NHÂN SINH QUAN

Một phần của tài liệu TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 4: Học thuyết của Trang ppt (Trang 32 - 38)

Lí tưởng của Trang tử

Một số học giả như Phùng Hữu Lan cho Trang tử chịu ảnh hưởng của Dương tử. Điều đó có lí. Trong tất cả các triết gia Tiên tần, tôi chỉ thấy Dương và Trang là đặt vấn đề hạnh phúc của con người. Trong bài “Nên hưởng đời” (VII.2) – mà tôi

đã trích dịch trong cuốn Liệt tử và Dương tử, trang 265-67 – Dương bảo đời người

ngắn ngủi, trừ những lúc bé nhỏ, già nua, ốm đau, buồn khổ…, chỉ còn khoảng mười năm có thể “sống ung dung vui vẻ” được nếu không phải lo lắng việc này việc khác. Đã vậy mà xã hội lại còn “dùng cách thưởng phạt khuyên ngăn, dùng

danh vọng và pháp luật để cấm đoán” thành thử con người không được “thoả thuê phóng túng” hưởng lạc một lúc nào cả. “Người thời thái cổ biết rằng đời sống chỉ

là tạm, chẳng bao lâu rồi chết, cho nên hành động theo lòng mình, không trái những thị hiếu tự nhiên (…) theo bản tính của họ, không làm trái với xu hướng

của vạn vật (…). Danh tiếng hơn hay kém, tuổi thọ nhiều hay ít họ không quan

tâm tới”.

Những chữ tôi cho in ngã là những ý chúng ta thấy lại trong học thuyết của Trang,

Sống ung dung vui vẻ, thoả thuê, không để cho xã hội bó buộc mình, theo bản tính

sinh tử, đó là quan niệm “tiêu dao”, thảnh thơi tự tại của Trang và Trang không phải là vô cớ đã đặt ngay lên đầu tác phẩm của mình.

Muốn tiêu dao thì phải:

- Thuận thiên: Trời cho mình làm con chim bằng tung cánh bay được hàng vạn

dặm, thì mình cứ đập nước cho tung toé mà lên cao tới trời xanh; nhưng nếu trời

cho mình là con chim cút chỉ lên cao được vài nhẫn thì cứ bay liệng trong đám cỏ

bồng cỏ cảo, cũng sướng như con chim bằng vậy, ước ao được như nó làm chi?

Trời cho mình thọ trăm năm thì cứ hưởng trọn trăm năm, đừng than thở làm sao không được như ông Bành Tổ sống bảy trăm năm, vì có tinh thần không “tự tại”

thì dẫu có thọ được như ông Bành Tổ, cũng vẫn chưa thoả mãn, sẽ ganh tị với con

rùa thần sống mấy ngàn năm hoặc cây xuân sống mấy vạn năm. Trời cho mình có tài mà gặp thời, được giàu sang tột bậc thì cứ hưởng cảnh giàu sang; có tài mà không gặp thời thì bện dép sống trong căn nhà lá cũng có cái vui riêng của cuộc đời bình dị, tự do.

Thuận thiên còn có nghĩa là tiếp vật theo bản tính của mọi vật, theo luật thiên

nhiên. Như tên bếp của vua Văn Huệ mổ bò “biết cơ cấu thiên nhiên của con bò, chỉ lách lưỡi dao vào những chỗ kẽ trong thân thể nó, không đụng tới kinh lạc,

gân, bắp thịt của nó, (…) chầm chậm đưa lưỡi dao thật nhẹ tay, (như vậy) khớp xương rời ra dễ dàng như bùn rơi xuống đất”. (III.2).

Chủ trương thuận thiên là chủ trương của Khổng Mạnh, Lão Trang, có thể nói là

xu hướng của dân tộc Trung Hoa nữa, trái hẳn với chủ trương “chế thiên” của Ki

tô giáo và các dân tộc phương Tây, vì trong triết học Trung Hoa cho tới đời Thanh

chỉ có một mình Tuân tử là muốn “chế thiên” nhưng học thuyết của ông chỉ thịnh

từ cuối Chiến Quốc tới Tần Hán, rồi sau không được nhắc tới. Thuận thiên thì đời người ung dung thư thái, xã hội ổn định nhưng kinh tế, kĩ nghệ không phát đạt;

chế thiên thì con người hoá có tinh thần chiến đấu, nhưng ham lợi, xã hội không ổn định, nhưng kinh tế, khoa học, kĩ nghệ phát đạt. Trong hai ba thế kỉ nay phương Tây nhờ chế thiên mà làm chủ thế giới, bây giờ đã lên được cung trăng, nhưng khi họ lên được cung trăng là lúc họ thấy hậu quả tai hại của sự chế thiên (do sự phát triển hỗn độn của kĩ nghệ mà thế giới đông dân quá, đất đai không đủ nuôi, không khí, nước sông, nước biển, mặt đất bị nhiễm độc tới mức – theo một

số nhà khoa học – hai chục năm nữa loài người không sống được nữa và họ hô hào trở lại triết lí phương Đông, đặc biệt là của Lão Trang: Tiết dục để bớt hưởng thụ (do đó sản xuất ít đi) bớt sinh con đẻ cái đi, phải tuân theo luật thiên nhiên trong mọi công việc khoa học và kĩ nghệ.

- Bất đãi: không chờ đợi, tức không tuỳ thuộc một cái gì. Phải như Vinh tử nước

Tống, coi thuờng danh lợi, vinh nhục: Dù được cả nước khen, ông cũng không

mừng, bị cả nước chê ông cũng không buồn, vì ông không để cho ngoại vật làm chủ mình; nhưng như vậy chưa đủ vì ông chưa biết thích nghi với vật.

Thích nghi với vật như Liệt tử: Cưỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng khoan khoái, cũng vẫn chưa đủ, vì Liệt vẫn còn phải tuỳ thuộc gió.

Chỉ khi nào “làm chủ được (ta nên hiểu là đạt được) cái chính đạo của trời đất, chế

ngự được lục khí (ta nên hiểu là hoà đồng với lục khí, chứ không phải chế ngự như phương Tây: chế ngự thiên nhiên) thì con người mới thật “tiêu dao”.

Đây là điểm huyền bí trong triết học của Trang. Ông cho rằng người nào đạt được

mức đó thì “không có vật gì làm hại được nữa: Nước có dâng lên tới trời, họ cũng

không bị chết đuối; trời có đại hạn tới nỗi kim thạch chảy ra, cháy cả rừng núi, đồng ruộng, họ cũng không thấy nóng” (I.3).

nóng, sông rạch đóng băng cũng không làm họ thấy lạnh, sét đánh đổ núi, gió làm dậy sóng cũng khiến cho họ lo sợ. Họ chế ngự gió mây, cưỡi mặt trời mặt trăng mà đi chơi ngoài bốn bể…” (II.10).

Tư tưởng hoà đồng với vạn vật có từ thời Dương tử (coi Liệt tử VII.5 – trang 280 bộ Liệt tử và Dương tử của nhà Lá Bối); nhưng tư tưởng hoà đồng để rồi hoá đồng

với vạn vật thì tôi chỉ thấy ở Liệt tử và Trang tử. Liệt tử có bốn bài ngụ ngôn diễn

ý hoà đồng với vạn vật thì vạn vật không hại mình được, cả khi vô lửa, vô nước,

mà còn giúp mình bay được nữa, và mình sẽ trường sinh bất tử (Liệt tử - trang 44).

Chúng ta không biết chắc được Trang có tin những phép thần thông đó không, nhưng lập luận của ông không có chỗ nào bẻ được: Đã hoà đồng và hoá đồng với

vạn vật, với lửa và nước; thì đồng thể với lửa và nước, lửa và nước hại làm sao

được nữa; đồng thể với gió thì tất bay được như gió; sau cùng hoá đồng với Đạo

thì tất cũng trường sinh bất tử với Đạo.

Ngoại thiên đưa ra hai lối giảng nữa.

Bài Đạt sinh 2, Quan Doãn bảo: “Sinh vật khác nhau ở đâu? Chỉ là nhờ không có

hình sắc mà thôi. Nhưng vật nào không có hình sắc thì đạt được cảnh giới không

biến hoá. Đạt được cùng cực của cảnh giới ấy thì không còn bị các vật khác khống

chế nữa. Như vậy là đạt được cái trung độ, cái cương kỉ vô thuỷ vô chung mà tiêu dao ở cảnh giới sơ thuỷ của vạn vật, hợp nhất với bản tính, hàm dưỡng nguyên khí, trở về với cái Đức nguyên thuỷ mà cảm thông với tự nhiên. Một người như

vậy bảo toàn được thiên tính, tinh thần không suy tổn, ngoại vật làm sao xâm nhập

mà làm hại được?”

Ý đó hơi giống ý của Trang.

Tác giả bài Thu Thuỷ 1 không rõ có chịu ảnh hưởng của Khổng giáo không, cho

rằng hạng chí đức vô lửa mà không nóng, xuống nước mà không chìm, cầm thú

không làm hại được, chỉ vì họ xét rõ an và nguy, bình tĩnh trước hoạ và phúc, thận

trọng tiến lui, thế thôi.

Ta cũng không biết Trang có tu luyện để đạt cảnh giới đó không, ta chỉ thấy bài

IV.1, có nói đến sự tâm trai (tập trung tinh thần, không nghe bằng tai mà nghe bằng tâm, không nghe bằng tâm mà nghe bằng khí), nhưng bài này nhiều người

ngờ rằng không phải của Trang; rồi trong bài VI.7, có nói cách tu của Nhan Hồi

(dĩ nhiên là tưởng tượng) đạt được tới mức “toạ vong” (ngồi mà quên hết thảy:

quên nhân nghĩa, quên lễ nhạc, sau cùng cởi bỏ thân thể, trừ tuyệt thông minh, hợp

nhất với đại Đạo); cả hai bài đó đều chẳng giúp ta hiểu được gì. Duy có bài VI.2 là tả sơ sơ các giai đoạn tu luyện.

Nhữ Vũ bảo Nam Bá Tử Quì:

“Đây là kinh nghiệm của tôi. Sau ba ngày, tôi coi thiên hạ như hư không. Đã coi thiên hạ như hư không rồi, tôi lại tập bảy ngày nữa, lúc đó coi vạn vật như hư

không. Tiếp tục chín ngày nữa thì tôi coi sinh tử là hư không. Rồi tôi bỗng nhiên giác ngộ như thấy cảnh bình minh. Có cảm giác đó rồi mới thấy vạn vật chỉ là một.

(Tới đây ta có thể hiểu được, nhưng rồi:) Thấy vạn vật chỉ là một rồi, sau mới vượt được cổ kim; vượt cổ kim rồi sau đó mới vô được cõi không có sống có chết”.

Cách tu luyện đó có vẻ có hiệu quả hơn cách trong Liệt tử nhiều. Bài II.3, Liệt tử

cho hay rằng, Liệt tử hồi học Lão Thương sau ba năm đầu lòng không dám cân nhắc phải trái, miệng không đám nói đến lợi hại, lúc đó mới được thầy liếc mắt

nhìn; lại hai năm nữa, lòng lại cân nhắc phải trái, miệng lại nói đến lợi hại, lúc đó

mới được thầy ban cho một nụ cười; lại hai năm nữa là bảy năm, không thấy gì là phải trái, lợi hại nữa, lúc đó mới được phép cùng ngồi một chiếu với thầy, lại hai

năm nữa là chín năm mới “giải thoát được ý nghĩ trong lòng với lời nói ngoài miệng, đã không phân biệt được cái phải trái lợi hại của ta ở đâu, mà cũng không

phân biệt được cái phải trái lợi hại của người ở đâu, cũng không phân biệt được

thầy ta là thầy, bạn ta là bạn nữa, nghĩa là hết phân biệt nội và ngoại” (mình và vật).

Dĩ nhiên, ta không nên so sánh số ngày số năm trong hai bài, toàn là những số tượng trưng; nhưng ta cũng thấy rằng Liệt chưa đắc Đạo như Nhữ Vũ: Liệt mới

hết phân biệt nội, ngoại; Nhữ Vũ đã vượt được cổ kim mà vô được cõi không có sống chết, tức hợp nhất với Đạo.

Được như Nhữ Vũ thì gọi là thần nhân (bài I.3) hay chí nhân (bài II.10) hay thánh nhân (bài VI.2). Còn chân nhân thì bài VI.1 đã tả kỉ lưởng như sau:

“Chân nhân thời cổ không ham sống, không sợ chết, sinh ra không thấy làm vui, chết đi không thấy làm buồn, hốt nhiên tới rồi hốt nhiên đi (…) cũng không cầu được chết, vui vẻ tiếp nhận cái gì tới, rồi khi mất cái đó thì cho là nó trở về với tự nhiên. Như vậylà không đem cái tâm của mình làm tổn thương Đạo, không dùng sức người giúp sức trời (…) vui hay giận đều vô tâm, tự nhiên như bốn mùa chuyển vần, thích nghi với vạn vật mà không ai biết được dấu vết”.

“Chân nhân thời cổ có vẻ uy nghi mà không kiêu căng, khiêm tốn mà độc lập; nhân cách khác người mà không cố chấp; chí khí hơn người mà lòng thì hư tĩnh, không thích khoe khoang; lâng lâng như cực kì vui vẻ, bất đắc dĩ mới xử sự; nét

mặt hoà nhã nên ai cũng muốn được thân cận; khoan dung đại độ nên ai cũng

muốn qui phụ; tự do nên không ai áp chế được; trầm mặc như ở sau một cánh cửa đóng; vô tâm với thế sự như người quên mất ngôn ngữ.

đoạn để ứng phó, đạo đức là thuận thiên tính. Coi hình pháp là thân thể mình, nên khoan hồng khi trừng trị; coi lễ nghi là cặp cánh của mình, nên làm việc theo thế

tục mà thành công; dùng trí tuệ để ứng phó, nên chỉ hành động khi bất đắc dĩ; coi đạo đức là thuận thiên tính nên dễ dàng đạt được mục đích (…) không khó nhọc mà được mọi người coi là rất hoạt động”.

Hạng chân nhân đó không khác hạng quân tử hay thánh nhân của Khổng giáo là bao, không có gì là thần thông như hạng thần nhân, thánh nhân vào nước không

chìm, vào lửa không cháy, biết bay và bất tử; mà cũng thấp hơn hạng chí đức (đức

rất cao) trong chương V: Đức sung phù nữa.

Hạng chí đức, tâm như tấm gương sáng, bụi không đóng vào được (V.2), như làn nước phẳng lặng, có thể làm tiêu chuẩn được (V.5), trút bỏ được hết thế tình,

không dùng đến trí tuệ, lễ tin, ân huệ, cũng không chế tạo, sản xuất một cái gì (V.5), tuy có hình thể con người mà không có tình cảm con người, tuy nhỏ xíu vì vẫn thuộc về loài người nhưng lại vĩ đại như trời vì đồng thể với trời (V.5).

Xét những đoạn tôi vừa dẫn ở trên thì ta có thể sắp: cao nhất là thần nhân hay chí

nhân, rồi tới chí đức, sau cùng tới chân nhân. Nhưng tôi ngờ rằng Trang tử không

Một phần của tài liệu TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 4: Học thuyết của Trang ppt (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)