Các thiết bị bù nối tiếp có điều khiển

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Về Điều Chỉnh Điện Áp Trên Lưới Truyền Tải Điện Miền Bắc Việt Nam (Trang 37 - 39)

1.2.9 .Thiết bị bù ngang có điều khiển

1.2.10. Các thiết bị bù nối tiếp có điều khiển

a. SSSC (Static Synchronous Series Compensator – thiết bị bù nối tiếp đồng bộ tĩnh) [17]:

Là một máy phát đồng bộ tĩnh không có nguồn năng lượng riêng cung cấp từ bên ngoài, hoạt động như một thiết bị bù nối tiếp mà điện áp đầu ra có thể điều khiển độc lập và vuông pha với dòng điện trên đường dây nhằm mục đích tăng hoặc giảm điện áp dung kháng rơi trên đường dây và vì thế điều khiển được công suất truyền tải. SSSC có thể chứa thêm bộ dự trữ năng lượng hoặc các thiết bị tiêu thụ năng lượng nhằm tăng cường khả năng ổn định động của hệ thống điện bằng cách bù thêm CSTD tức thời, để tăng hoặc giảm điện áp rơi trên đường dây.

Hình 1.15. SSSC dựa trên bộ biến đổi nguồn áp và SSSC có nguồn dự trữ b. TCSC (Thyristor Controlled Series Capacitor – Tụ nối tiếp điều khiển b. TCSC (Thyristor Controlled Series Capacitor – Tụ nối tiếp điều khiển bằng thyristor) [17]: Là một bộ bù điện kháng mang tính chất dung, có chứa một

bộ các tụ điện nối tiếp và bộ này song song với kháng điện điều khiển bằng thyristor (TCR) nhằm cung cấp điện dung có thể điều chỉnh trơn.

Hình 1.16. Mô tả đơn giản của TCSC

c. TSSC (Thyristor Switched Series Capacitor – Tụ điện nối tiếp đóng mở bằng thyristor) [17]: Là một mở rộng của các tụ nối tiếp truyền thống thông qua việc bổ sung bộ điều khiển bằng thyristor.

Hình 1.17. Mô tả đơn giản của TSSC

d. TCSR (Thyristor Controlled Series Reactor – Kháng điện nối tiếp điều hiển bằng thyristor)[17]: Là một bộ bù cảm kháng có chứa bộ các kháng nối tiếp và mắc song song với điện kháng điều khiển bằng thyristor nhằm điều chỉnh cảm kháng một cách liên tục.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Về Điều Chỉnh Điện Áp Trên Lưới Truyền Tải Điện Miền Bắc Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)