3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Với đề tài luận án “Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam” các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên
cứu dự kiến được NCS đặt ra như sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1:
- Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là gì? Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại cần thiết như thế nào trong đời sống xã hội?
- Giả thuyết nghiên cứu:
Giới hạn tự do hợp đồng là mặt đối lập của tự do hợp đồng. Dưới góc độ chung nhất thì tự do hợp đồng được hiểu là các bên có quyền tự do thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến hợp đồng mà không chịu sự chi phối hay kiểm soát từ chủ thể khác. Ngược lại, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là sự hạn chế của pháp luật (Nhà nước) đối với một số điều khoản thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng trong trường hợp cần thiết vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội và của các chủ thể khác.
Tư tưởng của C. Mác về con người, giải phóng con người và phát triển con người một cách toàn diện đã chỉ ra rằng “Con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Vì vậy, việc các chủ thể giao kết và thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
mà còn được đặt trong mối quan hệ với lợi ích của Nhà nước và của các chủ thể khác. Vì vậy, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại có vai trò quan trọng trước tiên là bảo vệ quyền lợi của chính các bên giao kết hợp đồng. Việc thực hiện hợp đồng giúp các bên đạt được lợi ích, mục đích mong muốn của mình. Ngoài ra, sự giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại còn đảm bảo trật tự phát triển chung của toàn xã hội, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và đảm bảo các giá trị đạo đức trong xã hội.
Câu hỏi nghiên cứu 2:
- Pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là gì? Vì sao giới hạn tự do hợp hợp đồng cần được luật hóa và việc luật hóa được thực hiện như thế nào? ở đâu?
- Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, pháp luật của Việt Nam không có quy định cụ thể về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, thông qua những quy định hiện hành về/liên quan đến hợp đồng, pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng đặt ra những quy định yêu cầu các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ trong quá trình xác lập, thực thi và chấm dứt quan hệ hợp đồng. Sự hạn chế này có thể được thể hiện thông qua các quy định cấm đoán hoặc những quy định mà các chủ thể buộc phải thực hiện.
Giới hạn tự do hợp đồng cần được luật hóa để tránh sự tùy tiện, lạm dụng làm ảnh hưởng xấu đến quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng. Việc lạm dụng quá mức cần thiết vấn đề này còn có thể gây ra hành vi vi phạm pháp luật quốc tế về quyền con người (trong đó quyền tự do hợp đồng) bởi quyền con người vừa là vấn đề của pháp luật quốc gia và vừa là vấn đề của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, luật hóa việc giới hạn quyền con người (trong đó có quyền tự do kinh doanh, quyền tự do hợp đồng) trước hết phải được ghi nhận trong Hiến pháp – văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất - sau đó là ở các văn bản luật (Bộ luật, đạo luật) thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Câu hỏi nghiên cứu 3:
- Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về giới hạn tự do hợp đồng như thế
nào? Việc thi hành những quy định này có những thành công và bất cập ra sao ở Việt Nam?
- Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại hiện đã có quá trình phát triển nhất định, đạt được nhiều thành công. Tuy vậy, quá trình này vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cả về lý luận và thực tiễn thi hành. Các quy định pháp luật về vấn đề này được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp lý khác nhau, chưa có sự thống nhất, còn mâu thuẫn, chồng chéo. Do đó, việc các cơ quan thực thi pháp luật và các chủ thể được Nhà nước trao quyền thi hành các quy định này trên thực tế còn gặp những khó khăn vướng mắc.
Câu hỏi nghiên cứu 4:
- Phương hướng và những giải pháp cụ thể nào được đặt ra nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại?
- Giả thuyết nghiên cứu: Việc hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng là rất cần thiết. Dựa trên các quan điểm hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng nói chung, việc hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số đạo luật có liên quan như LTM (2005), LBVQLNTD (2010) và các văn bản hướng dẫn thi hành…nhằm kịp thời khắc phục một số hạn chế, bất cập đang tồn tại.
TIỂU KẾT
Hiện nay, vấn đề giới hạn tự do hợp đồng đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu có liên quan với những mức độ đề cập ít, nhiều khác nhau. Mức độ đề cập ít, nhiều vấn đề này trong các công trình nghiên cứu là bởi mục đích nghiên cứu của các học giả là vấn đề khác và quy định giới hạn tự do hợp đồng chỉ có liên quan phần nào, nên các công trình nghiên cứu đó chỉ đề cập ở mức độ nhất định mà thôi. Như vậy, giới hạn tự do hợp đồng đã được một số học giả quan tâm, nhưng đến nay, chưa có công trình nghiên cứu trong nước, nước ngoài nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về vấn đề này.
Các công trình nghiên cứu đề cập đến giới hạn tự do hợp đồng ở mỗi khía cạnh khác nhau, hướng tiếp cận đi từ cơ sở lý luận, đến phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hoặc thực thi pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện cụ thể. Nhìn chung, những hướng nghiên cứu của các học giả liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng nói chung với NCS có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu và hoàn thiện luận án, gợi mở cho NCS những bước nghiên cứu tiếp theo. Trên cơ sở này, NCS khái quát hóa kết quả, thành tựu nghiên cứu mà các học giả đã đạt được trong công trình nghiên cứu của mình, đồng thời chỉ ra một số vấn đề chưa được đề cập hoặc được đề cập chưa đầy đủ. Từ đó, NCS chỉ ra những vấn đề được luận án kế thừa, phát triển và tiếp tục đặt ra mục tiêu nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
Kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu có liên quan, kết hợp với lý thuyết nghiên cứu và cùng với việc đặt ra các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, NCS đặt ra những định hướng nghiên cứu tiếp theo bao gồm: (i) nghiên cứu bổ sung các vấn đề lý luận về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại (ngoài những vấn đề lý luận đã được các công trình trước đó đề cập đến), nhằm hệ thống hóa một cách toàn diện những vấn vấn đề lý luận cơ bản về giới hạn tự do hợp đồng nói chung; (ii) Phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, đồng bộ thực trạng pháp luật hiện hành về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại với thực tiễn thực thi pháp luật về vấn đề này trong thời gian qua; (iii) Nghiên cứu và đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ KHÁI QUÁT
PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI.
1.1.1. Khái quát về hợp đồng trong hoạt động thương mại.
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Hàng hóa xuất hiện dẫn đến nhu cầu tất yếu của việc trao đổi sản phẩm giữa các chủ thể và tiền tệ ra đời đóng vai trò làm thước đo giá trị của hàng hóa, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền tài sản của các chủ thể khi các chủ thể thiết lập các mối quan hệ đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng. Việc thiết lập các mối quan hệ đó được thông qua bởi ý chí của các chủ thể. Trong Bộ Tư bản (toàn tập), C. Mác đã viết “Tự chúng, hàng hóa không thể đi tới thị trường và trao đổi
với nhau được. Muốn cho những vật đó quan hệ như những hàng hóa thì những người giữ hàng hóa phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong vật đó…mối quan hệ ý chí đó mà hình thức của nó là bản giao kèo dù có được củng cố thêm bằng pháp luật hay không cũng vậy – mối quan hệ ý chí phản ánh mối quan hệ kinh tế”4. Sự tự do thỏa thuận của các chủ thể ở đây được gọi là “bản giao kèo”
và khi kinh tế hàng hóa, xã hội ngày càng phát triển, thì “bản giao kèo” được gọi là
hợp đồng. Như vậy, sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa kéo theo sự ra đời và phát triển của hợp đồng.
Khái niệm hợp đồng được pháp luật của nhiều quốc gia quy định. Ở CHLB Đức, khái niệm hợp đồng được thể hiện thông qua khái niệm nghĩa vụ. Trên cơ sở nghĩa vụ người có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện một hành vi nhất định. Thực hiện hành vi có thể bao gồm cả việc không thực hiện hành vi5. Trong khoa học pháp lý ở Singapore, hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên theo pháp luật6. Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng được được đưa ra trong BLDS qua các thời kỳ.
4C.Mac và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 6.
5Vũ Thị Lan Anh (2011), “Chế định hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí Luật học, số 6, Đặc san tháng 9, Tr.90.
Như vậy, hợp đồng xét cho cùng là một loại giao ước luôn chứa đựng sự tự do ý chí và thống nhất ý chí của các chủ thể.
Ở Việt Nam, hợp đồng trong hoạt động thương mại là một dạng của hợp đồng nói chung. Thuật ngữ “hợp đồng trong hoạt động thương mại” được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực thương mại. Do sự phát triển của hoạt động thương mại và tính chất đặc thù của lĩnh vực này so với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, việc phân biệt hợp đồng trong hoạt động thương mại với các loại hợp đồng khác, đặc biệt là hợp đồng dân sự được đặt ra trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên giới. Tuy nhiên, ở các quốc gia khác nhau, quan niệm về hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng có sự khác biệt tương đối.
Bộ luật Thương mại của một số quốc gia như Pháp, Đức, Nhật Bản…không đưa ra khái niệm cụ thể về hợp đồng trong hoạt động thương mại mà chỉ đưa ra khái niệm về hành vi thương mại, cũng như các tiêu chí để phân biệt hành vi thương mại với hành vi dân sự. Trong khi đó, pháp luật của Anh, Mỹ, Hà Lan…không có sự phân biệt giữa hành vi thương mại và hành vi dân sự, vì vậy cũng không có khái niệm hợp đồng trong hoạt động thương mại. Dù không đưa ra khái niệm cụ thể hợp đồng trong hoạt động thương mại, nhưng điều đó không có nghĩa là pháp luật của các quốc gia này không có những quy định về/liên quan hợp đồng trong hoạt động thương mại; thí dụ ở Anh có Luật Bảo vệ Người tiêu dùng (1987); Luật về các điều kiện bất công bằng của hợp đồng (1977). Ở Mỹ, việc quy định những vấn đề liên quan đến hợp đồng trong hoạt động thương mại được quy định tại Bộ luật Thương mại Hoa Kỳ (UCC), cụ thể là các điều khoản liên quan đến vấn đề giao kết hợp đồng, các biện pháp đảm bảo, các biện pháp chuyển quyền sở hữu, thanh toán7…
Ở Việt Nam, quan niệm về hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng có sự khác nhau trong các giai đoạn lập pháp. Tại thời điểm Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) và Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) có hiệu lực, hợp đồng đã được phân loại thành hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Các quan hệ hợp đồng dân sự của các chủ thể trong hợp đồng dân sự được điều chỉnh bởi Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991). Với việc BLDS (1995) được ban hành, quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi văn bản quy phạm pháp luật này. Quan hệ hợp đồng kinh tế của các chủ thể tham
7 TS. Vũ Thị Lan Anh (2008), “Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Luật học, số 11, Tr.3 - 4
gia hợp đồng kinh tế được điều chỉnh bởi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989). Như vậy, trong giai đoạn này, ở Việt Nam có sự phân biệt hai loại hợp đồng là hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế.
Khái niệm hợp đồng kinh tế cũng được quy định cụ thể, nhằm phân biệt với quan hệ dân sự. Nhìn chung, hợp đồng kinh tế được ký kết bởi pháp nhân với pháp nhân hoặc với cá nhân có đăng ký kinh doanh gắn với mục đích kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận. Việc đưa ra quy định cụ thể về khái niệm và các tiêu chí để phân biệt hai loại hợp đồng nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra loại quan hệ hợp đồng nào sẽ chịu sự điều chỉnh của loại văn bản pháp luật nào. Đây là cơ sở pháp lý rõ ràng cho các chủ thể tham gia hợp đồng, các cơ quan nhà nước áp dụng các quy định pháp luật trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong giao kết, thực hiện hợp đồng, trong giải quyết tranh chấp khi các bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Nhưng điều này cũng gây ra khó khăn cho các chủ thể, khi trong một số quan hệ xã hội, khó phân biệt được quan hệ hợp đồng dân sự với quan hệ hợp đồng kinh tế.
BLDS (2005) được ban hành đã xác đinh hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hay được ký kết giữa các chủ thể khác nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng đều được gọi chung là hợp đồng dân sự và chịu sự điều chỉnh chung của BLDS (2005). Tuy vậy, trên thực tế lại phát sinh một số loại hợp đồng đặc thù, như: hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng nhượng quyền thương mại…Vì vậy, ngoài sự điều chỉnh của BLDS đối với hợp đồng nói chung, cần phải có những quy định mang tính đặc thù của hợp đồng thương mại. LTM (2005) được thi hành để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại cũng không đưa ra khái niệm hợp đồng trong hoạt động thương mại mà chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động thương mại.
BLDS (2015) cũng không có sự phân biệt, chia tách về tên gọi của các loại hợp đồng trong đời sống xã hội, cụm từ ‘hợp đồng dân sự” bằng cụm từ “hợp
đồng” nói chung; theo đó “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Về bản chất, hợp đồng trong hoạt động thương mại là một loại của hợp đồng, phát sinh trong hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh. Dựa trên cơ sở khái niệm