Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp "Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Tây" doc (Trang 26 - 28)

Đối với NHTM: chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân NH và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Bao gồm các nhân tố như: Chính sách tín dụng, công tác tổ chức, chất lượng cán bộ, quy mô vốn của NH, thông tin tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng...

* Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là một hệ thống biện pháp có liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định của NHTM đó.

Do đó, việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi NH. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ chấp hành đúng luật pháp và đường lối của NH nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội. Bất kỳ một NH nào muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thì phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của NH.

Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường chứa đựng nhiều rủi ro. Khi NH gặp những rủi ro thì có thể đi đến phá sản hoặc bị thiệt hại lớn, mất uy tín với khách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy khi hoạch định chính sách tín dụng, các nhà hoạch định luôn coi trọng việc đảm bảo mục tiêu phải đạt được, nên ta có thể nói rằng: Chất lượng tín dụng của một NH có tốt hay không còn phụ thuộc vào việc xây dựng một chính sách tín dụng NH có đúng đắn, phù hợp không.

* Công tác tổ chức NH

Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự thống nhất đoàn kết từ trên xuống, từ ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên. Điều đó có ý nghĩa là công tác tổ chức NH được thực hiện tốt chính là cơ sở tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Hơn nữa thực hiện tốt công tác này, NH đã làm cho guồng máy của mình hoạt động một cách uyển chuyển linh hoạt. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động NH nên luôn chú trọng công tác này để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

* Thông tin tín dụng

Cho vay không phải là một vấn đề đơn giản. Trên thực tế không phải DN nào cũng sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích. Đó là chưa nói tới những kẻ mạo danh, mạo nhận là DN để cho vay trái phép, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro và tổn thất cho NH. Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Nắm bắt kịp thời và chính xác luồng thông tin là điều kiện để xem xét, phân tích, nhằm tìm ra cơ hội tốt nhất trong kinh doanh cũng như đề phòng những rủi ro có thể xẩy ra trong các hoạt động của NH.

* Chất lượng đào tạo cán bộ NH

doanh trong cơ chế thị trường thường xuyên thay đổi và có nhiều biến động như hiện nay. Do vậy trong quá trình tuyển chọn cán bộ NH cần phải ưu đãi những người có tư cách đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo. Trong quá trình hoạt động thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ để nâng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ được nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong xử lý những sai sót có thể xẩy ra.

Một NH có đội ngũ cán bộ được đào tạo với chất lượng, trình độ chuyên môn giỏi thì việc quản lý thực hiện các nghiệp vụ tín dụng NH nói riêng và các nghiệp vụ NH nói chung sẽ trở nên quy củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho NH tránh được các rủi ro có thể xẩy ra.

* Những vấn đề thuộc về kiểm tra, thanh tra, kiểm soát

Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tăng cường cho vay mà không tính đến rủi ro, bất chắc có thể xẩy ra thì sẽ dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ giải thể của mỗi NH.

Một trong những hoạt động có mục đích cho NH tránh được những rủi ro đó là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát. Công tác này không chỉ được thực hiện đối với khách hàng (như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay) mà còn được thực hiện đối với bản thân NH (như quy trình thực hiện cho vay, quá trình quản lý vốn vay, loại trừ cán bộ mất phẩm chất có hiện tượng tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của NH đối với khách hàng.

Nâng cao chất lượng tín dụng cũng đồng thời là NH phải kịp phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động của NH. Muốn vậy, việc đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ và trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát là một vấn đề mà không NH nào coi nhẹ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp "Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Tây" doc (Trang 26 - 28)