Sinh hoạt văn hóa xã hội truyền thống:

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch môn Địa Lý - Du Lịch (Trang 34 - 38)

III. Dân tộc K’Ho:

2. Sinh hoạt văn hóa xã hội truyền thống:

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là những khúc hát mang đậm sắc thái Tây Nguyên. Vẻ đẹp đầy quyến rủ và hoang sơ của các sơn nam, sơn nữ, nhịp nhàng bên bếp lửa bập bùng. Không khí thật thú vị, càng thú vị hơn khi chúng tôi được

Hình 18: Người Lạch Sinh hoặt tập thể bằng cách đốt lửa nhảy múa Nguồn: (www.phuot.com)

thưởng thức món rượu cần, cùng với thịt nướng, say sưa trong đêm giao lưu mặc dù ngoài trời đang rất lạnh, không chỉ thế chúng tôi còn được tham gia nhảy múa cùng các sơn nam, sơn nữ với những lời ca mộc mạc, vũ điệu rộn ràng trong điệu

hát cồng chiêng: “Mời rượu chào khách”, “Lên rẫy”, “Tình anh em”, “Em đi tỉa bắp”…

2.1. Trang phục:

Đấy là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi với dân tộc này. Tìm hiểu về họ chúng ta càng thấy thú vị hơn. Dân tộc K’Ho cũng như những dân tộc khác, họ cũng có những trang phục truyền thống của họ. Trang phục của đàn ông là khố bằng vải bản rộng, dài khoảng 1,5 - 2 m, có hoa văn theo dải dọc. Phụ nữ dùng váy bằng một

thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài. Phụ nữ dùng vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai làm đồ trang sức.

2.2. Ẩm thực:

Người Cơ Ho thường ăn ba bữa, theo tập quán ăn bốc, lương thực chính là gạo ăn với thực phẩm như cá, thịt, rau. Trước kia, họ nấu ăn bằng ống nứa, sau này mới dùng các dụng cụ nấu ăn bằng đất nung, đồng, gang. Các món ăn thường chế biến khô để thuận tiện cho ăn bốc. Thực phẩm kho hoặc luộc, canh được chế biến từ rau trộn với tấm và cho thêm ớt, muối. Thức uống là nước suối, dụng cụ trữ nước uống là những quả bầu khô hoặc ghè. Người Cơ Ho hút các loại cây thuốc phơi khô cuốn lại, rượu cần (tơrnơm) làm từ gạo, ngô, sắn...với men chế biến từ cây rừng rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc, lễ hội...

2.3. Nhà ở:

Người Cơ Ho ở nhà sàn dài bằng gỗ, hai mái uốn cong, lợp bằng cỏ tranh, có liếp nghiêng ra phía ngoài và cũng lợp tranh để chống lạnh. Trước cửa ra vào là cầu thang lên xuống, vách đối diện với cửa để ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt chủ yếu (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra quanh bếp lửa trong nhà.

2.4. Tín ngưỡng:

Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho có tính chất đa thần...Thần linh (yang) là thế lực phù hộ cho con người vị và ma quỷ (chà) lại gây tai họa. Vị thần tối cao là Nđu, rồi có thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Núi,

2.5. Lễ hội:

Hằng năm, người K’ho tổ chức ăn Tết khi mùa màng đã thu hoạch xong (thường vào tháng 12 dương lịch). Tết này có ý nghĩa đón tết về nhà (Nhô Lir Bông hay Nhô Lirrong). Theo tập quán mỗi gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để cả Bon tổ chức lễ đâm trâu (Nho sa roowpu) trong dịp này. Lễ tổ chức ngoài trời trước nhà chủ có vật hiến, nhà già làng hay trên mảnh đất rộng, bằng phẳng, cao ráo trong làng với cây nêu trang trí sặc sỡ. Mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu bôi vào trán của những người đi dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7- 10 ngày, trong các ngày tết dân làng đến chung vui với từng gia đình. Trong từng gia đình người ta cũng tổ chức tế gà, bôi máu lên dựa thóc, sàn kho, cửa ra vào, cửa sổ. Sau tết người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc lớn như làm nhà, chuyển làng.

Mặt khác, ngoài việc thờ cúng thần linh và những tập tục, lễ hội thì người K’Ho còn có những kiêng cấm và hình phạt thỏa đáng đối với những người vi phạm như: ăn cắp, bội tín, loạn luân… Tất cả đều nhằm xây dựng cuộc sống ấm no cho buôn làng.

2.6. Xã hội:

Đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của người K’Ho là Bon. Bon vừa là đơi vị tổ chức xã hội mà còn là đơn vị kinh tế tự cấp, tự túc. Bon là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn hoặc công xã láng giềng mang đậm dấu vết của công xã mẫu hệ. Họ cư trú trong những căn nhà dài, kế cận nhau theo nhóm dòng họ. Những Bon này thường thành lập kế nguồn nước.

Đứng đầu Bon là quăng bon (Kuang bon) - là người được dân trong bon tín nhiệm. Về quyền lợi kinh tế, quăng bon cũng như những thành viên khác, nhưng về tinh thần, ông là người có uy tín tuyệt đối so với các thành viên khác trong Bon.

Trong xã hội truyền thống của người K’Ho tồn tại hai hình thức gia đình: gia đình lớn mẫu hệ và gia đình nhỏ mẫu hệ. Vì theo chế độ mẫu hệ, con cái sinh ra đều theo họ mẹ, quyền thừa kế tài sản đều thuộc về con gái.

Người K’Ho cũng có Họ và họ ý thức rất rõ về Họ của mình. Các thành viên trong họ có quyền bình đẳng về việc sử dụng đất đai và tham dự bàn bạc những quyết định cùa họ, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ đất đai, danh dự của dòng họ, yêu thương, giúp đỡ nhau…

2.7. Hôn nhân:

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã được xác lập và duy trì một cách khá chặt chẽ trong xã hội. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân (người phụ nữ có quyền đi cưới chồng). Trong hôn nhân của người K’Ho cũng có

Đấy là vài nét về văn hóa cũng như xã hội người K’Ho. Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu vài nét về kinh tế của dân tộc này.

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch môn Địa Lý - Du Lịch (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w