Chiến lược tỏ ra bi quan

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược 1 (gián tiếp ước lệ), chiến lược 2 (đặt câu hỏi và lối nói rào đón) và chiến lược 3 (tỏ ra bi quan) của lịch sự âm tính (Trang 26 - 30)

1. Định nghĩa và mục đích

Định nghĩa:

-Là chiến lược quan trọng nhằm duy trì khoảng cách giữa đối tượng giao tiếp, giảm thiểu mức độ áp đặt của phát ngôn, tránh ép buộc người nghe.

-Đối với những hành động đe dọa thể diện (đề nghị trợ giúp, đề nghị chấp nhận…), sự đền bù thể diện âm tính có thể được thực hiện bằng việc tránh ép buộc người nghe phải trả

lời. Điều này có thể được tiến hành bằng cách công khai đưa ra khả năng Không hành động cho người nghe. Việc tránh ép buộc người nghe có thể thực hiện bằng cách cố gắng giảm thiểu tính đe dọa của sự ép buộc bằng cách nêu rõỡ̃ quan điểm của người nói về các giá trị “Quyền lực” (P), “Khoảng cách” (D) và “Mức độ áp đặt” (R). (Brown & Levinson, 1990).

Mục đích:

- Sử dụng chiến lược tỏ ra bi quan nhằm mục đích người nói gặp một chuyện hệ trọng, cần sự cảm thông, giúp đỡỡ̃ của người nghe.

2. Cách thực hiện

2.1. Sử dụng thức giả định

Được sử dụng nhằm giảm nhẹ sự ép buộc đối với người nghe, tạo ra cảm giác ‘phi hiện thực’ của nội dung mệnh đề.

Ví dụ: Will you sweep the floor? (Anh/chị sẽ quét nhà chứ?)

→Would you sweep the floor, please? (Anh/chị sẽ [giả định] quét nhà chứ + nhã hiệu?)

Can you turn off the lights? (Anh/chị có thể tắt đèn được không?)

Could you turn off the lights, please? (Anh/chị có thể [giả định] tắt đèn được không + nhã hiệu?)

→ Would/Could biểu hiện mức độ lịch sự (âm tính) cao hơn bời giúp nghe cảm thấy ít bị bắt buộc hơn Yếu tố tiền giả định mang tính ‘bi quan’ rằng người nói chỉ coi đây là một giả định có khả năng được thực hiện.

Trong tiếng Việt, thức giả định được thực hiện qua các nhã hiệu mang tính tôn vinh như “ạ”, “dạ”, “giá (mà)”.

Ví dụ: Giá mà anh có thể quét nhà nhỉ Bạn có thể tắt đèn được không ạ?

2.2. Sử dụng dấu hiệu uyển thanh (dấu hiệu che chắn bi quan)

Được sử dụng nhằm giảm tính chắc chắn của nội dung mệnh đề

Tỏ ra rằng người nói không dám chắc là hành động có được người nghe thực hiện hay không, hoặc thông tin của mệnh đề có đúng đắn hay không.

18

Ví dụ: Có lẽ/Nên chăng/Có thể/… chúng ta nên nói cho cô ấy biết về chuyện đó. Maybe/Perhaps/Possibly/… we should tell her about it.

2.3. Sử dụng cách nói phủ định

Có thể được diễn giải là chiến lược lịch sự dương tính hoặc âm tính phụ thuộc vào chủ định giao tiếp của người nói và diễn giải của người nghe.

Nếu được sử dụng để hàm chỉ việc người nói tỏ ra bi quan và nghi ngờ về việc liệu người nghe sẽ thực hiện điều được nêu ra hay sẽ coi điều được nêu ra là đúng đắn thì cách nói này là tiểu chiến lược âm tính.

Ví dụ: Không biết là bạn có đang rảnh để nói chuyện với tôi chút không

I don’t suppose there would be any chance of you going out with me tomorrow (Tôi không cho rằng sẽ có hi vọng về việc anh đi chơi với tôi vào ngày mai)

2.4. Tình huống sử dụng.

Sử dụng thức giả định

Sử dụng để хin phép (permiѕѕion), уêu cầu hoặc đề nghị ai đó làm gì (requeѕt).Thường được sử dụng để nói với người lạ, người mới quen để thể hiện sự trang trọng, lịch sự.

Sử dụng dấu hiệu uyển thanh

Được sử dụng khi còn chưa chắc chắn điều bản thân sắp nói ra có đúng hay không hoặc tỏ ra rằng người nói không dám chắc là người nghe có thực hiện hành động hay không.

Sử dụng cách nói phủ định

Sử dụng khi ta nghi ngờ rằng người nói có thực hiện hành động được nói ra hay không, hoặc khi chưa biết điều nói ra tiếp theo có đúng hay không.

2.5. So sánh giữa tiếng Anh và tiếng Việt

Tiếng Anh Tiếng Việt

Thức giả định

Thường xuyên sử dụng Could/Would Thường sử dụng Giá (mà); dạ hay ạ Dấu hiệu uyển thanh

19

Sử dụng yếu tố nhấn như: Just, simply, …

Sự không chắc chắn: Perhaps, maybe, …

Nhấn nhá như: Vừa, vừa mới, đơn giản là, …

Sự không chắc chắn: Có vẻ, có thể,… Nói phủ định

Sử dụng y hệt tiếng Việt qua việc dùng từ “yet”

Từ “chưa” trong câu hỏi biểu thị ý muốn hỏi về một điều mà cho đến một lúc xác

định nào đó không biết có xảy ra không Còn trong câu trả lời, chưa biểu thị ý phủ định đối với một điều mà cho đến một lúc

nào đó không có hoặc không xảy ra.

2.5. Lời khuyên

Sử dụng chiến lược tỏ ra bi quan giúp giữ cho người giao tiếp đối diện cảm thấy thoải mái, không quá bị bắt buộc. Đồng thời sẽ giúp tạo mối quan hệ tốt giữa hai đối tượng giao tiếp. Vậy chúng ta nên sử dụng cách giao tiếp này trong giao tiếp trang trọng để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng đối với người đối diện.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược 1 (gián tiếp ước lệ), chiến lược 2 (đặt câu hỏi và lối nói rào đón) và chiến lược 3 (tỏ ra bi quan) của lịch sự âm tính (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w