II. Biện luận công thức tính trữ lượng cho móng mỏ Bạch Hổ III. Kết quả tính toán
CHƯƠNG I:
PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG VẬT CHẤT
I. MỞ ĐẦU
Hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ vào nửa đầu thập kỷ 90, khi chính sách mở cửa của chính phủ ban hành. Trong giai đoạn ban đầu này, Việt Nam được xem như là quốc gia có tiềm năng to lớn về dầu khí và kết quả là hàng loạt các cuộc khảo sát thăm dò được thực hiện cùng với nhiều tuyến địa chấn đã được tiến hành và minh giải. Tuy nhiên, sau khi phân tích các thông tin có được của các mỏ dầu khí đang đưa vào khai thác, có thể kết luận rằng môi trường địa chất của khu vực thềm lục địa phía Nam Việt Nam là hết sức phức tạp.
Các hệ thống đứt gãy dày đặc, cùng với sự bất đồng nhất của các thông số đặc trưng trong các tầng chứa tạo sự không liên thông giữa các bẫy chứa dầu khí dạng khối. Với công nghệ khai thác hiện có, việc phát triển các mỏ dầu khí trên không phải là đơn giản. Và đây cũng là nguyên nhân chính của sự suy giảm đầu tư nước ngoài vào ngành dầu khí trong những năm qua. Với xu hướng hòa nhập để phát triển, việc chuyển giao công nghệ mới cũng như các phương pháp đánh giá tiên tiến đã và đang góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả của công nghiệp dầu khí Việt Nam. Nhiều thành tựa khoa học kỹ thuật đã được nghiên cứu để đưa vào ứng dụng nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu cho việc phát triển hiệu quả các mỏ dầu khí đã được phát hiện ở thềm lục địa Việt Nam.