Kết quả phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện đa khoa Minh Hóa năm 2021 (Trang 49 - 67)

- Ngay sau phẫu thuật: Theo tiêu chí đánh giá BN của chúng tôi đã đề cập ở chương 2, theo tiêu chí đó thì 100% BN có kết quả thành công ngay sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu của Đào Tuấn tốt 90.63%, trung bình 7.81%, xấu 1.56% . Của tác giả Trần Hữu Vinh tốt 82.14%, trung bình 10.71%, xấu 7.15% , của Bùi Tuấn Anh tốt 90.5%, trung bình 9.5%, xấu 0% .

- Trong vòng 30 ngày: Sau 1 tháng chúng tôi khám lại 62 BN, kết của theo tiêu chí đánh giá ở chương 2 cho thấy có 60 BN đạt kết quả tốt, chiếm 96,8% và chỉ có 2 BN đạt kết quả trung bình chiếm 3,2%.

- Trong vòng 3 tháng: Sau 3 tháng chúng tôi kiểm tra lại được 41 BN, tất cả các BN sau 3 tháng kiểm tra lại đều có kết quả tốt. Kết quả của chúng tôi tốt hơn kết quả của Đào Tuấn: tốt 98%, trung bình 2% .

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 72 bệnh nhân phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện đa khoa Minh Hóa năm 2021, chúng tôi có kết luận như sau:

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm ruột thừa cấp được phẫu thuật nội soi tại bệnh viện đa khoa Minh Hóa năm 2021.

- Các thông tin cá nhân của bệnh nhân: Nhóm tuổi thường gặp nhất là từ 15 đến 60. Tỉ lệ nam là 37,5%, nữ là 62,5%. Hầu hết bệnh nhân là dân tộc kinh với 70 người chiếm 97,2%. Đa số bệnh nhân làm lao động chân tay với 68,1%. Tỷ lệ học vấn từ cấp 2 trở xuống và cấp 3 trở lên là tương đương, lần lượt là 48,6% và 51,4%. Không có BN nào có bệnh cấp tính kèm theo, chỉ có có 8,3% BN có bệnh mãn tính kèm theo. Đa số bệnh nhân có thời gian chờ dưới 4 giờ chiếm 65,3%. Có 6.9% bệnh nhân điều trị trước phẫu thuật.

- Các đặc điểm cơ năng của bệnh nhân trước phẫu thuật: Phần lớn BN có thời gian đau từ 12h đến dưới 48h chiếm 55.6%. Có 2,8% bệnh nhân có sẹo phẫu thuật cũ vùng bụng. Tỷ lệ BN đau khởi phát thượng vị là cao nhất chiếm 55.6%. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi khởi phát đau bụng từ từ 95,8%. Tỉ lệ BN đau liên tục chiếm 97.2%. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều đau âm ỉ. Có 50 bệnh nhân có cảm ứng phúc mạc chiếm 69,4%.

- Đặc điểm các dấu hiệu toàn thân của bệnh nhân trước phẫu thuật: Tất cả các bệnh nhân trước phẫu thuật đều có ý thức tỉnh táo. Hầu hết bệnh nhân đều có dấu hiệu sống bình thường, có 1 bệnh nhân mạch nhanh chiếm 1,4%, 7 bệnh nhân cao huyết áp chiếm 9,7%.

- Các đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân trước phẫu thuật: Trên hình ảnh siêu âm số bệnh nhân có đường kính ruột thừa 7mm trở lên gấp 2,2 lần nhóm bệnh nhân có đường kính ruột thừa dưới 7mm, có 3 bệnh nhân có dịch ổ bụng trên siêu âm, chiếm 4,2%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ BN có điểm Alvarado điểm ≥ 7 chiếm 62.5%.

- Chẩn đoán trước và sau phẫu thuật: Tất cả các bệnh nhân đều có chẩn đoán trước phẫu thuật là viêm ruột thừa. Có 32 bệnh nhân chẩn đoán sau phẫu thuật viêm ruột thừa mưng mủ chiếm 44,4%, 40 bệnh nhân chẩn đoán sau phẫu thuật viêm ruột thừa xung huyết chiếm 55,5%.

- Các đặc điểm chung của ca phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật dưới 60 phút chiếm 77,8%, gấp 3,5 lần nhóm có thời gian phẫu thuật 60 phút trở lên. Tất cả các phẫu thuật viên đều có trình độ chuyên khoa cấp I. Hầu hết bệnh nhân đều đặt tư thế đầu thấp nghiêng trái chiếm 98,6%. Đa số bệnh nhân được đặt trocar ở Rốn+Hố chậu phải+Hố chậu trái chiếm 77,8%. Không có BN biến trong phẫu thuật hay chuyển phẫu thuật mở.

- Các đặc điểm của khoang bụng trong phẫu thuật: Có 32 bệnh nhân có dịch ổ bụng trong phẫu thuật chiếm 44,4%. Trong đó 16 bệnh nhân có dịch ở hố chậu phải và douglas chiếm 50%. Có 10 bệnh nhân có giả mạc chiếm 13,9%, 18 bệnh nhân có dính ruột thừa trong phẫu thuật chiếm 25%. Vị trí ruột thừa ở hố chậu phải chiếm 87.5%. Tình trạng ruột thừa mưng mủ chiếm 44,4% và xuất tiết 55,4%. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều có gốc ruột thừa trong phẫu thuật bình thường.

- Các đặc điểm về xử lý ruột thừa trong phẫu thuật: Tỉ lệ cắt RT xuôi dòng là 70 BN (97.2%), cắt ngược dòng 2 BN (2.8%). Hầu hết bệnh nhân được xử lý gốc với buộc chỉ chiếm 86,1%, 6 bệnh nhân kẹp clip và 4 bệnh nhân khâu gốc ruột thừa. Số bệnh nhân được lau ổ bụng so với hút dịch tương đương nhau chiếm 47,2 %, 4 bệnh nhân được lau và rửa ổ bụng chiếm 5,6%. Tất cả bệnh nhân được rửa ổ bụng đều dùng loại nước rửa là NaCl 0,9%. Có 4 bệnh nhân được đặt dẫn lưu trong phẫu thuật chiếm 5,6% với số lượng 1 dẫn lưu, tỷ lệ vị trí đặt dẫn lưu ở hố chậu phải và Douglas là tương đương nhau.

- Thông tin về bệnh nhân sau phẫu thuật: Thời gian nằm viện trung bình là 5,31±0,196 ngày. Đa số bệnh nhân đều được sử dụng một loại kháng sinh Cefalosporin thế hệ 3 chiếm 62,5%, 27 bệnh nhân sử dụng kháng sinh kết hợp Cefalosporin thế hệ 3 kết hợp 5-nitro imidazole chiếm 37,5%. Tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật đều được sử dụng thuốc giảm đau là paracetamol.

Thời gian trung tiện sau phẫu thuật nhóm dưới 12h có 31 bệnh nhân chiếm 43,1%, nhóm 12 giờ trở lên có 41 bệnh chiếm 56,9%. Tất cả 4 bệnh nhân đặt dẫn lưu đều được rút dẫn lưu vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Nhóm bệnh nhân bắt đầu ăn sau phẫu thuật vào ngày thứ nhất chiếm 69,4%, gấp 2,2 lần nhóm bệnh nhân bắt đầu ăn sau phẫu thuật vào ngày thứ hai.

- Một số biến chứng của bệnh nhân sau phẫu thuật: Trong tổng số 72 bệnh nhân được phẫu thuật, có 1 bệnh nhân có biến chứng sốt sau phẫu thuật chiếm 1,4%.

2. Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị bệnh nhân viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện đa khoa Minh Hóa năm 2021.

- Ngay sau phẫu thuật: 100% bệnh nhân có kết quả thành công ngay sau phẫu thuật.

- Trong vòng 30 ngày: Sau 1 tháng chúng tôi khám lại 62 BN, kết của cho thấy có 60 bệnh nhân đạt kết quả tốt, chiếm 96,8% và chỉ có 2 BN đạt kết quả trung bình chiếm 3,2%.

- Trong vòng 3 tháng: Sau 3 tháng chúng tôi kiểm tra lại được 41 bệnh nhân, tất cả các BN sau 3 tháng kiểm tra lại đều có kết quả tốt.

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa có nhiều ưu điểm về hạn chế các biến chứng, thời gian hồi phục nhanh sau mổ, tính thẩm mỹ đạt kết quả cao. Đây là kỹ thuật nên được đầu tư, đào tạo, triển khai rộng rãi ở các bệnh viện tuyến huyện để bệnh nhân có thể dễ tiếp cận và hưởng lợi từ kỹ thuật này.

- Nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện trên nhóm bệnh nhân ruột thừa viêm không có biến chứng, nên kết quả đánh giá còn nhiều hạn chế chưa nêu bật được ưu điểm vượt trội của kỹ thuật này. Do đó chúng tôi kiến nghị nên mở rộng nghiên cứu cả ở nhóm ruột thừa viêm có biến chứng và so sánh hai nhóm này để cho thấy giá trị của phẫu thuật nội soi. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu thêm một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp để nâng cao hiệu quả ứng dụng kỹ thuật này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT:

1. Vũ Ngọc Anh, (2017), "Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội", Luận văn sau Thạc sĩ y học, tr. 1-99.

2. Bùi Tuấn Anh, Nguyễn Vũ Quang, (2014), "Nghiên cứu kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng tại bệnh viện quân y 103", Tạp chí Y Dược học quân sự, 8-2014, tr. 148-151.

3. Nguyễn Trinh Cơ, (1985), Viêm ruột thừa cấp tính, Chuyên khoa ngoại, NXB y học Hà Nội, Hà Nội, tr. 45-62.

4. Lê Thành Dũng, (2001), Nghiên cứu đối chiếu liên quan lâm sàng, cận

lâm sàng, siêu âm với giải phẫu bệnh lý của viêm ruột thừa cấp, Luận

văn chuyên khoa 2 Ngoại chung HVQY, Hà Nội, tr. 1-57.

5. Triệu Triều Dương, Nguyễn Cường Thịnh, Nguyễn Anh Tuấn, (2004), "Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị VRTC bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện TWQĐ 108", Tạp chí Y học Việt Nam, Số đặc biệt, tr. 237-242.

6. Lê Cao Đài, (1983), Viêm ruột thừa cấp Ngoại khoa - Sách bổ túc sau

đại học, NXB Y học, Hà Nội, tr. 1-57.

7. Lê Cao Đài, Lê Sĩ Liêm, Đồng Sỹ Thuyên, Lê Trọng Bổng, (1979),

Viêm ruột thừa cấp, Dịch của P.Chevrel và U.Richarme, NXB Y học,

Hà Nội, tr. 1-57.

8. Trần Bình Giang, (2002), Phẫu thuật nội soi ổ bụng, NXB Y học, Hà Nội, tr. 1-57.

9. Nguyễn Đình Hối, (1988), Bệnh học ngoại khoa Đại học y dược TP.

Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 113-161.

10. Đỗ Xuân Hợp, (1968), Manh và trùng tràng giải phẫu bụng, NXB Y học và thể dục thể thao, Hà Nội, tr. 211-220.

11. Vương Hùng, (1991), Viêm ruột thừa, Bệnh học ngoại khoa, NXB Y học, Hà Nội, tr. 1-57.

12. Ngô Huy, (1989), Sức khoẻ và tuổi thọ, NXB quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 1-57.

13. Nguyễn Văn Khoa, (1996), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm

sàng và chẩn đoán viêm ruột thừa cấp tính, Luận án PTS khoa học Y -

Dược Hà Nội, Hà Nội, tr. 1-57.

14. Phạm Khuê, (1993), Cấp cứu lão khoa, NXB y học, Hà Nội, tr. 1-57. 15. Hà Đắc Lâm, (2006), Nghiên cứu chỉ định, kết quả điều trị viêm ruột

thừa ở người cao tuổi bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện trung ương quân đội 108, Luận văn thạc sỹ y học HVQY, Hà Nội, tr. 1-57.

16. Nguyễn Văn Liễu và cộng sự, (2007), "Nghiên cứu ứng dụng điều trị ruột thừa viêm bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tại bệnh viện trường đại học Y Dược Huế", Tạp chí ngoại khoa, 5, tr. 34-38.

17. Lê Lộc, (2001), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị áp xe ruột thừa bằng

phương pháp chọc hút mủ dưới hướng dẫn siêu âm, Luận án tiến sỹ y

học Y Dược Huế, Huế, tr. 1-57.

18. Nguyễn Đức Ninh, (1997), Cắt bỏ ruột thừa, Phẫu thuật ống tiêu hoá, NXB Y học, Hà Nội, tr. 1-57.

19. Nguyễn Hồng Ninh, (2014), "Nhận xét về giá trị các phương pháp chẩn đoán viêm ruột thừa", Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, 115 (01), tr. 137-142.

20. Nguyễn Quang Quyền, (1993), Giải phẫu bụng, NXB Y học Hà Nội, Hà Nội, tr. 1-57.

21. Nguyễn Quý Tảo, (1986), Viêm ruột thừa , Giải phẫu bệnh các phủ

tạng, ĐH quân y, Hà Nội, tr. 1-57.

22. Nguyễn Tòng, (1992), Viêm ruột thừa cấp Bách khoa thư bệnh học Tập

I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1-57.

23. Trần Thanh Tú, Lê Hương Ly, (2013), "Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ chẩn đoán muộn viêm ruột thừa", Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 142- 149.

24. Đào Tuấn, (2007), Nghiên cứu úng dụng phẫu thuật nội soi điều trị

viêm phúc mạc do viêm ruột thừa ở người lớn tại bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội năm 2006 - 2007, Luận văn chuyên khoa 2 trường đại học y Hà

Nội, Hà Nội, tr. 1-57.

25. Trần Hữu Vinh và cộng sự, (2014), "Nhận xét kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Y học thực hành, tr. 70-73.

26. Kim Văn Vụ, (2013), "Đánh giá kết quả điều trị viêm ruột thừa sau manh tràng tại bệnh viện Đại học y Hà Nội", Tạp chí y học thực hành, Số 11, tr. 48-53.

27. Nguyên Văn Xuyên, (1997), Viêm phúc mạc, Bệnh học ngoại khoa

bụng, Học viện quân y, Hà Nội, tr. 1-57.

TIẾNG ANH:

28. Alfredo Alvarado, (1986), "A practical score for the early cliagnos of acute appendicitis", Annals of Emergency Medicine, 15 (5), pp. 557- 564.

29. Andrew T. Trout, et al, (2012), "A critical evaluation of US for the diagnosis of pediatric acute appendicitis in a redl- life setting: how can we improve the diagnostic value of snography", Pediatric radiol, 07 (247), pp. 358-360.

30. Ball C.G, Kortbeek J.B, Kirkpatrick A.W, Michell P, (2004), "Laparoscopic appendectomy for complicated appendicitis an evaluuation of postoperative factors", Surg Endosc, 18, pp. 969-973. 31. Bixby S.D, Cucey B.C, Soto J.A, (2006), "Perforated versus

nonprerforated acute appendicitis: acuracy of multidetector CT detection", Radiology, 241 (3), pp. 780-786.

32. Boerema WJ, Burnand KG, Fitzpatric RI, (1981), "Acute appendicitis",

33. Ciani S, Chuaqui B, (2000), "Histological featues of resolving acute, non - complicated plegmônus appendicitis", Pathol - Res - Pract, 196 (2), pp. 89-93.

34. David AG, Chantell BG, John.SM, (1995), "Use of neutrophil: Lymphocyte ration in the diagnois of appendicitis", The American

Surgeon, 61, pp. 257-279.

35. Fabiani P, Bartels A.M, Cussio R, (1996), "Traitement parvoie coelioscopique des peritonites appendiculaire chez aldulte", J Anncher, pp. 892-895.

36. Frank H, Netter, MD, (2004), Alats giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, pp. 1-57.

37. Hallfeldt K, Puhmann M, Waldner H, Schweiberer L, (1996), "Diagnosic problems inacute appendicitis and indication for laparoscopic appendectomy", Langenbecks - Arch - Chir - Suppl -

Korngosbd, 113, pp. 533-535.

38. Kum CK, (1995), "Safe laparoscopic appendectomy", Essential for

Basic Laparoscopic Surgery, pp. 31-37.

39. Kharbanda, A. B, Taylor, G.A, et al, (2005), "Aclical decision raletoidentifi child renat low risk for appendicitis", Pediatric, 116 (3), pp. 709-716.

40. Lin H.F, Wu JM, Tseng L.M, Chen K.H, (2006), "Laparoscopic versus open appendectomy for perforated appendicitis", J Gastrointest Surg

Jun, 10 (6), pp. 906-910.

41. Lintula, H, Pesonen, E, et al, (2005), "Adiagnostic score for children with Suspeted appendicitis", Langen becks Archive of Surgery, 390 (2), pp. 164-170.

42. Listorto G, Ferranti F, Mancini G, Pizzicannella G, et al, (1996), "The role of Ente robius vermicularis in etiopathogenesis of appendicitis",

43. Madan Samuel, (2002), "Pediatric Appendicitis Score", Journal of

Pediatrice Surgery, 37 (6), pp. 877-881.

44. Naver B, Delgudilo X, Cambier E, (2001), "Laparoscopic and safety: a report of 96 consecutive case", J Surg, pp. 315-316.

45. Sherlock DJ, (1985), "Acute appendicitis in the over - sixty age group years of age", Presse Med 1996 Apr 27, 25 (15), pp. 707-710.

46. Verroken R, Pennickx F, Vanhoe L, Marchal G, et al, (1996), "Diagnostic accuracy of ultra - sonography and surgical decision - making in patients referred for suspicion of appendicitis", Acta Chir

Beld, 96 (4), pp. 158-160.

47. Wakeley P.G, (1933), "The position of the vermiform appendix as ascertained by an analysis of 10.000 cases", J Anat, 67 (2), pp. 277- 283.

48. Wakeley P.G, (1933), "The position of the vermiform appendix as ascertained by an analysis of 10.000 cases. J Anat, 67 (pt2)", J Anat, 67

(pt2), pp. 277-283.

49. Wullstein C, Barkhansen S, Gross E, (2001), "Results of laparoscopic vs. conventional appendectomy in compliated appendicitis", Discolon

rectum now, 44 (11), pp. 1700-1705.

50. Yamini D, Vargas H, Bongard F, Klein S, et al, (1998), "Perforated appendicitis: Is it truly a surgical urgency", Am Surg Oct, 64 (10), pp. 790-795.

51. Zucker KAM, Josloff R, (1997), "Laparoscopic appendectomy", Lapar

PHỤ LỤC: BỆNH ÁN MẪU I. PHẦN HÀNH CHÍNH A1 Họ tên bệnh nhân:………. A2 Tuổi:……….. A3 Giới: 1. Nam 2. Nữ A4 Dân tộc: 1. Kinh 2. Khác:………

A5 Tôn giáo: (ghi rõ nếu có) 1. Có:………

2. Không A6 Địa chỉ: xã……….huyện….………

tỉnh………

A7 SĐT cá nhân/SĐT người thân:……….…../

………

A8 Nghề nghiệp: 1. Lao động chân tay 2. Cán bộ, công chức 3. Nghề khác:………

A9 Trình độ học vấn 1. Mù chữ 2. Biết đọc, biết viết 3. Cấp 1 đến cấp 2 4. Từ cấp 3 trở lên A10 Bệnh cấp tính kèm theo (ghi rõ nếu có) 1. Có:………

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện đa khoa Minh Hóa năm 2021 (Trang 49 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w