Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Về Điều Chỉnh Điện Áp Trên Lưới Truyền Tải Điện Miền Bắc Việt Nam (Trang 84 - 85)

1.2.9 .Thiết bị bù ngang có điều khiển

3.1. Giới thiệu lưới điện truyền tải miền bắc Việt Nam

3.1.1. Giới thiệu chung

Lưới điện truyền tải Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960. Sau nửa thế kỷ hình thành và phát triển, đến nay lưới điện truyền tải đã lớn mạnh với hàng vạn km đường dây và hàng trăm trạm biến áp. Trong đó, lưới điện truyền tải siêu cao áp 500kV là xương sống của hệ thống điện Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong cân bằng năng lượng toàn quốc và đảm bảo cung cấp điện, cải thiện chất lượng điện áp, giảm tổn thất, chống quá tải và nâng cao độ ổn định vận hành của hệ thống. Năm 1994, lưới điện 500kV chính thức được đưa vào vận hành là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của lưới điện, mang lại hiệu quả lớn trong việc truyền tải và cung cấp điện. Lượng điện năng dư thừa từ miền Bắc Việt Nam (từ cụm các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà; nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình) được truyền tải đến miền Trung và miền Nam lúc đó đang thiếu điện nghiêm trọng, đồng thời liên kết hệ thống điện cục bộ của ba Miền thành một khối thống nhất. Ngay sau khi đóng điện vận hành, tình trạng cắt điện luân phiên ở thành phố Hồ Chí Minh chấm dứt và kéo dài ổn định trong nhiều năm.

Đến tháng 9/2005, đường dây 500kV Bắc-Nam đã có hai mạch, nâng cao độ tin cậy truyền tải điện năng giữa các vùng miền. Trong giai đoạn 2005-2015, lưới điện 500kV tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với nhiệm vụ chủ yếu là truyền tải công suất từ các nhà máy điện lớn (TĐ Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu vùng Tây Bắc, NĐ Quảng Ninh, Mông Dương vùng Đông Bắc, TĐ Yaly ở miền Trung và TBK Phú Mỹ, Ô Môn, NĐ Duyên Hải, NĐ Vĩnh Tân ở miền Nam) đến các trung tâm tiêu thụ điện lớn trong từng khu vực, thực hiện nhiệm vụ trao đổi điện năng giữa các vùng, miền để đảm bảo vận hành tối ưu các nhà máy trong hệ thống điện. Trong tương lai, cấp điện áp 500kV được đề xuất là cấp điện áp truyền tải siêu cao áp chủ yếu của Việt Nam.

Hệ thống điện truyền tải miền Bắc Việt Nam bao gồm toàn bộ lưới điện 500kV, 220kV, 110kV tính từ tỉnh Hà Tĩnh hất ra phía Bắc (lát cắt giao diện giữa lưới điện truyền tải miền Bắc và miền Trung nằm trên ĐZ 500kV Hà Tĩnh-Vũng Áng- Đà Nẵng và ĐZ 220kV Vũng Áng-Formosa- Đồng Hới). Với các trung tâm nguồn điện lớn: thủy điện vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai,...) và nhiệt điện than vùng Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương), lưới điện truyền tải miền Bắc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn an ninh năng lượng Quốc gia, đáp ứng độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc nói chung và miền Bắc nói riêng. Hiện nay, phụ tải miền Nam chiếm 50% tổng nhu cầu tiêu thụ điện Quốc gia, trong khi các dự án nguồn điện mới được đưa vào vận hành tập trung chủ yếu tại miền Bắc và miền Trung; khu vực miền Nam xảy ra tình trạng thiếu nguồn. Những năm gần đây, công suất truyền tải trên lưới 500kV theo xu hướng từ miền Bắc, miền Trung vào Nam ngày càng tăng. Do vậy, trạng thái làm việc của lưới điện truyền tải miền Bắc ảnh hưởng nhiều đến ổn định của hệ thống điện Quốc gia trong các chế độ vận hành [13].

Công nghệ đường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220kV, trạm GIS 220kV, thiết bị SVC 110kV, tụ bù dọc 500kV, kháng bù ngang 500kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính và nhiều công nghệ truyền tải điện tiên tiến trên thế giới đã được áp dụng rộng rãi tại lưới điện truyền tải Việt Nam cũng như tại miền Bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Về Điều Chỉnh Điện Áp Trên Lưới Truyền Tải Điện Miền Bắc Việt Nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)