NHỮNG GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH T Ế ĐỊNH HƯỚ NG

Một phần của tài liệu Đề tài lý luận của lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 38 - 42)

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự do hoá giá cả, thương mại hoá nền kinh

NHỮNG GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH T Ế ĐỊNH HƯỚ NG

XHCN

Ở nước ta, giai đoạn hiện nay, việc tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ngày càng cấp thiết và không còn cách nào khác là phải thúc đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Một là, Nhà nước cần phải duy trì sự hiện diện của mình trong các quyết định của doanh nghiệp, phục vụ các nhu cầu quốc phòng, an ninh... điều đó cho thấy Nhà nước cần phải nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong các doanh nghiệp.

Hai là, trong một số lĩnh vực mang tính độc quyền như nhiệt điện, năng lượng, …rất cần duy trì sự hiện diện của nhà nước. Để lành mạnh hoá hoạt động của các doanh nghiệp này, nhà nước có thể sử dụng một số biện pháp nhất định tuỳ theo tình hình cụ thể: Đóng cửa một phần hay toàn bộ, chuyển nhượng, cổ phần hoá.

Ba là, tiếp tục đổi mới và bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là luật kinh tế, luật bảo vệ môi trường. Tăng cường kỹ thuật trong việc chấp hành chính sách, chế độ của Nhà nước. Bảo đảm tính hệ thống của luật pháp và các văn bản dưới luật chú ý đến luật pháp và thông lệ quốc tế. Phát triển các hình thức dịch vụ pháp lý, phổ thông cập luật cho toàn dân - kiện toàn bộ máy kiểm tra việc thi hành pháp luật, nghiên cứu thành lập toà án kinh tế.

Bốn là, đổi mới và nâng cao chất lượng kế hoạch. Công bố kế hoạch hoá qua thời gian đổi mới đã có một số bước tiến bộ: chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch hoá định hướng hoạt động của các thành phần kinh tế. Sử dụng chương trình mục tiêu, chính sách đầu tư tín dụng… để tạo điều kiện và hướng dẫn sự phát triển của các thành phần kinh tế, nâng cao trình độ dự báo kinh tế - xã hội trong công tác kế hoạch.

Năm là, đổi mới ngân sách. Lĩnh vực tài chính tiền tệ thời gian qua đã có một bước đổi mới nhưng nhìn chung còn yếu kém, đáng chú ý là hiện tượng thất thu thuế và bội chi ngân sách còn lớn. Ngân hàng chưa trở thành trung tâm thanh toán và tín dụng của xã hội. Vì thế cần đổi mới căn bản hệ thống tài chính tiền tệ, xây dựng chính sách tài chính quốc gia và thực hiện hệ thống cải cách tài chính, nâng cao nguồn thu cho ngân sách, thực hiện phân phối hợp lý thu nhập quốc dân, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, thực hành tiết kiệm đảm bảo công bằng xã hội và góp phần hạn chế đẩy lùi lạm phát. Đổi mới ngân sách là phải xây dựng một ngân sách Nhà nước lành mạnh, không bao cấp và ỷ lại vào viện trợ nước ngoài. Ngân sách Nhà nước phải được hạch toán theo nguyên tắc ngang giá, thu chi ngân sách phải hợp lý.

Sáu là, nâng cao hiệu lực của chính sách tiền tệ - tín dụng. Gấp rút tổ chức ngân hàng đủ mạnh, có khả năng thực hiện tốt nghiệp vụ trong cơ chế thị trường. Ngân hàng Nhà nước làm đúng chức năng quản lý đồng tiền của mình và giữ tính độc lập tương đối tốt trong phát hành tiền. Phát huy mạnh mẽ vai trò quan đòn bẩy và công cụ điều tiết vĩ mô của chính sách tiền tệ tín dụng. Kiên trì thực hiện những nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng, thúc đẩy nâng cao tính tự chủ tài chính của xí nghiệp để hiện đại hoá và hiệu quả hoá các xí nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

By là, thực hiện tốt chính sách kinh tế đối ngoại, mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới và trong khu vực, tạo ra môi trường quan hệ giao lưu trao đổi về văn hoá, khoa học, thương mại để hoà nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.

27

KT LUN

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước về kinh tế, là phương thức kết hợp giữa sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh kinh tế của nhà nước tạo nên một thể chế thống nhất mà trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền, can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

Thực tế cho thấy lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có ý nghĩa vô cùng lớn không chỉ trong lịch sử mà còn ở thực tiễn hiện tại ngày nay, là lĩnh vực nghiên cứu tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Việc vận dụng phương pháp luận cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nền kinh tế của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.

Từ đó, có thể thấy, nền kinh tế thị trường ở nước ta bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng có những vấn đề mà bản thân nó không thể giải quyết được như thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng…làm cản trở sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế. Vì vậy sự tác động của Nhà nước vào nền kinh tế là một lẽ đương nhiên của sự phát triển kinh tế xã hội không chỉ điều hành mà còn là người quản lý, dẫn dắt nền kinh tế làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển tích cực, lành mạnh hơn.

Trên đây là phần trình bày tiểu luận về vấn đề: “Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và phân tích nhưng có lẽ bài tiểu luận vẫn sẽ vẫn còn một số điều thiếu sót. Em mong cô có thể xem xét và góp ý chỉnh sửa để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

28

Một phần của tài liệu Đề tài lý luận của lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 38 - 42)