Tâm lí và hành động của Mị được Tô Hoài thể hiện trong đoạn

Một phần của tài liệu Bộ Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2021 Ngữ Văn Theo Đề Minh Họa Có Lời Giải Và Đáp Án (Trang 51 - 54)

- Học sinh không trả lời đúng ngôi kể thứ nhất: không cho điểm.

2 Tâm lí và hành động của Mị được Tô Hoài thể hiện trong đoạn

trích. 5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân được thể hiện trong đoạn trích.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích 0,5

* Phân tích tâm trạng và hành động nhân vật Mị:

- Hoàn cảnh: Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra; đêm tình mùa xuân, Mị uống rượu, âm thanh tiếng sáo tha thiết.

- Tâm trạng và hành động

+ Tâm trạng: niềm vui sướng khi hoài niệm về quá khứ tươi đẹp, ý thức về sức sống tuổi trẻ, về quyền sống, về thân phận.

+ Hành động: Mị xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng; quấn lại tóc, lấy cái váy hoa vắt trong vách…khát vọng sống, khát vọng tự do đang trỗi dậy trong Mị.

- Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện bằng: miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo; ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giàu tính biểu cảm; giọng điệu tha thiết,...

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh phân tích đầy đủ 3 ý, cảm nhận sâu sắc: 2,5 điểm.

- Học sinh phân tích chưa đầy đủ (được 2 ý) hoặc ý đầy đủ nhưng chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm

- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các ý: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các ý: 0,25 điểm - 0,75 điểm.

2,5

* Đánh giá:

- Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

-Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Tô Hoài.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách

diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá

trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

-Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

-Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

Tổng điểm 10,0

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤUTRÚC MINH HỌA 2021 TRÚC MINH HỌA 2021

ĐỀ SỐ 15

(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021Bài thi: Ngữ Văn Bài thi: Ngữ Văn

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

“Liệu bạn có hạnh phúc hơn nếu bạn giàu có hơn? Nhiều người tin rằng “có”. Nhưng các nghiên cứu trong nhiều năm qua chỉ ra rằng người có tiền bạc dồi dào hơn chỉ hạnh phúc hơn rất ít so với người có thu nhập thấp, thậm chí chưa chắc đã hạnh phúc hơn. Tính trung bình dân Mĩ giàu hơn dân Niu Di-lân nhưng họ không hạnh phúc hơn. Người dân ở những nước giàu có như Áo, Pháp, Đức dường như cũng chẳng hạnh phúc hơn là bao so với những người dân ở các nước nghèo hơn như Bra-xin, Cô-lôm-bi-a và Phi-líp-pin. GS Đa-ni-ơn Ka- nơ-men - chủ nhân giải Nô-ben Kinh tế 2002- khẳng định rằng có rất ít sự tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc và những người có thu nhập cao hơn thường gắn với những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng và stress…Tất nhiên, ý tưởng tiền bạc không mua được hạnh phúc thì cũ rồi. Ban nhạc Bít-tơn từng nhắc nhở chúng ta là tiền không thể mua được tình yêu và những điều tốt đẹp nhất trên đời lại không mất tiền mua…”. Tuy nhiên, dường như có gì đó rất mâu thuẫn về điều này. Nếu tiền bạc không mang lại hạnh phúc thì tại sao chính phủ các nước lại tập trung vào việc tăng thu nhập quốc dân theo đầu người? Tại sao rất nhiều người trong chúng ta lại phải gắng sức để kiếm nhiều tiền hơn nếu tiền bạc không làm chúng ta hạnh phúc hơn?

(Theo Thương Vũ, tuoitreonline,13-5-2007)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản.

Câu 2. Các nghiên cứu chỉ ra tiền bạc và hạnh phúc tương quan như thế nào?

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ ở câu: “Liệu bạn có hạnh phúc hơn nếu

bạn giàu có hơn?

Câu 4. Anh/Chị rút ra thông điệp gì sau khi đọc đoạn văn bản trên?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm)

Qua phần Đọc hiểu, anh/ chị viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình về hạnh phúc của mỗi con người.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn văn sau:

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi cũng vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau ! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường…

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.7-8)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

PHẦN Câu Nội dung Điểm

ĐỌC HIỂU HIỂU

Một phần của tài liệu Bộ Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2021 Ngữ Văn Theo Đề Minh Họa Có Lời Giải Và Đáp Án (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w