Phần chính trị luận chiếm trọn chương VII (Ứng đế vương) và dăm ba đoạn trong vài chương khác. Tuy nhiên, cũng như Lão và Liệt, Trang chỉ đưa ra ít nguyên tắc, không đi vào chi tiết (cách tổ chức xã hội, trách nhiệm của vua, quan, giáo dục,
kinh tế, võ bị…) như Khổng phái, vì chủ trương của ông rất giản dị: vô vi, trái hẳn
với chủ trương của Khổng, Mặc, Pháp.
Ta còn nhớ vua Sở muốn giao chức tướng quốc cho ông, ông từ chối. Chắc ông đã gai mắt khi thấy bọn “sĩ” đương thời bôn ba từ Tống qua Tề, từ Tần qua Sở để mong được các vua chư hầu thu dụng, chê họ là tham danh lợi, bị ngoại vật chi
phối mà đánh mất cái thiên chân. Cho nên ông khen Hứa Do đã trả lời như sau khi
vua Nghiêu kính cẩn “xin giao thiên hạ cho”:
“Nhà vua trị nước mà nước bình trị. Bây giờ tôi lên thay, thế là cầu danh ư? Danh
là khách của cái thực, tôi đóng cái vai khách sao? Con chim tiêu liêu (một loài chim nhỏ), làm ổ trong rừng, chiếm bất quá một cành cây; con “yển thử” (con
mạch – tapir) uống nước sông, bất quá đầy bụng thì thôi. Xin nhà vua cứ giữ ngôi.
Tôi có biết dùng thiên hạ làm gì đâu” (I.2).
Trong bài VII.3, Trang tử còn cho Người-không-tên nổi giận khi Thiên căn (một tên tưởng tượng) hỏi cách trị thiên hạ.
- Cút đi! Quân thô lỗ! Hỏi gì mà thấy ghét! Ta giao du với tạo vật, chán rồi thì
cưỡi con chim “phiếu điểu” để bay ra ngoài vũ trụ và tiêu dao ở chỗ hư vô tịch
mịch, trong cõi khoáng đãng, sao anh lại đem cái việc trị thiên hạ ra làm bận lòng ta!
- Anh rán tập cho lòng anh điềm đạm, thần khí anh điềm tĩnh, cứ thuận theo tính
tự nhiên của vật, đừng có một chút tư ý, như vậy thiên hạ sẽ thái bình”.
Người-không-tên đó chính là Trang. Ông muốn tiêu dao, không chịu cảnh bó
buộc, luồn cúi ở triều đình, nhưng ông cũng chỉ cách trị thiên hạ cho các vua chúa đương thời vì ông cho rằng chủ trương hữu vi của họ hỏng bét.
“Điềm tĩnh, cứ thuận theo tính tự nhiên của vật, đừng có tư ý”, hàng chữ đó tóm
tắt được hết tư tưởng chính trị của ông. Tư tưởng đó, ông chịu ảnh hưởng của Lão và của Liệt. Lão là người đầu tiên đưa ra chính sách vô vi. Trong Đạo Đức kinh
chúng ta thấy hai chữ “vô vi” được lập đi lập lại trên chục lần:
. Theo thái độ vô vi thì không việc gì là không tốt đẹp (Vô vi tắc vô bất trị -
chương 3).
. Thánh nhân theo thói vô vi mà xử sự (Thánh nhân xử vô vi chi sự - chương 2).
. Đạo thường vô vi mà không gì là không làm (Đạo thường vô vi nhi vô bất vi – chương 37).
. Dân sở dĩ khó trị là vì người cầm quyền theo thái độ hữu vi (Dân chi nan trị, dĩ kì
thượng chi hữu vi – chương 75).
. Ta vô vi mà dân tự cải hoá (Ngã vô vi nhi dân tự hoá – chương 57).
vân vân…
tôn thờ; trị dân thêm mười năm nữa thì nước lại muốn loạn, chính ông cũng hoá
mê loạn. Ông bèn bỏ việc nước, bỏ hết cơ mưu, trai tâm ba tháng, một hôm nằm
mộng thấy lại chơi nước Hoa Tư Thị, “nước đó không có vua, tự nhiên mà trị, dân
không có thị dục, tự nhiên mà sống”; tỉnh dậy ông giác ngộ, theo đạo vô vi, giữ ngôi thêm hai mươi tám năm nữa, thiên hạ thật bình trị.
Quan niệm vô vi của Trang tử cũng không có gì khác. Nhà cầm quyền phải sửa
mình cho ngay để cảm hoá dân, thuận theo tính của dân, chứ không dùng pháp độ.
“Con chim biết bay cao để tránh cái lưới và mũi tên; con chuột đồng biết đào hang sâu ở dưới cái gò thờ thần để tránh cái hoạ bị hun khói, bị đào hang. Lẽ nào người
không khôn bằng hai con vật ấy?” (VII.2). Nghĩa là dân do thiên tính – ngày nay ta gọi là bản năng – biết tránh cái hại, tìm cái lợi cho mình, không cần giáo hoá họ
- không giáo hoá, chỉ cảm hoá họ thôi, - đó cũng là một cách giáo hoá, giáo hoá
mà không dùng lời: “bất ngôn chi giáo”. Nếu lại dùng pháp độ, bắt họ vào khuôn vào phép theo ý riêng, thành kiến của mình thì tất thất bại, như “đào kinh trong
biển, bắt muỗi đội núi” thôi. Chẳng những không có kết quả mà còn có hại cho
dân nữa, như vua Nam Hải vả vua Bắc Hải đục thêm lỗ cho vua Trung Ương mà hoá ra giết vua Trung Ương (bài VII.7). Giúp cho thiên nhiên (trợ thiên) tức là làm hại thiên nhiên (hại thiên). Ý này được diễn lại trong bài 2 chương VIII (ngoại
thiên): “chân vịt tuy ngắn, nối cho dài ra thì vịt sẽ đau; chân hạc tuy dài, cắt ngắn
lại thì hạc sẽ khổ”. Trời sinh ra sao thì cứ để như vậy là thuận thiên.
Vậy phải để cho dân hoàn toàn tự do, có tự do sống theo bản năng của họ: đói thì kiếm ăn, no rồi thì vỗ bụng đi chơi…, như vậy dân mới thảnh thơi tự tại, mới tiêu dao, mới thoả mãn hưởng hết tuổi trời. Muốn được tự do, phải có bình đẳng.
Trong vũ trụ không có vật nào quí, vật nào tiện thì trong xã hội cũng không có người sang kẻ hèn, không có quân tử, tiểu nhân như Khổng giáo phân biệt: quân tử
thì trị dân, tiểu nhân thì bị trị. Tôi không hiểu Trang có chủ trương “quân thần tịnh canh” (vua tôi đều cày cấy) như Hứa Hành, một triết gia đồng thời với ông bị
Mạnh tử mạt sát kịch liệt trong “Đằng Văn công, thượng” không.
Đối với các dân tộc khác, cũng phải coi họ bình đẳng với mình và để họ tự do, không được viện một lẽ gì mà xâm lăng họ. Trang tử diễn ý đó bằng một “trọng
ngôn” – bài II.9:
“Xưa vua Nghiêu hỏi ông Thuấn:
- Tôi muốn đánh các nước Tông, Khoái và Tư Ngao, nhưng mỗi khi lâm triều, tôi
thấy lòng không yên. Tại sao vậy?
Ông Thuấn đáp:
- Vua ba nước đó ở chỗ hoang vu đầy lau sậy. Lòng nhà vua không yên là vì đâu ư? Xưa mười mặt trời cùng xuất hiện, chiếu sáng vạn vật. Đạo đức há chẳng chiếu sáng hơn mặt trời ư?”
Theo tôi câu cuối đó, nguyên văn là: “nhi huống đức chi tiến hồ nhật giả hồ”, có
vẻ lạc lỏng, không liên lạc gì với câu trên: Muốn để câu cuối đó thì câu trên cần
viết: “Mặt trời chiếu sáng vạn vật” là đủ rồi, thêm “mười” và “cùng xuất hiện” để làm chi? Tôi đoán ông Thuấn – tức Trang – chỉ muốn nói: Cứ để yên ba ông vua
đó, xưa mười mặt trời cùng chiếu sáng vạn vật thì nay tại sao lại không thể có bốn ông vua (ba ông vua đó và vua Nghiêu) cùng cai trị thiên hạ.
Không dùng pháp độ thì tất không dùng lễ tín (nó là thứ keo câu thúc người ta
khiến người ta mất hết tự do), không dùng đức huệ (nó là thứ để “tiếp dẫn”, để thu
phục người khác), không dùng nhân nghĩa. Lão tử cho rằng Đại Đạo bị bỏ, rồi mới
có nhân nghĩa (chương 18) nên ông chủ trương “tuyệt nhân khí nghĩa (chương 19) để trở về Đạo. Trang không bàn nhiều về điểm đó, chỉ hé cho ta thấy một chút
thôi. Bài VII.1 ông bảo: “Vua Hữu Ngu còn dùng lòng nhân để kết nhân tâm…
chứ chưa thoát ra khỏi sự vật” và trong bài VI.6, ông cho Ý Nhi tử lại thăm Hứa
Do. Hứa Do hỏi:
“- Vua Nghiêu dạy anh điều gì?
Ý Nhi tử đáp:
- Vua Nghiêu khuyên tôi trau giồi nhân nghĩa, biện biệt thị phi.
Hứa Do bảo:
- Vậy thì anh tới đây làm gì nữa? Vua Nghiêu đã đem nhân nghĩa xâm vào mặt
anh, dùng thị phi cắt mũi anh, thì làm sao anh còn đạt được cảnh giới tiêu dao, thuận ứng mọi sự biến hoá được nữa?”
Trang chỉ có hai lần đó là chê nhân nghĩa và trách nhẹ vua Thuấn và vua Nghiêu, các chỗ khác ông rất ôn hoà với các ông thánh của đạo Nho; trọng Khổng tử - nếu
không thì ít nhất cũng coi Khổng là một nhân vật quan trọng được thiên hạ tin, nên
đem tư tưởng của mình đặt vào miệng Khổng tử để lời của mình thêm giá trị (như
các bài V.1, VI.1…; có chỗ Trang còn đề cao Nghiêu, Thuấn nữa: “Những người
thụ mệnh ở trời chỉ duy có Nghiêu, Thuấn là giữ được chính khí, nên đứng đầu
mọi vật” (V.1). Liệt tử cũng có thái độ như Trang, còn Lão tử thì không phục
Nghiêu, Thuấn, nhưng cũng không hề gọi đích danh hai ông ấy ra chỉ trích. Ông ấy chỉ bảo phải “tuyệt thánh” thôi. Chữ “thánh” đó phải hiểu là thánh của đạo Nho
(còn thánh của đạo Lão thì Lão, Liệt, Trang đều trọng, dĩ nhiên).
Tới đời sau, trong Ngoại và Tạp thiên chúng ta mới nghe thấy những lời mạt sát
chương Mã đề, Khư khiếp).
Sau cùng vô vi còn có nghĩa là “khí trí”: “Thánh nhân không mưu tính cái gì, đâu
cần tới trí tuệ?” (V.5). Trí xảo càng đáng ghét hơn nữa: Nó giết chết thiên tính
(VII.7); ngay như công nghệ cũng đáng khinh như thương mại, không chế tạo cái
gì thì đâu cần đến thương mại? (V.5).
Trang không nói ra, nhưng ta phải hiểu ngầm rằng trong xã hội lí tưởng của Trang
chỉ có nông nghiệp là cần thiết: Dân phải ăn cho no rồi mới vỗ bụng đi chơi được;
còn về mặc thì chẳng phải nuôi tẳm, ươm tơ, dệt lụa cho mất công (cái đó thuộc về
công nghệ rồi), có thể dùng vỏ cây như loài người nguyên thuỷ; và chỗ ở thì đã có
hang đá và cành lá trong rừng. Xã hội lí tưởng đó chắc không khác xã hội Lão tử
tả trong chương 80 là bao nhiêu.
Theo Trang, vô vi là một chính sách cực tốt, “gồm được các kế hoạch”; “làm cho công việc hoá giản dị”, “hướng dẫn trí tuệ” (VII.6), mà kết quả “thần diệu”.
Bài VII.4, ông khen công của bậc minh vương “vô vi nhi trị”: “Minh vương vị
thiên hạ thì công trùm thiên hạ mà cơ hồ không phải là công của mình (ý nghĩa như câu: Vô vi nhi vô bất vi); vạn vật đều được cảm hoá mà không thấy là nhờ đức của mình; công đức ấy có đấy mà không ai chỉ ra được, vạn vật đều thoả mãn.
Hành động của thánh nhân thần diệu không ai đoán được; họ đồng hoá với sự hư
vô”.
Cho nên mới bảo rằng: “Bậc chí nhân thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập
công, bậc thánh nhân thì không lưu danh” (I.1). Câu này đại ý cũng như câu: “Vi
nhi bất thị, công thành nhi phất cư” (làm mà không trông, thành công mà không
cho là công của mình), của Lão tử (chương 2). Quên mình là “cứ điềm tĩnh, cứ
mình và người. Không lập công vì họ không có chủ ý lập công, cứ thuận thiên
nhiên, tuy hành động mà không phải là hành động, tuy vô bất vi mà chỉ là vô vi, cho nên làm cho vạn vật thoả mãn mà không cho là công của họ. Họ không lưu
danh vì không ai thấy cái công của họ, nên không biết họ, đời sau không nhắc tới
họ. Họ đồng hoá với Đạo rồi.
Đó, thánh nhân của Lão, Trang như vậy, khác xa thánh nhân của Khổng, Mạnh.