Quy trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY MAY HƯNG LONG (Trang 29)

Hình 2. 1 Hình ảnh nhà cắt tại công ty

2.1.1.1 Điều kiện thực hiện.

- Kế hoạch sản xuất, lệnh cắt, lệnh cấp nguyên liệu.

- Tài liệu kĩ thuật, tiêu chuẩn kĩ thuật, bảng màu, các văn bản hướng dẫn của khách hàng. - Sơ đồ cắt, mẫu giấy, vải.

- Dụng cụ, thiết bị máy móc để phục vụ quá trình cắt.

30

Bước 1: Nhận kế hoạch sản xuất,

TLKT, bảng màu, sơ đồ, mẫu, nguyên liệu.

Bước 2: Họp triển khai

Bước 3: Phân công lao động, cấp tài liệu cho

các bộ phận

Bước 4: Triển khai sản xuất

Bước 5: Kiểm soát giám sát các công việc trong

tổ

Bước 7: Xử lý các phát sinh

(nếu có)

Bước 6: Cập nhật tình hình sản xuất vào sổ tiến

31

Cụ thể như sau:

Bước 1: Nhận kế hoạch triển khai sản xuất, TLKT, bảng màu, sơ đồ, mẫu, nguyên liệu.

- Nhận lệnh sản xuất, lệnh cấp nguyên liệu từ phòng KHVT.

Hình 2. 2 Kế hoạch cắt mã HANES- G10 tuần 4

- Nhận lệnh sản xuất, tiêu chuẩn kĩ thuật của mã hàng (các yêu cầu về cắt, ép mex, đánh số), bảng màu và các văn bản hướng dẫn của khách hàng từ phòng kĩ thuật.

- Nhận tài liệu kỹ thuật, bảng màu, sơ đồ, nguyên liệu.

32 => Tổ trưởng phải kiểm tra đúng với mã hàng thì mới nhận, nếu không đúng thì phải trả lại nơi giao tài liệu.

- Căn cứ vào lệnh cấp nguyên liệu (vải) nhận vải tại kho NPL, kí nhận vào sổ cấp phát nguyên liệu với kho NPL.

- Tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng vải nhập theo List khách hàng gửi. Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu: đặc điểm kết cấu của sản phẩm, bảng thông số, bảng thông kê chi tiết.

Bước 2: Họp triển khai sản xuất

- Kết hợp với cán bộ quản lý trong xí nghiệp để tiến hành triển khai mã hàng. - Triển khai cách thức làm việc cụ thể cho từng công nhân.

- Biên bản trước khi sản xuất.

Bước 3: Phân công lao động, cấp tài liệu cho các bộ phận.

- Tổ trưởng dựa vào kế hoạch sản xuất, tài liệu kỹ thuật, bảng ma trận tay nghề của công nhân để phân công việc cho công nhân.

- Cấp tài liệu cần thiết cho các bộ phận.

- Dựa vào trình độ tay nghề để phân công hợp lý.

- Hướng dẫn cho công nhân nhận biết mặt trái mặt phải của vải, biết đọc tài liệu cần thiết.

Bước 4: Triển khai sản xuất

- Xả vải: Tùy vào từng mã hàng sẽ tiến hành xả vải theo đúng yêu cầu của khách hàng. Khi xả phải ghi báo cáo xả vải gồm những thông tin sau: Khách hàng, mã hàng, thời gian cần xả, số cuộn, số lượng trước và sau khi xả (yds/m) và thời gian bắt đầu và kết thúc.

- Trải vải: Căn cứ vào bảng màu của phòng kĩ thuật cũng như các tỷ lệ của sơ đồ, số lượng của mã hàng, tổ trưởng tính toán lại bàn cắt để lên kế hoạch cắt chi tiết cho mã hàng. + Tổ trưởng phân công công nhân thực hiện công việc trải vải.

+ Kiểm tra khổ vải, chủng loại đúng yêu cầu (dựa trên biên bản kiểm vải của QC kiểm vải) sau đó mới hướng dẫn công nhân tiến hành trải vải.

+ Yêu cầu công nhân trải vải dựa theo sơ đồ, đúng số lớp, theo bảng màu NPL, TLKT của mã hàng. Nhắc nhở công nhân lưu ý phải kiểm tra từng lá vải xem vải có bị lỗi sợi hoặc lỗi

33 khác không. Nếu có thì tùy mức độ nghiêm trọng mà dừng lại báo cho KCS hoặc phụ trách xử lí.

+ Phân công cho công nhân ghi chép phiếu hoạch toán bàn cắt đầy đủ.

Hình 2. 4 Hình ảnh trải vải tại nhà cắt của công ty.

- Cắt: Khi trải xong một bàn QC của tổ cắt hoặc tổ trưởng sẽ kiểm tra lại số lớp vải, chất liệu, màu sắc theo bảng phối màu cũng như tỷ lệ size trên sơ đồ có chính xác hay không trước khi tiến hành cắt.

+ Tùy vào yêu cầu của từng mã hàng mã tổ trưởng sẽ triển khai cho công nhân cắt.

+ Kiểm tra các thiết bị máy móc vì các loại máy cắt thường rất sắc nhọn nên phải tuyết đối đảm bảo an toàn lao động tránh các tổn thương trong quá trình làm việc ( bảo trì kiểm tra định kỳ 1 tháng 1 lần).

+ Thường xuyên kiểm tra trong quá trình cắt của công nhân tránh hiện tượng sai hỏng hàng loạt.

34

Hình 2. 5 Hình ảnh máy cắt tự động theo sơ đồ.

35

Hình 2. 7 Hình ảnh phiếu theo dõi bàn cắt thủ công

Hình 2. 8 Hình ảnh sổ theo dõi máy cắt tự động

36

Hình 2. 9 Hình ảnh bảng hướng dẫn đánh số

+ Kiểm tra, giám sát trong quá trình công nhân bóc tách màu theo màu trên tất cả các chi tiết BTP.

+ Hướng dẫn công nhân đánh số làm đúng theo quy cách đánh số.

+ QC sẽ kiểm tra lại 1 lần trước khi chuyển giao để cấp phát cho bộ phận may tổ trưởng sẽ phối kết hợp kiểm tra và giải quyết các sai hỏng.

37

Bước 5: Kiểm soát giám sát các công việc trong tổ

- Kiểm tra tất cả các bộ phận, công đoạn.

- Kiểm tra lại BTP khi được chuyển tới bộ phận tiếp theo tránh trường hợp nhầm lẫn. - Kiểm soát các phát sinh trong tổ và đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Bước 6: Cập nhật tình hình sản xuất vào sổ tiến độ sản xuất và sổ năng suất tổ cắt.

- Sau quá trình kiểm tra kết quả sẽ được ghi lại rõ ràng vào biên bản kiểm tra để thống kê lại các lỗi đề ra hướng giải quyết.

Hình 2. 11 Hình ảnh tiến độ sản xuất tại nhà cắt.

Bước 7: Xử lý các tình huống phát sinh (nếu có)

Trình bày cụ thể ở mục 2.1.1.6

2.1.1.3 Phân tích đánh giá thực trạng, ưu, nhược điểm của quy trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt.

38

Bảng 2. 1 Bảng đánh giá thực trạng, ưu, nhược điểm của quy trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt

TT Các bước thực hiện Ưu điểm Nhược điểm

1

Kiểm soát, giám sát các công việc trong

tổ.

Kiểm tra tất cả các công đoạn, các bộ phận.

Quá trình xử lí các vấn đề phát sinh chưa nhanh gọn, gây mất thời gian làm ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo.

2 Cập nhật tình hình sản xuất.

Tình hình sản xuất được ghi chi tiết vào sổ tiến

độ sản xuất.

Các mẫu bảng biểu trong sổ tiến độ sản xuất được ghi thủ công, gây khó khăn cho người xem. Phải là người có chuyên môn mới có thể hiểu được vì thế cũng gây ra những khó khăn khi có sự cố cần bàn giao công việc.

=> Để khắc phục được các nhược điểm của quá trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt em xin đưa ra một số giải pháp cải tiến như sau:

- Quá trình xử lí các vấn đề phát sinh cần diễn ra nhanh gọn, tránh tình trạng đổ lỗi giữa các bộ phận cho nhau mà cần bàn bạc để đưa ra giải pháp xử lí kịp thời, giảm ảnh hưởng nhất đến các công đoạn tiếp theo.

- Ghi chép tiến độ sản xuất theo một biểu mẫu cụ thể, được đánh máy nhưng vẫn phải đảm bảo được sự rõ ràng, chi tiết, giúp người xem có thể dễ dàng hiểu được.

2.1.1.4 Tổng hợp, phân tích kết quả thực tập nội dung triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt.

- Trong quá trình đi tham quan em đã tìm hiểu được cơ bản quy trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt; đánh giá được ưu, nhược điểm của quá trình này và so sánh quy trình triển khai điều hành sản xuất giữa lí thuyết được học với thực tế doanh nghiệp.

39 2.1.1.5 Kết quả đối sánh của quy trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt giữa lí thuyết với thực tế hiện tại doanh nghiệp.

- Về cơ bản, quy trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt giữa lí thuyết với thực tế hiện tại doanh nghiệp tương đối giống nhau về điều kiện sản xuất, về quy trình thực hiện. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như mặt hàng sản xuất mà ở các bước thực hiện lại có sự khác nhau với lí thuyết được học. Được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2. 2 Bảng kết quả đối sánh của quy trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt giữa lí thuyết với thực tế doanh nghiệp.

TT Các bước thực hiện Lý thuyết Thực tế tại công ty

1 Trải vải

Trải vải theo một chiều cố định giữa các chi tiết trong cùng một mã hàng.

- Tùy vào từng chi tiết mà có

cách trải vải khác nhau. Ví dụ với thân trước và thân sau của quần lót, người ta trải theo một chiều nhất định. Tuy nhiên, với đũng quần, người ta trải hai mặt trái úp vào nhau để thuận tiện cho quá trình lắp ráp của công nhân may.

2 Cắt bán thành phẩm

- Đối với vải trơn (không có kẻ) cắt chuẩn trên máy cắt tay và cắt vòng.

- Đối với cải kẻ, cắt phá trên máy cắt tay, sau đó phải dọc thẳng kẻ và đối kẻ, xếp lại và áp mẫu dưỡng để cắt.

- Công ty chủ yếu sản xuất

quần áo lót và áo khoác nên chủ yếu là vải trơn. Thêm vào đó công ty sử dụng một phần là máy cắt tự động giúp quá trình cắt được nhanh

40 hơn, phần còn lại dùng máy cắt tay và máy cắt vòng. - Mang bao tay thép trước khi

cắt. Thông thường là loại bao tay chỉ có 3 ngón. Chú ý về an toàn lao động.

- Ở công ty, tại bộ phận cắt,

công nhân cũng chú ý về an toàn lao động. Tuy nhiên, đối với một số đơn hàng quần lót quá bé, người lao động không đeo bao tay trong quá trình cắt vì nó gây vướng, không cắt được.

3 Đánh số - Công nhân tiến hành đánh số trên tất cả các chi tiết.

- Không thực hiện đánh số

đối với sản phẩm quần lót nữ.

4 Ép mex, in thêu - Tiến hành ở sau công đoạn đánh số.

- Sau khi được may hoàn

thiện, sản phẩm mới được chuyển đi in logo.

2.1.1.6 Các phát sinh trong quá trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt.

Bảng 2. 3 Bảng liệt kê một số phát sinh trong quá trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận cắt.

TT Phát sinh Nguyên nhân Khắc phục/ phòng ngừa

1

Mất phiếu tác nghiệp bàn cắt, bảng tác nghiệp màu, mất phiếu

Do sơ suất trong quá trình làm việc, không cẩn thận làm mất.

- Liên hệ với phòng sơ đồ xin cấp lại phiếu tác nghiệp bàn cắt.

- Liên hệ với phòng kĩ thuật xin cấp lại bảng tác nghiệp

41 xuất nhập tư,

lệnh sản xuất....

màu, phiếu xuất vật tư, lệnh sản xuất...

2 Thiếu hụt công nhân

Công nhân bị nhiễm Covid 19 hoặc công nhân nghỉ đột xuất.

- Báo cáo tình hình lên giám đốc sản xuất để đưa ra cách xử lí phù hợp, đồng thời phải có những biện pháp nhằm trấn an tinh thần của những công nhân còn lại đang làm việc tại phân xưởng cắt.

3 Triển khai nhầm hoặc sai kế hoạch sản xuất. - Do chính các cán bộ triển khai, điều hành sản xuất có sự nhầm lẫn giữa các mã hàng với nhau. - Phòng kĩ thuật triển khai sai kế hoạch.

- Có sự thay đổi từ bên trên nhưng chưa nắm bắt kịp thời.

- Đối với kế hoạch đã được triển khai cần nhanh chóng thực hiện mã hàng mới để thực hiện đúng tiến độ tránh việc chuyền may không có hàng.

42 2.1.2 Quy trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận may.

Hình 2. 12 Hình ảnh chuyền may tại công ty

2.1.2.1 Điều kiện thực hiện.

- Sản phẩm mẫu, bộ mẫu HDSX, thước dây. - NPL, kế hoạch sản xuất, tài liệu, bảng màu. - Bảng ma trận kĩ năng tay nghề công nhân. - Thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình may.

43 2.1.2.2 Quy trình triển khai, điều hành sản xuất tại bộ phận may.

Cụ thể như sau:

Bước 1: Nhận lệnh sản xuất, TLKT, sản phẩm mẫu, mẫu HDSX, NPL…

- Tổ trưởng nhận lệnh sản xuất từ phòng KHVT.

- Nhận TLKT, bảng màu, mẫu HDSX và sản phẩm mẫu từ phòng kế hoạch.

Hình 2. 13 Hình ảnh kế hoạch sản xuất và kế hoạch giao hàng.

Bước 1: Nhận lệnh sản xuất, TLKT, sản phẩm mẫu, mẫu HDSX, NPL,

Bước 3: Phân công lao động, thiết kế chuyền Bước 2: Họp triển

khai sản xuất

Bước 4: Rải chuyền

Bước 5: Cân bằng chuyền Bước 6: Xử lý các tình

huống phát sinh Bước 7: Kiểm soát

năng suất, chất lượng ra chuyền

44

Hình 2. 14 Hình ảnh sổ giao nhận bán thành phẩm từ nhà cắt.

45

Bước 2: Họp triển khai sản xuất

- Trước khi rải chuyền khoảng 2 ngày, cán bộ quản lí chuyền may căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã lập tiến hành họp triển khai sản xuất.

- Nội dung: Thông báo về đơn hàng sản xuất, số lượng đơn hàng, năng suất dự kiến, ngày vào chuyền, ngày xuất hàng, sản phẩm mẫu và các yêu cầu về chất lượng.

Bước 3: Phân công lao động, thiết kế chuyền

- Tổ trưởng dựa vào bảng ma trận tay nghề để sắp xếp công việc cho từng công đoạn. - Tổ trưởng phối hợp với nhân viên kỹ thuật hướng dẫn công nhân thao tác may sản phẩm theo sát quá trình công nhân may, bấm giây giờ, tính năng suất công đoạn căn cứ theo bảng thời gian chuẩn (có thể là dự kiến) để đánh giá công nhân. Nếu năng suất công nhân đạt được từ 50% trở lên là đạt còn dưới 50% là không đạt, nếu không đạt tổ trưởng cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục hiện tượng này.

- Tổ trưởng sẽ dựa vào kết quả, số lượng công nhân trong chuyền và bậc thợ của họ để giao việc khi vào mã hàng mới.

Bước 4: Rải chuyền

- Tổ trưởng sẽ kết hợp cùng với nhân viên phòng kỹ thuật tiến hành rải chuyền, khi đơn hàng trước sẽ được thoát chuyền theo từng công đoạn và chạy theo dây chuyền nước chảy. Nếu có hàng sửa cũng sẽ được thoát chuyền cùng với số lượng hàng cuối cùng của chuyền, thoát chuyền đến đâu thì vật tư và BTP của đơn hàng mới được chuyển vào rải chuyền. - Tổ trưởng sẽ hướng dẫn thao tác may cho công nhân, đối với các mã hàng mới tổ trưởng sẽ phải hướng dẫn kỹ hơn cho công nhân. Khi công nhân may hoàn thiện công đoạn của mình tổ trưởng phải kiểm tra trước khi chuyền đi công đoạn tiếp theo.

Bước 5: Cân bằng chuyền

- Tổ trưởng quan sát các công nhân làm việc nếu thấy công đoạn của công nhân nào ùn hay không có hàng thì sẽ phân bổ lại công việc sao cho phù hợp với tay nghề của từng người.

Bước 6: Xử lí các tình huống phát sinh

Trình bày cụ thể ở mục 2.1.2.6.

46 - Kiểm tra năng suất.

- Tổ trưởng đặt ra mức khoán cho từng công nhân, theo dõi năng suất từng công nhân nhằm thúc đẩy năng suất theo từng giờ, kiểm tra, đông viện, khen thưởng và nhắc nhở kịp thời.

Hình 2. 16 Hình ảnh biểu theo dõi năng suất hàng ngày

- Kiểm tra chất lượng:

+ Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm đầu chuyền: Tổ trưởng kết hợp với KCS và QA kiểm tra và đánh giá sản phẩm đầu chuyền. Khi sản phẩm đầu tiên ra chuyền sẽ kiểm tra các lỗi về đường may, thông số dựa theo bảng quy cách đã được ban hành. Nếu QA kiểm đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt, nếu không đạt sẽ họp triển khai sản

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY MAY HƯNG LONG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)