuchia Viettel đã xây dựng được 1.000 trạm phát sóng BTS còn ở Lào là 200 trạm BTS). Sau thị trường Lào và Campuchia, Viettel đã vượt đại dương vươn tới thị trường Haiti và Mozambique, Cameroon, Peru, Đông Timor. Để chuẩn bị cho bước tiến ra nhiều thị trường mới này, Viettel đã vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông, đó là các thiết bị đầu cuối như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính All- in – one… Cung cấp dịch vụ Nettv với đầy đủ 3 dịch vụ là điện thoại cố định, internet băng thông rộng và truyền hình HD. Khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam – Viettel IDC Sóng Thần. Ngoài viễn thông Viettel cũng tiêp tục đầu tư vào lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu với các sản phẩm như thiết bị và dịch vụ viễn thông, gạo … Bên cạnh những chính sách phát triển thị trường nước ngoài, Viettel vẫn quan tâm phát triển thị trường trong nước và luôn tâm niệm gắn kinh doanh với trách nhiệm xã hội.
Giai đoạn 2010 – 2014: Sải chân qua đại dương.
Sau thị trường Lào và Campuchia, Viettel tiếp tục đầu tư mạnh mẽ quốc tế vào thị trường Haiti và Mozambique. Năm 2010 Viettel đánh dấu 10 năm gia nhập thị trường viễn thong Việt Nam với doanh thu 91.558 tỷ VNĐ; đạt 117%, tăng 52% so với năm 2009. Số lượng thuê bao mới trong nước đạt con số 9 triệu; 2,63 triệu thuê bao mới nước ngoài; xây dựng thêm được 19.215 trạm phát sóng mới. Doanh nghiệp cũng xác định rõ ràng kinh doanh cần gắn liền với trách nhiệm xã hội và quan tâm đặc biệt đội ngũ nhân sự. Các chương trình tài trợ với quy mô lớn đã được đưa ra như tài trợ cho một số chương trình truyền hình như “Chúng tôi là chiến sĩ”, “Như chưa hề có cuộc chia ly”, chương trình nhân đạo “Mổ tim cho em” … Các gói sản phẩm dịch vụ hỗ trợ cho các đối tượng nghèo và đưa internet băng thông rộng đến được trên 6.000 trường học. Đặc biệt nguồn
nhân lực được tập đoàn đặc biệt chú trọng khi số lượng nhân lực đã tăng lên con số 24.127 người. Các cá nhân này là những người được tuyển dụng kỹ càng, được mời về từ các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn lớn; và được phân bổ hợp lý để phát huy hết khả năng chuyên môn. Năm 2010 là năm đánh dấu chuyển đổi từ tổng công ty sang tập đoàn Viettel. Các năm tiếp theo 2011, 2012 và 2013 doanh số Viettel tiếp tục có những bước tăng trưởng vượt trội và nguồn nhân lực của công ty cũng liên tục được mở rộng.
Tính đến năm 2013, Viettel đã mở rộng thêm Peru, Đông Timo và Cameroon. Doanh thu đạt 163.000 tỷ VNĐ và đạt được rất nhiều cái nhất trong ngành viễn thông di động tại Việt Nam bao gồm: đường trục lớn nhất; chiều dài cáp quang lớn nhất, số trạm BTS lớn nhất với 34.265 trạm BTS 2G và 25.501 trạm BTS 3G … Giai đoạn này Viettel cũng hoàn thành việc tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước bằng việc tiếp nhận nguyên trạng EVN Telecom về với Viettel. Đi kèm với đó để nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng thiết bị kỹ thuật và nhằm đa dạng hoá sản phẩm thì viện nghiên cứu phát triển Viettel cũng được xây dựng để nâng cao sức cạnh tranh cho Viettel.
Giai đoạn 2014-2018: Tập đoàn công nghệ và toàn cầu
Giai đoạn này chứng kiến bước chuyển mình của Viettel khi bắt đầu đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa đồng thời vươn tới trở thành tập đoàn công nghệ toàn cầu. Năm 2014, Viettel chính thức bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệu Bitel tại Peru. Sau hơn 10 năm kinh doanh dịch vụ di động, Viettel bắt đầu chuyển hướng sang CNTT bằng việc ra đời nhiều dịch vụ giải pháp như: dịch vụ chứng thực chữ ký số CA, hệ thống quản lý nhà trường SMAS, dịch vụ Agri.One hỗ trợ người nông dân, dịch vụ chống trộm và giám sát thông minh cho xe máy Smart Motor, dịch vụ chuyển tiền tận nhà BankPlus… Cũng trong năm này, Viettel thay đổi cách làm các chương trình xã hội, tập trung vào các chương trình lớn, có ý nghĩa xã hội cao như Quỹ bò giống thoát nghèo, Internet băng siêu rộng, Vì em hiếu học…
Tháng 3 và tháng 10/2015, Viettel bắt đầu kinh doanh tại Burundi với thương hiệu Lumitel và tại Tazania với thương hiệu Halotel. Đến tháng 6/2018, thương hiệu quốc tế thứ 10 của Viettel – mạng di động quốc tế Mytel – khai trương tại Myanmar. Tại Việt Nam, Viettel là DN viễn thông đầu tiên thử nghiệm cung cấp dịch vụ 4G và đến tháng 4/2017 chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại Việt Nam. Với vùng phủ toàn quốc lên tới 95% dân số, Viettel là nhà mạng đầu tiên trên thế giới có vùng phủ 4G toàn quốc ngay khi khai trương. Giữa năm 2017, hệ thống tính cước thời gian thực (vOCS) do Viettel tự phát triển đi vào hoạt động. Năm 2018 cũng chứng kiến những nỗ lực của Viettel trong việc góp phần thúc đẩy Chính phủ điện tử với các sản phẩm: hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia, dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự án đô thị thông minh, cổng thông tin 1 cửa quốc gia. Tháng 01/2018, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Tháng 3/2018, dịch vụ máy chủ ảo do Viettel phát triển mang tên Viettel StartCloud ra đời, Viettel dẫn đầu thị trường về dịch vụ Data Center và Cloud.
Giai đoạn 2018-2020: chiến lược chuyển đổi số
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Ban lãnh đạo của Viettel đã xác định chiến lược mới mà Tập đoàn sẽ theo đuổi đó là chiến lược chuyển đổi số với mục tiêu chiến lược phát triển trong giai đoạn này là duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%, trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số một Việt Nam về viễn thông và công nghiệp công nghệ cao. Đầu tháng 12/2018, Viettel kích hoạt thành công 30 trạm phát sóng đầu tiên cùng nền tảng cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT tại Hà Nội, trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công mạng IoT thương mại. Nửa đầu năm 2019, Viettel cũng ra mắt nhiều Tổng Công ty và Công ty đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển giai đoạn 4 của mình như: Tổng Công
ty Giải pháp Doanh nghiệp, Công ty An ninh mạng, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao và Tổng Công ty Dịch vụ số.
Ngày 10/5/2019, Viettel cùng Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) thực hiện kết nối chính thức lần đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam. Theo công bố của Hiệp hội Di động Thế giới (GSMA), Viettel là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công công nghệ 5G. Bên cạnh đó, Viettel tiếp tục khẳng định vị thế đứng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam, xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm về an ninh mạng, cung cấp dịch vụ cho Chính phủ, Bộ, Ngành, doanh nghiệp lớn; giải quyết nhiều sự cố về an toàn thông tin cho các Tập đoàn lớn. Cuối tháng 6/2019, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-cabinet) do Viettel phát triển cũng đi vào hoạt động sau hơn 3 tháng chuẩn bị. Tháng 7/2019, Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh đầu tiên của Việt Nam trên nền tảng Smart City đã ra mắt tại Thừa Thiên Huế. Mô hình được triển khai trên nền tảng giải pháp Smart City của Viettel. Với 10 dịch vụ giám sát đô thị thông minh, thu thập phản ánh của người dân và gửi đến các cơ quan chức năng để xử lý nhanh chóng, được đánh giá là mô hình phù hợp cho việc triển khai xây dựng trên toàn quốc theo mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Cũng trong tháng 7/2019, Viettel bước chân vào thị trường gọi xe công nghệ với ứng dụng MyGo, đồng thời ra mắt website thương mại điện tử VoSo.vn. Cuối tháng 7, Viettel tuyên bố sẽ định hướng ứng dụng Mocha thành một siêu ứng dụng, đáp ứng các nhu cầu nghe nhạc, xem phim, video, đọc tin tức, chơi game… và kết nối với nhiều ứng dụng khác của Viettel.
Lĩnh vực thanh toán số, Viettel từng bước hoàn thiện hệ sinh thái Viettelpay đã kết nối mở rộng hệ sinh thái với trên 300 đối tác bên ngoài thuộc 15 ngành dịch vụ, dòng tiền phát sinh trung bình hàng tháng đạt 50.000 tỷ đồng với 40 triệu lượt giao dịch. Trong năm
2019, Viettel chuẩn bị đầy đủ các điều kiện triển khai dịch vụ Mobile Money ngay khi được cấp phép.
Viettel đã và đang từng bước tăng tốc trên con đường xây dựng hệ sinh thái kinh tế số trên các lĩnh vực: viễn thông, giải pháp CNTT, thanh toán số nhằm hướng tới mục tiêu dài hạn đến năm 2030 là lọt vào top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030, trong đó top 10 về viễn thông và CNTT; top 20 về công nghiệp điện tử viễn thông; top 50 về công nghiệp an toàn, an ninh mạng.
Tài liệu tham khảo:
http://viettelrd.com.vn/viettel-cong-bo-chien-luoc-giai-doan-40 https://nhandan.com.vn/thong-tin-doanh-nghiep/viettel-phan- dau-hoan-thanh-chien-luoc-chuyen-doi-so-446890/
Câu hỏi:
1. Nhận diện và phân tích các nguồn lực, năng lực của Viettel? 2. Nhận diện loại hình và đánh giá kết quả thực hiện các chiến lược cấp công ty của Viettel trong các giai đoạn tăng trưởng?
thần của người tiêu dùng Việt Nam”. Masan hiện nay đang sở hữu một mạng lưới phân phối rộng khắp cho phép 98% hộ gia đình Việt nam có ít nhất một sản phẩm của Masan (Kantar Worldpanel). Với mục tiêu sở hữu 12 nhãn hiệu đứng vị trí số 1 của các ngành hàng tiêu dùng khác nhau, tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu đạt 15%/năm và là 1 trong 3 nơi làm việc ưa thích nhất Việt Nam trong năm 2022, Masan đã có nhiều chiến lược. Trong đó Masan tập trung nhiều nhất vào chiến lược thâm nhập thị trường nội địa thông qua việc xây dựng thương hiệu mạnh Các thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer gồm Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Heo Cao Bồi, Vinacafé, Wake-Up, Wake-Up 247, Compact Cherry, Vĩnh Hảo, Vivant, Lemona và Quang Hanh, trong đó có nhiều thương hiệu nhiều năm liền được bình chọn là nhãn hàng phát triển nhanh nhất và được nhiều người tiêu dùng Việt tin dùng nhất. Trong năm 2019, Masan Consumer tự hào đứng đầu “Top 10 Công ty thực phẩm uy tín” theo Vietnam Report. Ngoài ra, Masan Consumer tiếp tục nằm trong Top 3 Nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở cả bốn vùng thành thị và nông thôn Việt Nam trong suốt 7 năm qua theo bảng xếp hạng Brand Footprint của Kantar Worldpanel 2019. Mảng kinh doanh cà phê của Masan cũng giành được giải thưởng với Vinacafé Biên Hòa vinh hạnh là công ty có sản phẩm đạt “Thương hiệu quốc gia giai đoạn 2018-2020” do Hội Đồng Thương Hiệu Quốc Gia - Bộ Công Thương chứng nhận. Tính đến cuối năm 2019, Masan Consumer sở hữu 5 thương hiệu với doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, phản ánh khả năng xây dựng nên các thương hiệu mạnh trong các danh mục ngành hàng lớn. 5 thương hiệu này