Đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 53)

3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

1.1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại

Hợp đồng trong hoạt động thương mại là một loại hợp đồng, vì vậy hợp đồng này có đầy đủ các đặc điểm của một hợp đồng nói chung. Nhưng do tính chất đặc thù của lĩnh vực thương mại, hợp đồng trong hoạt động thương mại có các đặc trưng riêng cơ bản như sau:

Thứ nhất, chủ thể tham gia hợp đồng trong hoạt động thương mại là thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân. Thương nhân là chủ thể của hợp đồng trong hoạt động

thương mại có những đặc trưng cơ bản sau:

+ Thương nhân phải tiến hành hoạt động thương mại. Hành vi thương mại được thực

hiện bởi thương nhân, vì vậy không thể coi một chủ thể là thương nhân nếu chủ thể này không tiến hành các hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại. Đây cũng là dấu hiệu nhằm phân biệt thương nhân với các chủ thể khác

+ Thương nhân thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, nhân danh mình và

vì lợi ích của bản thân mình. Khi thực hiện hành vi thương mại, thương nhân tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi thương mại đó. Điều này thể hiện sự tự chủ, độc lập của thương nhân khi tiến hành các hoạt động thương mại.

+ Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên. Tính

chất thường xuyên này được thể hiện thông qua sự lặp đi lặp lại của thương nhân và được biểu hiện như là nghề nghiệp của thương nhân đó.

+ Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ bắt

tiến hành hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề mà mình đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.8

Như vậy, pháp luật của Việt Nam không quy định các bên tham gia hợp đồng trong hoạt động thương mại đều phải là thương nhân; chỉ cần ít nhất một chủ thể của hợp đồng là thương nhân thì hợp đồng trong hoạt động thương mại có thể được giao kết và có hiệu lực.

Thứ hai, hợp đồng trong hoạt động thương mại có tính đền bù. Mỗi chủ thể của hợp

đồng phải thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể là đối tác và được nhận lại lợi ích tương ứng sau khi thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ đã thỏa thuận của mình. Trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về giá cả thì chủ thể trong hợp đồng có quyền được yêu cầu thanh toán bằng tiền hoặc bằng hình thức thanh toán khác sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này thể hiện tính chất đền bù của hợp đồng trong hoạt động thương mại. Đặc trưng này cũng cho thấy sự khác biệt của hợp đồng trong hoạt động thương mại với hợp đồng dân sự. Hợp đồng trong hoạt động thương mại luôn tồn tại tính chất đền bù, trong khi ở hợp đồng dân sự nói chung có thể có tính đền bù (như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản…) hoặc cũng có thể không có tính đền bù (như hợp đồng tặng, cho tài sản).

Thứ ba, một hoặc các bên tham gia hợp đồng trong hoạt động thương mại có mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân hoặc ít nhất một

bên là thương nhân có đăng ký kinh doanh, thực hiện hành vi thương mại trong các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất được các chủ thể này hướng đến khi thực hiện các hoạt động thương mại. Đây cũng là sự khác biệt giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng trong hoạt động thương mại, bởi mục đích mà các chủ thể tham gia hợp đồng dân sự có thể không phải là yếu tố lợi nhuận.

Thứ tư, lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại được hình thành trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại…Từ

các hoạt động thương mại này và để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, các chủ thể lựa chọn loại hợp đồng thương mại

8 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thương mại, tập I, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, Tr. 20 - 25

phù hợp, giúp các chủ thể có thể dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 53)