Nhìn chung, NKT nói chung và TEKTVĐ nói riêng hiện còn gặp
nhiều trở ngại trong việc tiếp cận cơ sở vật chất. Đại đa số TEKTVĐ vẫn phải sử dụng chung những đồ dùng, trang thiết bị cùng với trẻ em có điều kiện thể chất và sức khỏe bình thường. Trẻ tất yếu phải gặp trở ngại một phần hoặc nhiều phần trong hoạt động di chuyển và vận động, bao gồm đi lại, cầm nắm vật dụng, cử động các cơ trên thân thể... bên cạnh đó còn các hạn chế tiếp cận cơ sở vật chất như: đường đi không bằng phẳng, gồ ghề; không phải mọi xe buýt đều được trang bị thiết bị nâng xe lăn, việc chờ đợi thường là quá dài và không thực sự thoải mái. Hơn nữa, vào giờ cao điểm nhiều NKT bị từ chối lên xe buýt với lý do xe quá chật, không có chỗ cho xe lăn; Nhiều nhà vệ sinh công cộng không có buồng thiết kế riêng cho người dùng xe lăn hoặc nếu có thường nằm ở vị trí cuối và khó tiếp cận; các thiết kế tại các công trình công cộng, văn phòng làm việc còn chưa thực sự thân thiện với NKT như vị trí lắp đặt công tắc đèn, cách xây nhà vệ sinh, nhà tắm, bậc thềm lên xuống…
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu lý luận về công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật vận động chúng ta có cái nhìn tổng quan chung về công tác xã hội với người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật vận động nói riêng. Nắm rõ được hệ thống Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam về quyền của người khuyết tật, giúp chúng ta xác định được vị thế của trẻ em khuyết tật vận động trong đời sống xã hội. Từ những khái niệm về trẻ em, trẻ em khuyết tật vận động, công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động, đặc điểm tâm lý, nhu cầu của trẻ em khuyết tật vận động. các hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động, một số yếu tố ảnh hưởng, nguyên tắc công tác xã hội trong làm việc với trẻ khuyết tật, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng, quản trị CTXH, hoạt động trợ giúp đông tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật đã giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng con người thông qua mối quan hệ một-một, là cách thức, quá trình chuyên nghiệp mà nhân viên CTXH sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giúp đối tượng phát huy tiềm năng tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình. Từ những vấn đề mang tính chất lý luận về công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật tôi sẽ tiến hành đánh giá các hoạt động CTXH cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động như: hoạt động tham vấn, hoạt động quản lý ca và hoạt động can thiệp khủng hoảng, đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng như yếu tố đặc điểm bản thân trẻ em khuyết tật và nhận thức của gia đình cộng đồng, yếu tố thuộc về đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội, yếu tố về cơ chế chính sách, yếu tố về cơ sở vật chất tại thành phố Thanh Hóa để có góc nhìn biện chứng về vấn đề CTXH đối với người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật vận động nói riêng.
CHƯƠNG 2