Sản phẩm ẩm thực Trung Hoa truyền thống lâu đời của phố người Hoa

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, PHÁT TRIỂN ẩm THỰC TRUNG HOA TRÊN địa bàn PHỐ NGƯỜI HOA tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 32 - 36)

vực sầm uất nhất và được nhiều người biết đến nhất chính là tại quận 5. Đặt chân đến khu phố Tàu, có thể ghé qua những địa điểm hấp dẫn như: Chùa Bà Thiên Hậu, Hội quán Hà Chương, Tam Sơn hội quán,… đều mang công trình kiến trúc cổ kính với các họa tiết điêu khắc gỗ, đá và gạch ngói cầu kỳ, độc đáo nhưng đều mang lại cảm giác mộc mạc, giản dị của người Hoa nơi đây.

2.1.2.2 Ẩm thực phố người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đi qua khu phố người Hoa có thể thưởng thức sủi cảo, mì kéo, chè gốc Hoa hay ngay cả đậu hũ thối tại đây. Dọc theo đường Hà Tôn Quyền bạn sẽ có thể thưởng thức há cảo, hoành thánh,…cùng nhiều món khác nữa.

Còn nếu tới đường Châu Văn Liêm thì bạn sẽ được thỏa thích ăn các loại chè Hoa, hơn nữa những biển hiệu nơi đây đều được viết song ngữ Hoa – Việt nên có thể dễ dàng gọi đồ.

Người Trung Hoa vẫn được biết đến là những người buôn bán rất giỏi nên ở chợ Lớn hay chợ Bình Tây có rất nhiều những sạp hàng của họ như: bánh kẹo, thuốc cổ truyền…

2.1.3. Sản phẩm ẩm thực Trung Hoa truyền thống lâu đời của phố ngườiHoa Hoa

Khi nhắc đến ẩm thực Trung Hoa trên địa bàn phố người Hoa, không thể không nhắc đến ẩm thực ở các quận 5, quận 6, quận 11. Một trong những món ăn nổi tiếng của người Hoa tại nơi đây với món Hủ Tíếu Hồ, Chè Hà Ký, Dimsum Tiến Phát, bánh nhân thịt Khẩu Phúc, lẩu Dân Ích, xôi Cade…cực kì nổi tiếng. Du khách hoặc người dân ở các quận hoặc vùng khác khi tới Sài Gòn nếu muốn hưởng thức hay tìm mua những món ăn truyền thống nơi đây thì có thể ghé qua các nhà hàng, quán ăn để mà hưởng thức tô Hủ tiếu Hồ hoặc một ly chè Hà Ký thơm ngon và giá cả rất hợp lý.

31

Đầu tiên một trong món ăn trứ danh tại phố người Hoa đó là Hủ tiếu Hồ Cao Lầu tọa lạc tại quận 6. Hủ tiếu của người Hoa ở Sài Gòn có rất nhiều phiên bản khác nhau, nhưng độc đáo bậc nhất phải kể đến hủ tiếu Hồ. Đây là món ăn quen thuộc của người Tiều, ăn kèm với lòng heo và phần bánh hủ tiếu hình vuông độc đáo, mang đến hương vị lạ miệng khiến thực khách khó quên.

Hủ tiếu Hồ là một món ăn gốc Tiều (Triều Châu, Trung Quốc). Tên gọi hủ tiếu Hồ bắt nguồn từ cách nấu nguyên bản từ xa xưa của người Tiều là cho chút bột năng vào nước lèo, đồng thời bỏ bánh hủ tiếu vào nấu chung nên nước hủ tiếu có độ sệt như hồ. Thời gian về sau, do muốn giảm độ ngán của món ăn nên người ta mới nấu nước dùng dạng trong, khi ăn mới trụng bánh hủ tiếu để bánh không bị bở nát. Cũng có người cho rằng chữ “hồ” trong tên món ăn là để gợi nhớ về cộng đồng người Tiều tập trung ở tỉnh Hồ Nam (phía Nam Trung Quốc). Cho dù là cách giải thích nào thì đây cũng là một món ăn độc đáo và mang âm vị rất riêng của người Hoa. Nét độc đáo nhất của món ăn này là bánh hủ tiếu không giống với bất kỳ loại hủ tiếu nào. Cụ thể, sợi bánh hủ tiếu Hồ được làm từ những miếng bột mỏng, gần giống bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông. Bên cạnh bánh hủ tiếu đặc biệt, món này khác biệt hẳn so với các loại hủ tiếu khác ở chỗ thay vì ăn chung với thịt heo, gà hay cá thì hủ tiếu Hồ chỉ dùng chung với lòng heo khìa cùng cải chua, có chỗ thì thêm huyết và giò cháo quẩy. Hình thức thú vị này có lẽ do thói quen dùng cải chua để hãm béo của người Tiều. Chính vì thế mà hương vị hủ tiếu Hồ khá là đặc biệt, không quá béo, rất vừa ăn. Ở Chợ Lớn (TPHCM), có 2 kiểu nấu hủ tiếu Hồ. Một là nấu nước trong, lòng heo và cải chua được xào qua. Kiểu thứ hai là nấu nước lèo như nước phá lấu nhưng lỏng hơn, không mặn như khi làm phá lấu bình thường, lòng heo và cải chua được cho vào nấu kỹ rồi vớt ra. Kiểu này gần với nguyên gốc đúng kiểu Tiều nên hơi khó ăn. Nhiều người không quen sẽ thấy ngại bởi mùi tai vị và mùi thuốc Bắc hơi nồng, đồng thời cũng dễ bị ngán với mùi vị của cải chua xào và ruột heo hầm trong nhiều giờ. Bí quyết để làm món hủ tiếu Hồ ngon như ý là phải biết

32

chọn được đoạn lòng ngon, mặt trong của lòng không có chất màu vàng, lòng phải mới không chọn lòng để lâu, ôi, thiu. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là phải sơ chế lòng sạch để khi ăn không bị mùi hôi khó chịu, sau đó đem khìa với nước dừa tươi và ngũ vị hương để khử mùi triệt để. Ngoài ra, cải chua cần phải lựa loại vừa ăn không quá chua, có thể ướp thêm đường, tỏi, ớt và xào hoặc hầm chung với lòng heo để tổng thể món ăn hài hòa hương vị. Thêm một ít xá bấu xào tép mỡ thắng giòn và hành phi khiến vị giác của thực khách được kích thích hơn hẳn. Món ăn sẽ càng tăng thêm hương vị khi ăn kèm với nước tương có chút sa tế cay. Vị chua của cải cộng với vị ngọt từ lòng heo, một chút mặn từ nước dùng và vị cay từ gia vị đã tạo nên hương vị hòa quyện khó cưỡng lại của món ăn này. Hủ tiếu Hồ sẽ mang lại một trải nghiệm ẩm thực thú vị độc đáo, tạo ấn tượng khó quên trong lòng thực khách.

Tiếp theo đó là món Lẩu Dân Ích: Lẩu cá Dân Ích đã tồn tại và phát triển đến nay cũng đã hơn 40 năm tại Sài Gòn. Dân Ích lấy long được thực khách của mình nhờ những món ăn đậm vị Trung Hoa, được nêm nếm ngon miệng, thực đơn đa dạng và cách phục vụ tận tình. Suốt 40 năm qua Dân Ích luôn đông khách dù là ngày trong tuần, quán đặc biệt và thu hút khách nhất qua các món Lẩu cá cù lao, cù lao ở đây ý chỉ cái bếp với ống than ở giữa để giữ nóng cho lẩu, là một loại lò đặc trưng của người Hoa, lẩu cá ở Dân Ích luôn được đặt trong chiếc nồi này, quán không dùng bếp cồn hay bếp gas phổ biến như hiện nay, mà dùng loại nồi lẩu đặc trưng mang đầy hoài niệm. Không hề sáng bóng, thậm chí còn hơi móp méo một tí, nhưng nồi lẩu dễ gây ấn tượng bởi ánh than hồng đỏ lửa, tỏa khói đây là một nét đặc trưng rất riêng của lẩu cá Dân Ích. Quán Dân Ích phục vụ hai món lẩu chính là lẩu cá và lẩu thập cẩm. Song phần lẩu thập cẩm có lẽ bắt mắt hơn, cuốn hút nhiều người hơn cả. Nồi lẩu thập cẩm ở đây đầy ắp các thành phần nguyên liệu như tôm, mực ngâm tro, da heo (bóng bì), tim, gan, cật, bong bóng cá, bánh xếp, đầu cá, chả cá… Tất cả thành phần trong nồi được xếp vun lên, sắp quanh ống than. Lạ miệng nhất có lẽ là mực ngâm tro, màu trong

33

suốt như thạch, nhai vào nghe giòn sựt sựt. Ăn kèm với lẩu là mì tươi - kiểu mì Phúc Kiến, bún gạo, tô rau tần ô (cải cúc), bánh quẩy, nước tương, sa tế… Nước lẩu ở đây được chế biến theo hương vị người Hoa, có cả cải thảo, cải chua, nấm rơm… Với những ai đã quen hương vị lẩu mắm miền Tây đậm đà, họ có thể cảm thấy vị nước dùng ở Dân Ích hơi nhạt, song thực khách có thể tự nêm thêm nước mắm cho vừa ăn. Khi ăn, thực khách trụng mì, nhúng rau vào nồi lẩu đang sôi, rồi nhanh tay vớt ra chén, chan ngập nước dùng, bỏ thêm tôm, cá, mực… tùy thích và thưởng thức. Ngoài lẩu, quán Dân Ích còn phục vụ nhiều món ăn khác, cũng phong vị ẩm thực người Hoa. Các món ngon được lòng nhiều thực khách là bồ câu quay, tàu hủ ky mạng tôm, nấm đông cô nhồi tôm, chả tôm chiên giòn, cơm chiên Dương Châu, cơm chiên cá mặn, đậu hủ xào thập cẩm, chân vịt rút gân xào cải chua…

Khỏi phải bàn về độ nổi tiếng của Quán chè Hà Ký trong giới hảo chè Hoa ở Sài Gòn. Từ hàng chè nhỏ với vài món đơn giản, quán chè Hà Ký qua ba thập kỷ đã phát triển thành một cửa tiệm nổi tiếng ở khu Chợ Lớn, gắn với ký ức của không ít người Sài Gòn "hảo ngọt". Những ngày tiết trời thành phố bắt đầu vào mùa oi bức, người ta lại tìm đến các món chè như một cách giải nhiệt. Quán chè Hà Ký có gần 40 món chè các loại, về cơ bản, quán chè Hà Ký có 2 loại chính là chè nóng và chè lạnh. Chè nóng có chè mè đen, các loại chè đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu phộng, chè trôi nước… Chè lạnh có đậu hủ hạnh nhân, sâm bổ lượng, táo đỏ nhãn nhục, chè trái dâu, chè hột sen… Chủ đạo ở đây là các món chè mang hương vị Hoa. Song theo chủ quán chia sẻ, những năm gần đây Hà Ký cũng bổ sung thêm vào menu một số món chè Việt, để đáp ứng khẩu vị đa dạng của thực khách. Chè mè đen vốn được biết là "đặc sản" làm nên tên tuổi của Hà Ký. Không chỉ thơm ngon, chè mè đen còn được đánh giá cao vì bổ dưỡng. Món chè này có màu đen đặc trưng, nhuyễn mịn, tan ngay trên đầu lưỡi khi nếm. Theo chủ quán chia sẻ, công đoạn rang mè rất quan trọng, rang chuẩn mới cho ra hương vị chè mè đen thơm ngon, ngọt, béo. Còn món tuyết nhĩ táo

34

đỏ đu đủ tiềm thì được đựng trong thố tiềm hơi cũ, có đá bào để riêng đi kèm.

Loại chè này đặc biệt có vị ngọt thanh, vì kết hợp cả đu đủ chín, táo đỏ, tuyết nhĩ (nấm tuyết) lẫn đường phèn - tất cả đều là nguyên liệu có độ ngọt đặc trưng. Ở Hà Ký, món này được chế biến khéo, miếng đu đủ chín mềm vẫn không bị nát. Tuy nhiên, với những ai khẩu vị không chuộng ngọt, có lẽ sẽ không thích món này.

Chè hột gà dễ gây ấn tượng ban đầu khi nhìn vào, vì ngả sang màu nâu sẫm,

không giống quả trứng "trắng bóc" như thường thấy. Trứng được nấu với trà đen đến khi chuyển màu, ăn có vị bùi, béo của trứng, kết hợp vị đăng đắng, thanh mát của nước trà. Thoạt nhìn, món hột gà trà có thể khiến không ít người e ngại, vì thấy hơi… kỳ, song hương vị độc đáo của nó rất đáng để thưởng thức.

Quy phục linh Quảng Châu cũng là một món khá đặc biệt của người Hoa, còn

gọi là cao quy linh. Món này dạng thạch mềm, màu đen óng, được chế biến từ nhiều loại thảo dược. Quy phục linh có vị đắng, nên quán Hà Ký cho khách chọn sữa đặc hoặc mật ong để rưới lên, thêm phần dễ ăn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, PHÁT TRIỂN ẩm THỰC TRUNG HOA TRÊN địa bàn PHỐ NGƯỜI HOA tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w