Đánh giá tình hình chăn nuôi của trang trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại vũ hoàng lân, xã an hòa, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 39)

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại năm từ năm 2019 đến năm 2021 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống số sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 0.1 Cơ cấu đàn lợn của trại năm 2019 – 5/2021 (Đơn vị: con)

STT Loại lợn Năm 2019 Năm 2020 Đến tháng 5 năm 2021 1 Lợn đực giống 3 2 2 2 Lợn hậu bị 32 40 10 3 Lợn sinh sản 138 134 181 4 Lợn con 3130 3328 2034 5 Lợn thịt 2500 3150 1800

(Nguồn: quản lý trại)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Cơ cấu đàn lợn của trang trại từ 2019 đến tháng 5/2021 lợn thịt có số lượng tăng dần theo năm do công tác chăn nuôi tại được thực hiện tốt, đồng thời để đảm bảo trại nuôi với công suốt tối đa mà xây dựng. Trong đó số lợn thịt tăng lên rõ rệt từ 2500 con trong năm 2019 tăng lên 3150 con trong năm 2020 và 1.800 con ( 5 tháng đầu năm 2021).

4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

Kết quả việc thực hiện đúng qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng được thể hiện qua tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt nuôi tại cơ sở. Hàng ngày, em đều ghi chép cụ thể diễn biến của đàn lợn, sau đây là bảng kết quả số lượng lợn em đã chăm sóc nuôi dưỡng:

Bảng 0.2 Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng của năm 12/2020-5/2021 Tháng Số lợn theo dõi Số lợn nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống (%) 12 70 69 98,57 1 70 67 95,71 2 90 89 98,88 3 80 79 98,75 4 135 135 135 5 180 180 100

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được phân công chăm sóc lợn tại chuồng thịt 3, các lứa lợn sau khi úm được hai tuần sau cai sữa sẽ được đưa xuống chuồng thịt 3 nuôi cho đến khi xuất bán, sau khi xuất bán xong em tiến hành cọ rửa các ô chuồng, máng ăn, ván và khung úm, quét vôi tường xung quanh ô chuồng. Mỗi lứa lợn ở một tầm tuổi khác nhau giúp em có thêm kiến thức về chăn nuôi ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn từ đó giúp nắm được cách phòng và điều trị bệnh ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lợn được hiệu quả nhất. Tỷ lệ nuôi sống ở lứa thứ nhất, thứ ba, thứ tư có đạt 98,57%, 95,71% và 98,88%, 98,75%. Nguyên nhân các lứa này không đạt 100% là do trong quá trình nuôi lợn bị tiêu chảy nhiều, nhiều con bị bệnh đường hô hấp, dẫn đến chết mất 6 con. Còn ở lứa thứ hai, thứ năm, thứ sáu thì số lợn còn sống/lứa đều đạt 100%, mặc dù trong quá trình nuôi có một số con cũng bị tiêu chảy, ho khan nhiều nhưng đều mới ở giai đoạn đầu của bệnh, với sự hướng dẫn, hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật, ở những lứa lợn này đã đều được điều trị khỏi và không có con nào bị chết.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại vũ hoàng lân, xã an hòa, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 39)