Đồng lợi ích về cải thiện chất lượng không khí đối với các kịch bản nâng cấp được thể hiện trong Bảng 3.8.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - ĐHBKHN –Tel: (84.4) 38681686 – Fax: (84.4) 38693551
54
Bảng 3.8. Thay đổi mức phát thải ứng với các kịch bản khác nhau
Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 VOC -80,7% -45,9% -13,8 -95,4% NOx -96,7% -96,2% -21,0% -52,5% SO2 -100% -100% - -90,7% PM10 -100% -99,6% -2,3% -80,6% CO2 -87,8% -13,3% -1,6% -7,9% CH4 189% 23% 0,0% 0,0%
Từ Bảng 3.8 nhận thấy việc chuyển đổi nhiên liệu (CNG và LPG) và siết chặt tiêu chuẩn thải ở các xe buýt Hà Nội (Euro III và Euro IV) đã đem lại các lợi ích đáng kể về cải thiện chất lượng không khí. Theo đó, đối với hai kịch bản chuyển đổi nhiên liệu, cả hai kịch bản đều cho mức giảm đáng kể đối với các chất VOC,
NOx, SO2, PM10, CO2. Trong đó, kịch bản 1 chuyển đổi 100% nhiên liệu sang dùng
CNG cho mức giảm các chất ô nhiễm cao hơn, cụ thể giảm 80,7% VOC, 96,7%
NOx, 100% SO2, 100% PM10, 87,8% CO2. Kịch bản 2 chuyển đổi 100% nhiên liệu
sang dùng LPG cũng mang lại lợi ích về cải thiện chất lượng không khí với việc
giảm hệ số phát thải, cụ thể là giảm 45,9% VOC, 96,2% NOx, 100% SO2, 99,6%
PM10, 13,3% CO2. Ngoài ra, hai phương án chuyển đổi còn làm phát thải thêm 2
chất ô nhiễm VOCevap và CH4 vốn không phát thải ở trạng thái nền.
Xét đối với 2 kịch bản siết chặt mức tiêu chuẩn khí thải (kịch bản 3 và kịch bản 4), kịch bản 100% xe đạt tiêu chuẩn Euro IV mang lại hiệu quả cải thiện chất lượng cao hơn, với mức giảm EF tương ứng là: 90,6% đối với CO, 95,4% đối với
VOC, 52,5% đối với NOx, 90,7% với SO2, 7,9% đối với CO2 và 80,6% đối với
PM10. Do đó nên bỏ qua việc áp dụng tiêu chuẩn Euro III để áp dụng thẳng lên Euro
IV. Điều này cũng phù hợp với Quyết định số 49 của Thủ tướng Chính phủ.