Từ những tìm hiểu trên có thể thấy, chuẩn truyền thông có dây vẫn đang phổ biến, còn truyền thông không dây cũng đang là xu hƣớng và cũng đang phát triển mạnh. Những hệ thống điều khiển chiếu sáng tòa nhà ứng dụng những chuẩn trên đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Để kết luận đƣợc chuẩn nào có nhiều ƣu điểm hơn thì chúng ta phải đi xét một số trƣờng hợp cụ thể sau:
Nhà xây dựng mới so với cải tạo lại: Những năm trƣớc đây cũng nhƣ hiện
tại, khi xây những tòa nhà mới hoặc bổ sung thêm tƣờng mới chƣa đóng kín thì sự lựa chọn chắc chắn là hệ thống điều khiển chiếu sáng có dây. Nhƣng đi kèm là khối lƣợng dây dẫn đi kèm và sự nhằng nhịt của hệ thống dây đó. Nhƣng khi mà tƣờng nhà đã lên và mọi thứ đã xong, bạn muốn cải tạo hệ thống điều khiển chiếu sáng thì công nghệ không dây là sự lựa chọn hợp lý. Và khi muốn mở rộng hệ thống khi mọi thứ đã xong thì công nghệ không dây lại cang chiếm ƣu thế. Từ đó có thể nhận định, lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng khi có thể, nếu không thể đi dây thì công nghệ chiếu sáng không dây là hợp lý. Tuy nhiên, hệ thống điều khiển chiếu sáng có dây sẽ phù hợp với những ngôi nhà mới xây dựng, lớn. Còn hệ thống điều khiển chiếu sáng không dây phù hợp với những ngôi nhà tầm trung, nhỏ. Trong trƣờng hợp này, để quyết định chọn công nghệ nào thì còn phụ thuộc vào nguồn tài chính và quyết định của chủ đầu tƣ.
25
Lợi ích từ vốn bỏ ra: Về tổng chi phí, nói chung là hệ thống điều khiển chiếu
sáng có dây, bởi bản chất điển hình cho các hệ thống lớn, sẽ tốn kém hơn hệ không dây, phạm vi nhỏ hơn. Ví dụ, một hệ Lutron HomeWorks điển hình nối dây có giá 15.000$ đến 25.000$ và còn cao hơn, trong khi bộ không dây Lutron RadioRA có giá từ 1.300$ đến 3.000$ hay 4000$ cho một vài phòng mở thêm.
Nhƣng khi xét đến chi phí trên đầu thiết bị, không dây vẫn đắt hơn một chút. Ví dụ Lutron bán một hệ không dây HomeWorks và các bộ dimmer (điều chỉnh sáng-mờ) giá khoảng 200$, trong khi các dimmer có dây giá chỉ khoảng 150$ đến 160$. Không dây có giá trên đầu thiết bị cao hơn bởi vì nó phải có thêm module giao tiếp sóng radio và có thể còn đƣợc tích hợp (built-in) ngay cả trong dimmer, công tắc hoặc bàn phím.
Mặc dù vậy, chi phí cho hệ không dây đang giảm xuống gần bằng chi phí cho hệ thống điều khiển chiếu sáng có dây. Chi phí lũy tích cho hệ thống nối dây điển hình sẽ vẫn cao bởi vì nhà mà gắn thiết bị có dây thƣờng có khuynh hƣớng diện tích lớn và việc đi dây sẽ gây tốn kém hơn. Bạn phải gắn dây vào tƣờng trƣớc khi đóng kín, do đó mọi thứ phải đƣợc lắp đặt cùng lúc theo tiến độ. Với hệ không dây, bạn có thể bắt đầu chút ít, và sau đó bổ sung thêm khi bạn có thể chi trả đƣợc. Nó cho phép bạn cơ hội để thu gọn quy mô cho vài thứ, và vẫn có thể bổ sung (add on) về sau. Nhƣng với vài phòng trong căn nhà, dùng hệ thống không dây cũng vẫn mất chi phí cúng khá cao, khi mà bạn vẫn phải trả nhiều hơn cho dimmer và bàn phím (keypad). Bạn cũng phải cân nhắc đến cả chi phí nhân công lắp đặt dây trong tƣờng nữa đặc biệt với việc cải tạo lại và điều này làm cho việc lắp có dây tƣởng nhƣ tiết kiệm sẽ trở thành ngƣợc lại.
Độ ổn định của hệ thống: Đây chính là điểm có thể gặp phải vấn đề với hệ
thống điều khiển chiếu sáng không dây, dù rằng công nghệ không dây và độ ổn định của nó đã đƣợc cải thiện đều đặn những năm gần đây. Còn độ ổn định với hệ có dây là vô cùng chắc chắn. Nhƣng trong những năm trở lại đây, công nghệ điều khiển chiếu sáng không dây đã đƣợc cải tiến đáng kể. Ví dụ với RadioRA 2 của Lutron, hệ này giao tiếp qua đa kênh để tránh sự can thiệp của các sóng RF. Bổ sung thêm
26
các cảm biến và các thiết bị khác vào mạng không dây RF đồng nghĩa với việc tăng lƣu lƣợng thông tin [traffic], thế nên chúng ta phải cải tiến công nghệ và giao thức trong mạng để kiểm soát lƣu lƣợng thông tin. Mạng “mesh” nhƣ kiểu của ZigBee, trong đó các thiết bị tƣơng thích tự đóng vai trò nhƣ bộ tiếp sóng, giúp cải thiện độ ổn định. LiteTouch thì sử dụng hệ thống Hybrid, kết hợp cả có dây và không dây, trong đó các thiết bị không dây dùng chuẩn ZigBee, nhƣng lại chỉ giao tiếp điểm- điểm (point-to-point) với bộ xử lý trung tâm. RadioRA của Lutron thì ngƣợc lại, họ không yêu cầu bộ xử lý trung tâm. Thứ mà đã làm gia tăng độ ổn định trong hệ thống điều khiển chiếu sáng không dây chính là năng lực xử lý gia tăng và các tiêu chuẩn mở [open standard].
Các tính năng: Nhìn chung, hệ thống điều khiển chiếu sáng có dây có nhiều
tính năng hơn ở thời điểm hiện tại. Nhƣng khi có sự đầu tƣ về chi phí thì hệ thống điều khiển chiếu sáng không dây lại có nhiều tính năng vƣợt trội hơn. Ngoài những tính năng nhƣ của hệ thống có dây, hệ thống điều khiển chiếu sáng có dây còn có thể tƣơng tác dễ dàng với hệ thống rèm che, làm việc với những thiết bị mới, tính năng nhƣ bộ điều chỉnh nhiệt độ thông minh, các module quản lý năng lƣợng và quản lý đƣợc nhièu thiết bị hơn….
Tương lại: khi mà khoa học công nghệ ngày cảng phát triển mạnh, công
nghệ không dây ngày càng đƣợc cải tiến về độ ổn định và bền vững của hệ thống, trở nên hiệu quả hơn với chi phí ngày càng thấp đi. Và trong tƣơng lai, vấn đề năng lƣợng càng trở lên cấp bách hơn, thì với những tính năng tiên tiến của công nghệ không dây lai càng đƣợc thể hiện rõ.
Từ những phân tích trên có thể kết luận, hệ thống điều khiển chiếu sáng không dây đang là xu hƣớng và phát triển mạnh. Và trong chiếu sáng trong nhà, công nghệ không dây đƣợc sử dụng rộng rãi chính là Zigbee.
27
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ZIGBEE VÀ ZIGBEE LIGHT LINK