Langbiang phát triển kinh tế và du lịch: 1 Langbiang và du lịch:

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch môn Địa Lý - Du Lịch (Trang 25 - 27)

4.1. Langbiang và du lịch:

Nếu đã một lần đến Langbiang, du khách khó có thể quên được vùng đất này. Langbiang với những đỉnh núi cao ngất, có đỉnh cao tới 2169m, khí hậu luôn trong lành, mát mẻ quanh năm. Thưc vật phong phú với nhiều loại và đặc biệt là luôn có sự thay đổi theo độ cao, điểm giữa rừng thông mênh mông xanh ngát là những bông hoa mimoda vàng rực, hay hoa cẩm tú cầu… Mặt khác, đứng trên đỉnh núi, ta có thể phóng tầm mắt về mọi hướng để tận hưởng vẻ đẹp của xứ sở sương mù này.

Đấy là khi bạn muốn tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn của Langbiang. Còn phía dưới chân Langbiang là cả một thung lũng rộng lớn – Thung Lũng Trăm Năm. Ở nơi đây du khách có thể tổ chức sinh hoạt tập thể, đốt lửa trại, hoặc nghe, xem những làn điệu, những ca khúc mang đậm nét văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây, và đặc biệt du khách còn có thể thưởng thức rượu cần, thịt nướng khi say sưa trong điệu nhảy của các sơn nữ, sơn nam.

Ngày nay Langbiang đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Đến đây du khách có thể thử sức với chính mình, để chinh phục đỉnh Langbiang này. Du khách có thể lên đỉnh núi bằng xe U oat hoặc theo lối mòn mà leo lên, vừa lên vừa cảm nhận vẻ đẹp và sự thay đổi khí hậu, hệ thực vật nơi đây theo độ cao. Không chỉ thế du khách có thể qua đêm tên đỉnh núi để tận hưởng cái lạnh và thú vị nơi đây.

Trong tương lai, khu du lịch Langbiang còn dự kiến tổ chức các trò chơi mạo hiểm như nhảy dù lượn, leo vách đá bằng dây… Ngoài ra, kết hợp trồng rừng tạo

không thể thiếu với du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Đà Lạt.

4.2. Langbiang và kinh tế:

Ngoài nguồn thu đáng kể về du lịch, Langbiang còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành kinh tế khác. Tuy ở miền nhiệt đới – á xích đạo nhưng ở đây vẫn phát triển những cây trồng ôn đới như atiso, bắp cải, sà lách, su su, dâu tầm… trên những cánh đồng ngay dưới thung lũng và hàng năm mang

Hình 13: Núi LangBiang từ xa nhìn đến Nguồn: (www.)

lại nguồn thu đáng kể cho cư dân nơi đây.

Nói đến Langbiang thì ta thường nghĩ ngay đến loài cây đặc trưng nơi đây đó là cây thông. Thông ở đây trồng với diện tích lớn, chủ yếu là trồng để lấy gỗ Cây thông ba lá cho gỗ mềm nhẹ, thẳng, dễ chế biến nên được dùng nhiều trong xây dựng, làm giấy, làm gỗ dán, hàng gỗ thủ công mỹ nghệ. Nhựa Thông ba lá khá tốt, thông cho nhiều nhựa, trung bình 1 hecta rừng cho 1 tấn nhựa. Bên cạnh gỗ thông, rừng còn nhiều cây lấy gỗ khác, trữ lượng cũng rất đáng kể, đó là những cây Dẻ, Giổi, Xoan, Ngọc lan, Kim giao... Đây là những loài gỗ tốt, vân rất đẹp, bền không bị mối mọt, có mùi tinh dầu dễ chịu. Người ta cũng có thể chiết một số loài tinh dầu quý, nhất là cây Pơ-mu và Bách tùng. Ngoài những cây lấy gỗ, nhựa, thực vật nơi

đây còn có nhiều loài cây thuốc quý hiếm như Kinh giới, Đơn buốt, Đại bi, Nam sâm, Ngưu tất nam…mang lại nguồn thu nhập cao.

Ngoài các nguồn tài nguyên trên, động vật rừng ở đây cũng cung cấp một nguồn lợi đáng kể cho đời sống con người. Động vật có chất lượng thịt cao, ngon và bổ. Chúng dễ dàng trở thành các món ăn đặc sản đối với thực khách từ các nơi đến đây và dân địa phương từ trước đến nay. Chúng còn cung cấp dược liệu như cao khỉ, cao ban long (từ các loài Nai, Hươu, Hoẵng), cao gấu, cao trăn, mật khỉ, mật gấu…

Sự ưa chuộng nguồn dược liệu qúy giá này của du khách từ các nơi đến đây, kể cả châu Âu và một số nước châu Á, đã làm cho giá cả của các loài động vật cho dược liệu và các sản phẩm lấy từ chúng ngày càng cao, một số dược liệu cao cấp như cao hổ cốt, mật gấu, sừng tê và nhung nai rất đắt và không có giá nhất định...Bên cạnh việc săn bắt động vật lấy thịt, dược liệu, còn phải kể đến sự khai thác động vật tự nhiên lấy da, lông.

Tuy mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng cũng cần có biện pháp sử dụng hợp lý để không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này và phát triển kinh tế lâu dài hơn.

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch môn Địa Lý - Du Lịch (Trang 25 - 27)