3.1. Đề xuất
Sau hơn 5 năm triển khai (2010 - 2016), Đề án phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32) đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt trong thí điểm các mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH các chính sách liên quan đến CTXH đã ngày càng toàn diện hơn, bao trùm các nhu cầu cơ bản của đối tượng. Hầu hết các mục tiêu cụ thể của Đề án 32 giai đoạn 2010 – 2016 đã đạt được, điển hình là mục tiêu về xây dựng thí điểm mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH. Đã có nhiều mô hình trung tâm CTXH vận hành rất hiệu quả, như Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh, Bến Tre, Long An, TP Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh… Cùng với việc hình thành các mô hình Trung tâm CTXH, việc xây dựng mạng lưới cộng tác viên làm CTXH được coi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, bởi đội ngũ này góp phần khá hiệu quả trong việc trợ giúp cho các nhóm đối tượng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hệ thống các trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đó là: số lượng nhân viên CTXH chưa được đào tạo bài bản về chuyên ngành CTXH, cơ sở vật chất còn thiếu, hệ thống chính sách về phát triển nghề CTXH chưa hoàn thiện, chính sách ưu đãi nghề cho nhân viên CTXH còn nhiều bất cập, các chính sách ưu đãi cho nhóm đối tượng yếu thế tại các trung tâm cơ sở bảo trợ và cộng đồng còn thấp, các mô hình dự án hỗ trợ cho các đối tượng còn ít nhỏ lẻ... Với cách hiểu và nhìn nhận của bản thân, luận giả mong muốn đề xuất trong việc nâng cao hiệu quả hệ thống Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH tại Việt Nam trong thời
gian tới như sau:
Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về lĩnh vực nghề CTXH; vai trò của NVCTXH trong trợ giúp đối tượng; thực hiện mô hình quản lý ca cho nhóm đối tượng yếu thế tại các Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH.
Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp và ngắn hạn: Tiến hành những đánh giá ban đầu và sàng lọc những trường hợp tổn thương được phát hiện và báo tin ở cộng đồng. Sau đó, cung cấp ngay các dịch vụ chăm sóc khẩn cấp để đảm bảo an toàn và đáp ứng ngay nhu cầu của khách hàng khi họ tới trung tâm như thức ăn và quần áo mặc. Đối với các trường hợp đặc biệt cần chuyển ngay tới các cơ sở có liên quan như y tế hoặc hướng dẫn các dịch vụ chuyển tuyến phù hợp. Cung cấp các thông tin về phúc lợi xã hội, luật pháp và những kiến thức chung cho sự phát triển như sức khoẻ sinh sản, sự phát triển của trẻ và phục hồi.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ CTXH với nhóm đối tượng yếu thế, nhất là CTXH đối với TEKTVĐ. Mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới cơ sở vật chất của các Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH; nhân rộng các mô hình trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiệu quả.
Sớm hoàn chỉnh khung pháp lý về phát triển nghề CTXH nhất là sớm ban hành Luật về nghề CTXH để hệ thống các Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH tại Việt Nam phát triển và hội nhập.
Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho NKT; Các mô hình, dự án hỗ trợ cho NKT, đồng thời cải thiện môi trường làm việc và Bố trí đủ số lượng cán bộ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo vị trí việc làm tại Trung tâm CTXH.