Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trang trại

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng, biện pháp phòng và điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn tưởng, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 41)

Trong thời gian thực tập tại trang trại, em cùng kỹ sư tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Em được trang trại phân công theo dõi chăm sóc nuôi dưỡng 600 lợn thương phẩm, kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Sốlượng lợn thịt trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian thực tập tại trang trại

Tháng theo dõi

Số lượng chăm sóc, nuôi dưỡng

(con)

Lợn cái Lợn đực Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 600 290 48,33 310 51,67 2 595 287 48,24 308 51,76 3 594 287 48,32 307 51,68 4 592 286 48,31 306 51,69 5 592 286 48,31 306 51,69

Qua bảng 4.2 cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình.Em đã trực tiếp tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng số lượng lợn thịt được phân chia và hoàn thành 100% khối lượng công việc được giao.

Để nâng cao hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt, cần phải đảm bảo khẩu phần ăn một cách hợp lý, để đạt được chỉ số thể trạng mong muốn và sự khỏe mạnh của cả đàn lợn thì cần chú ý tới lượng thức ăn thu nhận qua từng giai đoạn. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thức ăn qua từng giai đoạn

Loại thức ăn

Giai đoạn phát triển của lợn

(tuần tuổi) Số bao/ngày Số lợn (con) 550SF 4-7 15 595 551F 7-12 22 594 552SF 12-16 27 592 552F 16-20 33 592 553F 20- Xuất chuồng 39 592

Qua bảng 4.3 cho thấy, sự phân chia thức ăn qua từng giai đoạn giúp cho vật nuôi phát triển mạnh khỏe, phát tiển đồng đều và không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Với loại thức ăn 550SF ở giai đoạn từ 4-7 tuần tuổi, lợnsử dụng hết 15 bao/ngày/595 con. 551F ở giai đoạn từ 7-12 tuần tuổi, lợnsử dụng hết 22 bao/ngày/594 con. 552SF giai đoạn từ 12-16 tuần tuổi, sử dụng hết 27 bao/ngày/592 con. 552F giai đoạn lợn từ 16-20 tuần tuổi, sử dụng hết 33 bao/ngày/592 con. 553F giai đoạn lợn từ 20 - xuất chuồng, sử dụng hết 39 bao/ngày/592 con.

* Công việc thực hiện trong ngày như sau:

Sáng sớm, chúng em tiến hành kiểm tra tình hình toàn bộ điện vàtình trạng sức khỏe trên đàn lợn.Sau đó, cho lợn ăn,bổ sung điện giải vào nước nhỏ giọt (trong 3 tháng đầu), vệ sinh chuồng trại, nếu có phát hiện lợn bị bệnh thì tiến hành chuẩn đoán sơ bộ và báo cáo cho kỹ sư trại.

Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng bằng hệ thống quạt gió,bóng điện úm với mùa đông và giàn mát với mùa hè sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất.

Bằng các biện pháp quan sát thông thường, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị.

Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống đàn lợn trong thời gian thực tập tại trang trại

Tháng theo dõi Số lợn theo dõi (con) Số lợn còn sống (con) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) 1 600 595 5 99,16 2 595 594 1 99,83 3 594 592 2 99,66 4 592 592 0 100 5 592 592 0 100

Qua bảng 4.4 cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Em đã trực tiếp tham gia cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm và điều trị lợn bị bệnh đạt 100% khối lượng công việc được giao. Qua 6 tháng em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng 600 lợn con có tỷ lệ nuôi sống được thể hiện các tháng sau. Tháng 1 số lợn theo dõi 600 con, tỷ lệ nuôi sống 99,16%. Tháng 2 số lợn theo dõi 595 con (1 con chết), tỷ lệ nuôi sống 99,83%. Tháng 3 số lợn theo dõi 594 con (2 con chết), tỷ lệ nuôi sống 99,66%. Tháng 4 số lợn theo dõi 592 con, tỷ lệ nuôi sống 100%. Tháng 5 số lợn theo dõi 592, tỷ lệ nuôi sống 100%.

4.3. Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại

4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc khử trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Apa Clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/3.200. Kết quả thực hiện công tác sát trùng chuồng trại được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh tại trang trại Công việc Lần/tuần Số tuần

(tuần) Kết quả (lần) Tỷ lệ đạt (%) Phun sát trùng 7 21 147 100 Rắc vôi 2 21 42 100 Quét mạng nhện 4 21 84 100 Vệ sinh hố bể sát trùng 1 21 21 100 Lau kính 1 21 21 100

Qua bảng 4.5cho thấy:

- Công tác phun sát trùng là khâu rất quan trọng làm giảm mầm bệnh có thể lây lan cho lợn. Trại quy định phun sát trùng 7 lần/tuần, em đã thực hiện được 147 lần trên tổng số 21 tuần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

trình đi vào chuồng có thể đưa mầm bệnh vào trong chuồng. Trại quy định 2 lần/tuần, em đã thực hiện được 42 lần trên tổng số 21 tuần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

- Quét mạng nhện trong chuồng làm giảm khói bụi bám vào mạng nhện, giảm khả năng lợn bị viêm phổi, em đã thực hiện 84 lần trên tổng số 21 tuần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

- Vệ sinh hố bể sát trùng giúp cho bể luôn sạch sẽ không bị tồn đọng hóa chất, em đã thực hiện được 21 lần trên tổng số 21 tuần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

- Lau kính giúp cho kính luôn sạch sẽ đảm bảo độ sáng chiếu vào chuồng nuôi, em đã thực hiện được 21 lần trên tổng số 21 tuần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

4.3.2. Kết quả thực hiệnphòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trang trại Nguyễn Văn Tưởng, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực và chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại cũng như trước khi vào chuồng. Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình.

Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quảthực hiện công tác phòng bệnh bằng vắc xin tại trại

Tiêm phòng vắc xin Số lượng (con) Kết quảan toàn/đạt Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Lở mồm long móng (lần 2) 592 592 100

Từ bảng 4.6 cho thấy: Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia tiêm phòngLở mồm long móng (lần 2) cho 592 con lợn thịt nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc.

4.3.3. Kết quả thực hiện công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn thịt tại trại

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, chúng em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn tại trang trại. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn thịt được trình bày ở bảng 4.7.

* Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm nặng ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng) để có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng cho tốt và thực hiện phương pháp điều trị bệnh có hiệu quả.

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc (con) Tỷ lệ (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ chết (%) Viêm khớp 600 14 2,33 0 0 Viêm phổi 600 80 13,33 4 5,00 Tiêu chảy 600 97 16,16 3 3,10 Viêm rốn 600 3 0,50 1 33,33 Viêm tai 600 5 0,83 0 0

Bảng 4.7 cho thấy: Qua theo dõi 600 lợn, có 14 con mắc bệnh viêm khớp, tỷ lệ mắc bệnh 2,33%; có 80 con mắc bệnh viêm phổi, tỷ lệ mắc bệnh là 13,33%; có 97 con mắc bệnh tiêu chảy, tỷ lệ mắc bệnh là 16,16%; có 3 con

mắc bệnh viêm rốn, tỷ lệ mắc bệnh là 0,50% vàcó 5 con mắc bệnh viêm tai,tỷ lệ mắc bệnh là 0,83%. Số lợn chết do viêm phổi là 4 con chiếm tỷ lệ 5,00%; chết do tiêu chảy là 3 con chiếm 3,10% và chết cho viêm rốn là 1 con chiếm 33,33%.

4.3.4. Kết quả công tác điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Từ kết quả chuẩn đoán bệnh trên đàn lợn của trại, chúng em đã tiến hành điều trị một số bệnh cho đàn lợn của trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Tên

bệnh

Tên thuốc, liều lượng sử dụng Thuốc hỗ trợ Số lợn điều trị (con) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ (%) Thời gian điều trị (ngày) Viêm khớp Pendistrep L.A

1ml/10 kgTT/ngày, tiêm bắp Dexazin hex 14 14 100 3-5

Viêm phổi

Tylosin 20%

1ml/10 kgTT/ngày,tiêm bắp Dexazin hex 80 76 95 3-5

Tiêu chảy Norflox 100 1ml/10 kgTT/ngày, tiêm bắp Atropin, điện giải, giảm cám 97 94 96,90 3-5 Viêm rốn Hitamox LA 1ml/10 kgTT/ngày, tiêm bắp 3 2 66,67 3-5 Viêm tai Hitamox LA 1ml/10 kgTT/ngày, tiêm bắp 5 5 100 3-5

Qua bảng 4.8 cho thấy:

- Sử dụng thuốcPendistrep L.A với liều 1 ml/10 kg TT/ngày điều trị cho 45 lợn mắc bệnh viêm khớp, số con khỏi là 14 con, tỷ lệ điều trị đạt 100%, thời gian điều trị trung bình từ 3 - 5 ngày (tiêm Dexazin hex để hỗ trợ, liều lượng 1ml/10kg thể trọng).

- Sử dụng thuốcTylosin 20% kết hợp với Dexazin hex tỉ lệ 2:1,với liều lượng 1,5ml/10 kgTT/ngày điều trị cho 80 lợn mắc bệnh viêm phổi, số con khỏi là 76 con, tỷ lệ điều trị đạt 95%, thời gian điều trị trung bình từ 3 - 5 ngày.

- Sử dụng thuốc Norflox100 kết hợp với Atropin tỉ lệ 2:1, với liều lượng1,5ml/10 kg TT/ngày điều trị cho 97 lợn mắc bệnh tiêu chảy, số con khỏi là 94 con, tỷ lệ điều trị đạt 96,90%, thời gian điều trị trung bình từ 3 - 5 ngày.

- Sử dụng thuốc Hitamox LAvới liều lượng 1 ml/10 kg TT/ngày điều trị cho 3 lợn mắc bệnh viêm rốn, số con khỏi là 3 con, tỷ lệ điều trị đạt 66,67%, thời gian điều trị trung bình từ 3 - 5 ngày.

- Sử dụng thuốc Hitamox LA với liều lượng 1 ml/10 kg TT/ngày điều trị cho 5 lợn mắc bệnh viêm tai, số con khỏi là 5 con, tỷ lệ điều trị đạt 100%, thời gian điều trị trung bình từ 3 - 5 ngày.

4.4. Một số công việc khác tại trang trại

Trong thời gian thực tập ngoài công việc chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt mà em được phân công phụ trách, em còn tham gia một số công việc khác, kết quả được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại trang trại STT Nội dung Đơn vị Số lượng Kết quả Tỷ lệ

(%) 1 Nhập lợn Con 2400 2400 100 2 Làm cỏ Lần 22 22 100 3 Xây dựng Lần 12 12 100 4 Hủy lợn Lần 26 26 100 5 Nuôi cá Con 5000 5000 100 6 Chặt cây Lần 21 21 100

Qua bảng 4.9 cho thấy: Trong thời gian thực tập tại trang trại ngoài công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn, em còn tham gia vào một số công việc khác tại trang trại như: nhập lợn2400 con đạt tỷ lệ 100%, làm cỏ 22 lần đạt tỷ lệ 100%, xây dựng 12 lần đạt tỷ lệ 100%, hủy lợn 26 lần đạt tỷ lệ 100%, nuôi cá 5000 con đạt tỷ lệ 100%, chặt cây 21 lần đạt tỷ lệ 100%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

- Về công tác vệ sinh thú y của trại:

+ Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ sư Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.

+ Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày, chúng em quét dọn vệ sinh chuồng trại, thay nước máng, đường đi trong trại được quét dọn và rắc vôi theo định kỳ.

- Những công việc em đã được học và thực hiện như sau:

+ Đã trực tiếp bổ sung chất điện giải vào quy trình pha nước nhỏ giọt trong 3 tháng nuôi lợn nhỏ.

+ Đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao.

+ Đã tiêm phòng Lở mồm long móng (lần 2)cho 592 con lợn nuôi tại trại. + Đã chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, viêm khớp, viêm rốn, viêm tai cho lợn đạt tỷ lệ khỏi từ 96,90% - 100%.

+ Đã trực tiếp tham gia 7 lần nhập lợn với tổng số 2400 con, khối lượng trung bình của lợn nhập là 5kg/con.

+Đã tham gia thực hiện một số công việc khác mà trại giao nhiệm vụ đều đạt kết quả 100%.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm da.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.

- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con,

các phác đồ điều trị”,Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn

E.coli trong hội trứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện

pháp phòng trị”, Luận án Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

3. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng, biện pháp phòng và điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn tưởng, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 41)