Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Đề tài lý luận của lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 28 - 32)

Nam hiện nay

“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là tên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990.

Quá trình hình thành nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng XHCN:

- Đại hội VI thừa nhận “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” trên con đường đi lên CNXH (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Hội nghị giữa kỳ Đại hội VII).

- Đại hội XI khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.

- Đại hội XII đưa ra quan niệm: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

II. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay nghĩa ở Việt Nam hiện nay

1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

a) Về ưu điểm của nền kinh tế thị trường:

Thnht, khuyến khích lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tạo ra sự cạnh tranh gắt gao, làm cho sản xuất được tập trung vào các đơn vị kinh tế đứng vững trên thị trường, đồng thời loại bỏ những đơn vị làm ăn thua kém, không hiệu quả. Do đó, người ta tìm mọi cách rút ngắn chu kỳ sản xuất, thực hiện tái sản xuất mở rộng, áp dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học công nghệ và quay nhanh tiền vốn, đạt tới lợi nhuận tối đa.

Thhai, thúc đẩy các nhà sản xuất năng động thích nghi với các điều kiện biến động của thị trường, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và thay đổi mẫu mã, tìm mặt hàng mới cũng như không ngừng đổi mới kỹ thuật công nghệ, đổi mới tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh và thị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ trong kinh doanh, phá thế độc quyền và khép kín trong một đơn vị.

Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường, việc lưu động, di chuyển, phân phối các yếu tố sản xuất, vốn đều tuân theo nguyên tắc của thi trường, chúng sẽ chuyển đến nơi được sử dụng với hiệu quả cao nhất, do đó các nguồn lực kinh tế được phân bố một cách tối ưu.

Thứ năm, phân công lao động ngày càng xã hội hoá cao. Mở rộng quan hệ nhiều loại thị trường từ địa phương, dân tộc, thị trường khu vực, thị trường quốc tế. Tạo xu thế liên doanh, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, các nước đang phát triển có cơ hội được tiếp xúc chuyển giao công nghệ sản xuất, quản lý từ các nước phát triển. Kinh tế thị trường còn góp phần thúc đẩy giao lưu giữa các nước dưới sự thể hiện qua sản phẩm dịch vụ mang bản sắc riêng của từng dân tộc, địa phương và từng quốc gia.

b) Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường:

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường mang tính tự phát, tìm kiếm lợi nhuận bằng bất kỳ giá nào, dẫn đến tập trung hoá cao độ, sinh ra độc quyền, thủ tiêu cạnh tranh,

19

làm giảm hiệu quả chung và tính tự điều chỉnh của nền kinh tế bởi khi xuất hiện độc quyền, các nhà độc quyền có thể giảm sản lượng, tăng giá để thu lợi nhuận độc quyền.

Thứ hai, xã hội phát sinh tiêu cực, tệ nạn gắn liền với hiện trạng kinh tế sa sút, cạnh tranh không lành mạnh. Xuất hiện nhiều thủ đoạn dơ bẩn như làm hàng giả, trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…

Thứ ba, vì mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi ích tối đa, dẫn đến lạm dụng bừa bãi, tàn phá tài nguyên và huỷ diệt môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, do đó hiệu quả kinh tế – xã hội không được đảm bảo.

Thứ tư, sự phân hoá giàu nghèo, tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội muốn vươn tới: “Trong các nền văn minh được gọi là phát triển của chúng ta, tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá, trí não, tình người”. (Edgar Morin)

Thứ năm, một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ, lạm phát và thất nghiệp. Có ý kiến cho rằng: “Không một nước nào trong một thời gian dài lại có được lạm phát thấp và đầy đủ công ăn việc làm”.

2. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam ngày nay: Nam ngày nay:

Như chúng ta đã biết, trong thời đại ngày nay không có nền kinh tế nào chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường mà không có sự quản lý của nhà nước ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là cần thiết và không thể thiếu được. Nhà nước can thiệp tích cực vào hoạt động kinh tế thông qua chính sách kinh tế - xã hội, chính sách cạnh tranh hoặc kiểm soát độc quyền nhằm cố gắng đưa các ý tưởng về công bằng, tự do và tăng trưởng kinh tế vào một sự cân bằng hợp lý và ngăn chặn sự thất bại của thị trường.

a) Nhà nước đóng vai trò định hướng cho sự phát triển nền kinh tế:

20

Một phần của tài liệu Đề tài lý luận của lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 28 - 32)