KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

Một phần của tài liệu Xem xét khả năng ứng dụng phương trình cân bằng vật chất để tính trữ lượng dầu trong móng mỏ Bạch Hổ (Trang 40 - 44)

• Từ công thức (12b), tính được hệ số nén: Co = 8,8136.10-6 psia-1

• Từ công thức (13), tính được hệ số nén hiệu dụng: Ce = 14,7136. 10-6 psia-1 • Từ công thức (15), tính trữ lượng khi chưa bơm ép: N = 91,338 MM STB • Từ công thức (16), tính trữ lượng sau khi bơm ép: N = 91,340 MM STB

KẾT LUẬN

 Việc đánh giá trữ lượng dầu trong đá móng trong những năm qua chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thể tích và đã gặp không ít khó khăn như đã trình bày. Ý thức được vấn đề nêu trên, để kiểm tra kết quả đánh giá trữ lượng theo phương pháp thể tích trong những năm qua việc đánh giá thử nghiệm trữ lượng dầu trong đá móng bằng phương pháp cân bằng vật chất được thực hiện.

Trên cơ sở lý thuyết phương trình Schilthuis, thiết lập phương trình cân bằng vật chất đối với móng mỏ Bạch Hổ. Thông qua kết quả tính toán, trữ lượng dầu trong móng mỏ Bạch Hổ như sau:

+ Khi chưa bơm ép: N = 91,338 MM STB + Sau khi bơm ép: N = 91,340 MM STB

Hai kết quả này ít chênh lệch nhau vì thể tích nước đáy xâm nhập vào vỉa: (We – Wp)Bw là không đáng kể.

 Thân dầu trong móng nứt nẻ - hang hốc là một đối tượng khai thác chủ yếu của mỏ Bạch Hổ và cho đến thời điểm hiện nay vẫn là một thân dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta. Thân dầu có dạng khối với chiều dày hơn 1500m, khép kín, không có mũ khí với áp suất vỉa trung bình trong móng cao hơn áp suất bão hòa và nước đáy xâm nhập vào vỉa không đáng kể.

Hầu hết các phương pháp tác động hóa lý như bơm ép khí ở chế độ hòa trộn (khí hydrocacbon, CO2, N2), bơm ép dung dịch kiềm, chất hoạt tính bề mặt, dung dịch vi sinh, bơm hơi nóng, gây cháy trong vỉa đều không phù hợp với thân dầu móng mỏ Bạch Hổ. Nhìn chung, các phương pháp này đều đòi hỏi chi phí về hóa phẩm khá cao.

hồi dầu đối với thân dầu móng. Nâng cao hệ số thu hồi dầu là một vấn đề có ý nghĩa lớn và luôn đặt ra đối với việc khai thác các mỏ dầu khí, đặc biệt là đối với các mỏ lớn như mỏ Bạch Hổ. Với đặc điểm địa chất như vậy, bơm ép nước được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu và có triển vọng về kỹ thuật - công nghệ cũng như kinh tế để tăng thu hồi dầu cho móng mỏ Bạch Hổ.

 Với các điều kiện địa chất phức tạp như ở thềm lục địa Nam Việt Nam, bài toán kinh tế luôn được đặt ra là làm sao đạt hiệu quả khai thác cao nhất. Bởi vì nhiều cấu tạo và vùng chứa dầu hoặc là “quá nhỏ” hoặc là “quá phức tạp” để có thể tìm hiểu cặn kẻ trước khi ra quyết định khi thác.

Tại bồn trũng Cửu Long, dầu được khai thác đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ (26- 6-1986), tiếp theo là các mỏ như Rồng (12-94), Rạng Đông (8-98), Ruby (10-98). Đến nay, sau một thời gian khai thác thì việc áp dụng phương pháp cân bằng vật chất để tính trữ lượng hoàn toàn có thể thực hiện.

Với các điều kiện địa chất đã phân tích như trên, việc ứng dụng phương pháp cân bằng vật chất đánh giá trữ lượng dầu trong đá móng tại các mỏ dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam là hoàn toàn có khả năng.

• Cơ sở suy luận: Cơ sở suy luận để tìm ra giải pháp là căn cứ vào qui luật “2 bình thông nhau”:

“ Nếu hai vùng 1 và 2 được kết luận là có liên thông, tổng trữ lượng N của cả hai vùng (khi xem hai vùng 1 và 2 là một vùng) sẽ phải bằng tổng trữ lương của 2 vùng khi đánh giá chúng tách rời”.

Như vậy, N = N1 +N2 là lời giải cho bài toán đặt ra. • Phạm vi sử dụng:

Vì mức độ “rất đơn giản” tìm ẩn trong phương pháp cân bằng vật chất nên hầu như “chi phí đầu tư” để áp dụng phương pháp này bằng không. Có thể nói phương pháp này hoàn toàn thích hợp cho những vùng dầu khí bị “nghi ngờ” về sự thông nhau, hoặc khu vực chứa dầu “đủ nhỏ” không thể đầu tư thiết bị hiện đại hay thực thi các qui trình đánh giá chi phí cao.

Nên phương pháp cân bằng vật chất được coi là “rất đơn giản” hoàn toàn hy vọng có thể được sử dụng để đánh giá cho một môi trường địa chất được xem là “rất phức tạp” của Việt Nam.

Hiểu biết về độ phức tạp của môi trường địa chất khu vực, xác định mối liên thông giữa các vùng chứa dầu và khí là những động lực chính cải thiện hiệu quả khai thác khu vực.

 Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của phương pháp cân bằng vật chất đã trình bày thì phương pháp này còn gặp một số hạn chế sau:

∙ Phương pháp cân bằng vật chất cho chúng ta kết quả tính toán trữ lượng đáng tin cậy đối với các mỏ nhỏ, dạng đóng kín, có độ truyền dẫn áp suất tốt.

∙ Phương pháp cân bằng vật chất chỉ được ứng dụng khi mỏ đã khai thác một thời gian. Số liệu khai thác càng nhiều thì kết quả tính toán càng chính xác.

∙ Và phương pháp này thường chỉ được sử dụng để chính xác hoá trữ lượng được đánh giá trong các giai đoạn trước.

1. F. A. Grisin, người dịch Nguyễn Khắc Kinh, “Đánh giá trữ lượng thăm dò

dầu mỏ và khí thiên nhiên”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 1981.

2. Huỳnh Thanh Sơn – Lê Phước Hảo, “Công nghệ mỏ ứng dụng”, Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Tp HCM, 2003.

3. Nguyễn Ngọc Thủy, Luận án Thạc Sĩ: “Thành phần đá móng mỏ Bạch Hổ -

Bể Cửu Long và sự liên quan đến độ rỗng thấm chứa dầu”, Đại học Khoa hoc

Tự Nhiên Tp HCM, 1998.

4. Phan Văn Kông, Luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá tính chất cơ lý đá móng

mỏ Bạch Hổ”, Đại học Khoa hoc Tự Nhiên Tp HCM, 1997.

5. Phan Văn Kông, “Bài giảng địa chất khai thác dầu khí”, 2004.

6. “Tuyển tập Hội nghị khoa hoc - Kỹ thuật dầu khí kỷ niệm 20 năm thành lập

XNLD Vietsovpetro và khai thác tấn dầu thứ 100 triệu”, XNLD Vietsovpetro,

2002.

7. Tuyển tập Hội nghị KHCN 2000 “Ngành dầu khí Việt Nam trước thềm thế kỷ

Một phần của tài liệu Xem xét khả năng ứng dụng phương trình cân bằng vật chất để tính trữ lượng dầu trong móng mỏ Bạch Hổ (Trang 40 - 44)