3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.2.4. Điều khoản thỏa thuận liên quan đến bên yếu thế (người tiêu dùng) trong
hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Về nguyên tắc, các chủ thể có sự bình đẳng với nhau trong quan hệ hợp đồng. Ở một số trường hợp cụ thể, vì nhiều lý do khác nhau, một bên lại được xác định có vị trí yếu thế hơn so với chủ thể khác của hợp đồng. Để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của chủ thể yếu thế này, pháp luật hiện hành đã đưa ra những quy định nhằm hạn chế quyền tự do hợp đồng của chủ thể có thế mạnh liên quan đến các điều khoản mẫu và điều kiện giao dịch chung, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, đối với các điều khoản mẫu. Điều khoản mẫu của hợp đồng do một bên
soạn sẵn và áp đặt cho phía bên kia mà không có sự thương lượng, đàm phán nên có thể dẫn đến sự thiếu công bằng trong quan hệ hợp đồng giữa các bên. Chính vì vậy, việc pháp luật đưa ra những giới hạn liên quan đến các điều khoản
77K. Grechenig, M. Kolmar, The State's Enforcement Monopoly and the Private Protection of Property, Journal of Institutional and Theoretical Economics (JITE) 2014, vol. 170 (1), 5-23
78https://tinnhanhchungkhoan.vn/tro-treu-quy-dinh-hang-hoa-dich-vu-doc-quyen-nha-nuoc-
post153748.html, Báo Đầu tư, truy cập ngày 3/5/2021
79https://vietnamfinance.vn/co-phan-hoa-vinataba-nha-nuoc-nam-51-von-20170508111505998.htm,
mẫu (hợp đồng theo mẫu) là cần thiết để đảm bảo được sự công bằng, cũng như quyền lợi giữa các bên. Ở Việt Nam, hợp đồng theo mẫu được quy định tại Điều 405, Khoản 1, BLDS (2015) “hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra
theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như trả lời chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đưa ra”. Tại Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), khái niệm hợp đồng theo mẫu
được xác định là “do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch
với người tiêu dùng”. Về cơ bản, khái niệm hợp đồng theo mẫu được đề cập trong BLDS
(2015) và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) chưa thể hiện được bản chất của hợp đồng theo mẫu. Khái niệm hợp đồng theo mẫu của BLDS (2015) vẫn theo hướng giao kết hợp đồng là quá trình với một bên đưa ra đề nghị giao kết và bên kia chấp nhận đề nghị giao kết đó. Điều này thể hiện sự chưa phù hợp với khái niệm hợp đồng theo mẫu được đưa ra tại Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) đã được đề cập ở trên. Hiện nay các vấn đề liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng liên quan đến điều khoản mẫu được thể hiện dưới một số khía cạnh sau đây:
- Các hợp đồng theo mẫu phải được công khai. Yếu tố công khai được đặt ra bởi “người tiêu dùng không được trực tiếp đàm phán, thương lượng các điều khoản trong hợp
đồng theo mẫu cũng như phải chấp nhận các điều kiện giao dịch khác một cách bị động nên trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng gặp rất nhiều rủi ro”80. Việc công khai hợp đồng theo mẫu được ghi nhận cụ thể tại Điều 405, Khoản 1, BLDS (2015) “hợp đồng theo mẫu
phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng”.
- Các điều khoản không rõ ràng phải được giải thích. Điều 405, Khoản 2, BLDS (2015) quy định “trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra
hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”. Việc giải thích các điều
khoản trong trường hợp này là bắt buộc. Pháp luật hiện hành cũng yêu cầu việc giải thích phải theo hướng có lợi cho cho bên yếu thế của hợp đồng. Ngoài ra, Điều 404, Khoản 6, BLDS (2015) quy định: “trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia,
thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia” và “trong trường hợp hiểu khác nhau về
nội dung hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng”. Quy định tại Điều 404, Khoản 6, BLDS (2015)
ở trên chưa hợp lý khi đề cập đến thuật ngữ “bên soạn thảo”. Với quy định này thì hoàn toàn có thể hiểu bên soạn thảo có thể là bên đưa ra các điều khoản mẫu của hợp đồng, nhưng cũng có thể là chủ thể thứ ba (như công chứng viên, hay luật sư…). Như vậy, nếu bên soạn thảo hợp đồng là một trong các chủ thể thứ ba (công chứng viên, luật sư…) thì quy định “giải
thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia” lại bất hợp lý, bởi bên kia là bên nào
trong quan hệ hợp đồng? Hơn nữa, Điều 404, Khoản 6, BLDS (2015) còn căn cứ vào “nội dung bất lợi cho bên kia” để bảo vệ quyền lợi của bên chấp nhận hợp đồng theo mẫu là chưa
phù hợp; bởi để xác định “nội dung bất lợi” trên thực tế cũng khá khó khăn. Điều này lại phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của chính những người giải thích hợp đồng.
- Thứ hai, đối với điều kiện giao dịch chung. Hiện nay, điều kiện giao dịch chung được ghi nhận cụ thể tại Điều 406, Khoản 1, BLDS (2015) như sau: “điều kiện giao dịch
chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng, nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này”. Trong quan hệ hợp đồng giữa thương nhân với người tiêu dùng,
điều kiện giao dịch chung cũng được xác định cụ thể tại Điều 3, Khoản 6, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) như sau: “điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc
bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, hàng hóa công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng”. Hiện nay, pháp luật hiện hành đưa ra quy định giới hạn điều
kiện giao dịch chung và điều kiện giao dịch chung chỉ trở thành nội dung của hợp đồng khi đảm bảo được các điều kiện như sau:
+ Điều kiện giao dịch chung phải được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết (Điều 406, Khoản 2, BLDS 2015); phải xác định rõ thời điểm áp dụng và phải được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy được (Điều 18, Khoản 2, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010). Như vậy, công bố công khai là điều kiện bắt buộc đối với điều kiện giao dịch chung. Hiện nay, vấn đề công khai như thế nào chưa được pháp luật hiện hành ở nước ta làm rõ, dẫn đến vấn đề công khai điều kiện giao dịch chung chưa có sự thống nhất, làm ảnh hưởng ít nhiều đến quyền lợi của chủ thể có liên quan. Vì
vậy cũng gây ra khó khăn nhất định cho Tòa án trong việc giải quyết vụ việc. Có thể nêu ra một thí dụ: Ngày 2/1/2018 VINAPCO và PJICO đã ký hai bản hợp đồng là Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt số 08/HNO/HĐNT- TSA/3110/0001 và Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt và thiết bị điện tử số 08/ĐNA/TSA/3120/001. Trong phạm vi bảo hiểm và điều khoản bảo hiểm áp dụng ghi tại Điều 1 của hai hợp đồng đều ghi nhận “1.2. Quy tắc và điều khoản áp dụng: Quyết định số 142/TCQĐ ngày 2/5/1991 của Bộ
tài chính ban hành kèm theo “Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt”. Ngày
16/10/2008, tại kho xăng dầu Liên Chiểu của công ty VINAPCO đã xảy ra sự cố: một đoạn tường kè bằng bê tông vỡ thành nhiều khối và đâm thủng bể chứa nguyên liệu, làm một lượng lớn dầu của Công ty tràn ra môi trường. Khi xảy ra sự việc, Công ty này đã báo cáo bằng văn bản tới cơ quan chức năng và cho công ty PJICO. Các công ty này đã có tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm. Họ đã đưa vụ việc ra Tòa án và yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án đã trưng cầu Công ty cổ phần giám định Vinacontrol xác định nguyên nhân gây tổn thất và trưng cầu Công ty cổ phần thẩm định giá Exima xác định mức độ thiệt hại, thu thập biên bản giám định hiện trường ngày 25/2/2008, Công văn số 254/ĐKVTTB ngày 31/8/2009 của Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, Công văn số 184/UBND-VP ngày 20/8/2009 của Ủy ban nhân dân phường Hòa Hiệp Bắc, thành phố Đà Nẵng... Dựa trên cơ sở các chứng cứ nói trên, Tòa án cho rằng các sự cố gây thiệt hại là một chuỗi các sự kiện liên tục, kéo dài, kế tiếp nhau gây ra sự kiện bảo hiểm, mà cụ thể là thuộc mục 1.2 Điều 1 của các Hợp đồng bảo hiểm mà giữa VINAPCO và PJICO đã ký kết. Tòa án Nhân dân Tối cao đã giải quyết tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn là công ty TNHH 1 thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam (VINAPCO) và bị đơn là Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) theo Quyết định giám đốc thẩm số 08/2020/KDTM-GĐT ngày 26/2/2020. Tòa án đã tuyên hủy Bản án kinh doanh thương mại cấp phúc thẩm số 181/2016/KDTM-PT ngày 27/10/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội vì Tòa án phúc thẩm chỉ căn cứ vào số liệu (do các quan trắc viên quan sát và ghi chép) và lời khai của ông Đinh Phùng Bảo (Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ) để cho rằng bị đơn không phải chịu trách nhiệm bảo hiểm và bác yêu cầu của nguyên đơn là không có
cơ sở81. Như vậy, thực tế đã chứng minh rằng: các sự cố xảy ra với Công ty VINAPCO đều thuộc mục 1.2. của Điều 1 và mục 1.2. chỉ dẫn công khai đến “Quyết định số 142/TCQĐ ngày 2/5/1991 của Bộ Tài chính ban hành kèm theo “Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn
và các rủi ro đặc biệt” được áp dụng nên quy định này được xác định là nội dung của hợp
đồng bảo hiểm giữa hai bên. Thời điểm này, quy định pháp luật về điều kiện giao dịch chung đã được ghi nhận tại BLDS (2015). Nhưng vấn đề công khai và phương thức công khai hợp đồng đã chưa được văn bản này quy định cụ thể. Như vậy cùng một vụ việc phát sinh, kết quả xét xử ở hai cấp xét xử (cấp phúc thẩm và cấp giám đốc thẩm) là khác nhau. NCS không đồng tình với kết luận của Tòa án cấp phúc thẩm, bởi việc giải quyết vụ án chỉ dựa trên số liệu được cung cấp bởi quan trắc viên và ý kiến chủ quan của cán bộ Trung tâm khí tượng thủy văn. NCS đồng tình với hướng giải quyết của Tòa án cấp Giám đốc thẩm bởi sự cố xảy ra với Công ty VINAPCO đã được chỉ dẫn tại một quy định khác và quy định này đã được công khai trên thực tế. Theo cách giải quyết này của Tòa án cấp Giám đốc thẩm, điều kiện giao dịch chung được công khai hoặc chỉ dẫn rõ ràng thì mới là nội dung của hợp đồng; còn khi điều kiện giao dịch chung chưa được công khai hoặc chỉ dẫn cụ thể thì không được coi là nội dung hợp đồng.
+ Phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên. Điều này được ghi nhận tại Điều 406, Khoản 3, BLDS (2015) như sau: “trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn
trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Điều 16, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) tuy không quy định
trực tiếp điều kiện giao dịch chung phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên, nhưng với những quy định hiện nay có thể suy đoán điều kiện giao dịch chung phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể, nếu không sẽ không có hiệu lực pháp luật. Điều 16, LBVQLNTD (2010) được thể hiện theo hướng liệt kê các điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực. Quy định này cũng thể hiện ưu điểm nhất định như giúp bên ban hành điều kiện giao dịch chung có thể dựa vào đó để kiểm soát tính công bằng, sự bình đẳng từ điều khoản của mình đưa ra; người tiêu dùng cũng có cơ sở pháp lý rõ ràng để xác định yếu tố bình đẳng liên quan đến hợp đồng mình đã tham gia thiết lập có cả điều
81 “Quyết định giám đốc thẩm số: 08/2020/KDTM-GĐT về “v/v giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” của Tòa án nhân dân tối cao”
kiện giao dịch chung. Việc liệt kê chi tiết như hiện nay cũng dẫn đến hạn chế là không bao quát hết được các điều khoản không công bằng, gây bất lợi cho người tiêu dùng.
+ Ngoài ra, liên quan đến điều kiện giao dịch chung, BLDS (2015) và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) hiện hành đều chưa có quy định liên quan đến việc giải thích điều kiện giao dịch chung trong trường hợp điều kiện giao dịch chung chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về trường hợp điều kiện giao dịch chung và điều khoản do các bên thỏa thuận có mâu thuẫn với nhau.
2.2.5. Điều khoản về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh (Điều 3, Khoản 4, Luật Cạnh tranh 2018). Hiện nay các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 11, Luật Cạnh tranh (2018) bao gồm: 1) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; 2) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; 3) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; 4) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
5) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; 6) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận; 7) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; 8) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 9) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận; 10) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận và 11) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh ở vị trí ngang nhau trong chu trình sản xuất hoặc cùng phân phối trên thị trường liên quan (thỏa thuận ngang) hoặc thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh ở
các công đoạn khác nhau trong cùng chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với hàng hóa, dịch vụ nhất định (thỏa thuận dọc). Sự phân loại này được thể hiện rõ nét trong pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia - mà điển hình là Luật Cạnh tranh của Liên minh Châu Âu (EU)82. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam chưa có sự định danh các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang hay chiều dọc, nhưng hướng tiếp cận này vẫn được thể hiện rõ trong Luật Cạnh tranh (2018). Thỏa thuận theo chiều ngang thường liên quan đến thỏa thuận ấn định giá mua hoặc giá bán; hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất; mua, bán hàng