Sự hình thành và phát triển của khu vực kinhtế NQ Dở nước ta trong những năm qua:

Một phần của tài liệu Đề tài: Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam docx (Trang 51 - 59)

Chương II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢNLÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của khu vực kinhtế NQ Dở nước ta trong những năm qua:

những năm qua:

1. Sự phát triển về số lượng của các doanh nghiệp NQD

Trước đổi mới (năm 1986), khu vực kinh tế NQD hầu như không phát triển, không được thừa nhận, khuyến khích và bảo vệ. Nhưng vì khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể không đủ thỏa mãn nhu cầu mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước, nên khu vực kinh tế tư nhân còn cần thiết cho nền kinh

tế, vì vậy vẫn âm thầm tồn tại dưới dạng kinh tế phụ gia đình (của các cán bộ công nhân viên nhà nước và hộ xã viên hợp tác xã), các tổ hợp tác, tổ hợp sản xuất núp bóng doanh nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã (thực chất là những loại hình kinh tế tư nhân khác nhau). Tuy mức độ và phạm vi hoạt động còn hạn chế nhưng các hình thức kinh tế tư nhân cũng đã thực sự góp phần tăng thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho một bộ phận lớn cán bộ, công nhân viên nhà nước, xã viên hợp tác, giảm bớt căng thẳng cho nền kinh tế lúc bấy giờ.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) và nhất là từ khi ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân (1990) và Nghị định số 221/HĐBT (ngày 23/7/1991) về “Cá nhân và nhóm kinh doanh” cùng nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Chính sách khuyến khích khác của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân đã có bước ngoặt trong sự hồi sinh và phát triển (xem bảng 1). Năm 1990 mới có khoảng 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ, thì đến năm 1992 – sau một năm thực hiện Nghị định số 221/HĐBT, đã có 1.498.600 hộ cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh. Hai năm sau, năm 1994, đã lên tới 1.533.100 cơ sở, tăng thêm 34.500 cơ sở; năm 1995 có 2.050.200 cơ sở, tăng thêm 51.100 cơ sở; năm 1996 có 2.215.000 cơ sở, tăng thêm 164.900 cơ sở (so với năm 1995). Bình quân giai đoạn 1990 – 1996, mỗi năm tăng 533.775 cơ sở, và tốc độ tăng hàng năm hơn 20%.

Bảng 1: Số cơ cở kinh tế tư nhân giai đoạn 1991-1998

Loại hình 1991 * 1992** 199 3 1994 1995 1996 1997 1998 DNTBT N 414 5198 680 8 10881 15276 18894 2500 2 2602 1 % so năm trước 1255,5 59,8 40,4 23,7 32,4 4,1 DNTN 270 3676 581 7794 10916 12464 1750 1875 52

2 0 0 % so năm trước 1361,4 50,4 40,1 14,2 40,4 7,1 CTTNH H 122 1444 160 7 2968 4242 6303 7350 7100 % so năm trước 1183,6 84,7 42,9 48,6 16,7 -3,4 CTCP 22 78 19 119 118 127 152 171 % so năm trước 354,5 526,3 -0,8 7,6 19,7 12,5 Số cơ sở kinh tế cá thể*** 149860 0 153310 0 2050200 (1882798 ) 221500 0 % so năm trước 102,3 133,7 108

(*) Theo số liệu báo cáo kinh tế của Ban kinh tế Trung ương:"Về kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân...", Lê Đăng Doanh, Tổng cục Thống kê, Hà Nội,5- 1999

(**) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong cuốn "Kinh tế xã hội Việt Nam - thực trạng xu thế và giải pháp", Nxb.Thống kê, Hà Nội, 1996, tr 225

(***) Theo số liệu báo cáo của Ban kinh tế Trung ương:"Một số chỉ tiêu cơ bản của 5 thành phần kinh tế", Lê Đăng Doanh, Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 5- 1999

Nguồn: Số liệu thống kê trong báo cáo: Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế tư nhân và định hướng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010, Hà Nội,3-1999.

Cùng với kinh tế cá thể, tiểu chủ, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần cũng có bước phát triển vượt bậc về số lượng (Biểu đồ 2). Nếu năm 1991 tổng số các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 là 5.198 doanh nghiệp (tăng 1.155%); tương tự các năm 1993, 1994, 1995,1996,1997 là: 6.808 doanh nghiệp (tăng 31%) 10.881 doanh nghiệp (tăng 60%), 15.276 doanh nghiệp (tăng 40%), 18.894 doanh nghiệp (tăng 24 %), 25.002 doanh nghiệp (tăng 32%) và năm 1998 đã tăng lên đến 26.021 gấp 62 lần so với số doanh nghiệp năm 1994. Tính bình quân giai đoạn 1991-1998, mỗi năm tăng thêm 3.252 doanh nghiệp, tức là khoảng 32% và gấp 1,5% lần mức tăng của các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ trong cùng thời gian, trong đó, năm 1992 các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có tốc độ tăng về số lượng rất cao (1.225%).

Năm 1999, Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành trong cả nước kể từ tháng 1-2000. Tính đến tháng 12-2000, sau 12 tháng thực hiện luật Doanh nghiệp trên cả nước, số lượng doanh nghiệp đăng ký lên đến 13.500 doanh nghiệp (tăng gấp 5 lần số doanh nghiệp được thành lập trong năm 1999), trong đó có 3.736 công ty trách nhiệm hữu hạn, 3.559 doanh nghiệp tư nhân, đưa tổng số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong cả nước trên 40.000 doanh nghiệp (tính đến cuối năm 2000).

Biểu đồ 2:Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân giai đoạn 1991-1998

Số doanh nghiệp

Mức tăng về số lượng của mỗi loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần cũng khác nhau. Cụ thể là:

- Loại hình doanh nghiệp tư nhân: Nếu năm 1991 cả nước mới có 270 cơ sở thì đến năm 1998 có 18750 cơ sở, tăng gần 70 lần, trong đó năm 1992 có tốc độ tăng đột biến tới 1.361%, các năm 1994 và 1995 tăng trên 45%; từ năm 1996 và nhất là năm 1998 tốc độ phát triển đã chậm lại.

- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn: Năm 1991 có 122 công ty, năm 1998 có 7100 công ty, tăng lên 58 lần, trong đó năm 1992 tăng đột biến về số lượng lên tới 1.183%, nhưng năm 1997 tốc độ tăng chậm lại, và năm 1998 chỉ còn 3%.

- Công ty cổ phần: Năm 1991 có 22 công ty, đến năm 1998 tăng lên 171 công ty – tăng 7,7 lần năm 1992 có tốc độ tăng số lượng cao nhất là 526%, nhưng các năm 1993, năm 1995 và 1996 tốc độ tăng chậm lại, năm 1997 cũng có tăng nhưng năm 1998 lại giảm còn 12%.

Nhìn chung, các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng trong giai đoạn 1992-1994, nguyên nhân sâu xa là sự khuyến khích của các chính sách vĩ mô - đặc biệt là Luật doanh nghiệp tư nhân

(1991) và sau này là luật doanh nghiệp (1999). Sự suy giảm về số lượng doanh nghiệp giai đoạn 1997-1998 là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, sự phát triển chậm lại của nền kinh tế nước ta nói chung và những yếu kém của bản thân các doanh nghiệp, cùng với những hạn chế của chính sách, giải pháp vĩ mô chưa theo kịp với tình hình v.v Nhìn chung từ năm 1991 đến năm 1998, số lượng ba loại hình doanh nghiệp nêu trên đã tăng tới 62 lần, tốc độ phát triển bình quân trong 5 năm (1993-1997) là 38%.

Trong tổng số 26.021 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thống kê đến thời điểm năm 1998 thì: Doanh nghiệp tư nhân có 18.750 cơ sở, chiếm 72%; tiếp theo là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn gồm 7.100 cơ sở, chiếm 27,3% và sau cùng là công ty cổ phần gồm 171 cơ sở, chiếm 0,65%. Như vậy, loại hình doanh nghiệp tư nhân là phổ biến nhất trong các loại hình kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân. (Biểu đồ 3)

Biểu đồ 3:Cơ cấu các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân năm 1998(%)

2. Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo ngành nghề sản xuất kinh doanh:

Theo các số liệu thống kê, cũng như kết quả của các cuộc khảo sát điều tra cho thấy: đa số các cơ sở kinh tế thuộc khu vực kinh tế NQD đều tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, kế đó mới đến sản xuất công nghiệp và sau cùng là sản xuất nông nghiệp.

Xu hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ thể hiện về mặt số lượng, cơ cấu các loại hình doanh

nghiệp, hộ cá thể tiểu chủ như đã thấy ở trên, mà còn thể hiện qua cơ cấu vốn đầu tư và số lượng lao động sử dụng, doanh thu, nộp thuế v.v.. Số liệu điều tra của Viện quản lý kinh tế Trung Ương năm 1996 cho thấy: trong số 170.495 tỷ đồng vốn kinh doanh huy dộng được của khu vực kinh tế tư nhân thì 38,3% là của ngành thương nghiệp, sửa chữa xe máy; gần 27% là của ngành công nghiệp chế biến; hơn 9% cho lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc; cá lĩnh vực còn lại chiếm khoảng 26%.

Tính vượt trội của ngành thương nghiệp, sửa chữa xe máy và công nghiệp chế biến còn thể hiện ở số lượng lao động làm việc trong hai ngành này. Cụ thể là, trong tổng số 5.057.242 lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, thì lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm gần 32%, thương nghiệp, sửa chữa xe máy hơn 31%- hai ngành này chiếm trên 60% lực lượng lao động của cả khu vực kinh tế tư nhân, lĩnh vực khách sạn nhà hàng chiếm khoảng 10%, còn lại hơn 20% là thuộc các ngành nghề khác . Thương nghiệp, sửa chữa xe máy và công nghiệp chế biến là các lĩnh vực mang lại doanh thu lớn nhất cho các doanh nghiệp NQD và cũng là lĩnh vực nộp thuế nhiều nhất cho Nhà nước.

Thương nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân đã và đang làm chủ nhiều ngành hàng -nhất là công nghệ phẩm: lương thực thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, bán lẻ hàng hoá, dịch vụ cá nhân v.v trở thành đối thủ cạnh tranh và thay thế nhiều lĩnh vực trước đây vốn do thương nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã đảm nhiệm, đã làm thay đổi cơ cấu tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của xã hội. Năm 1990, kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 66,9 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội, thì đến năm 1998 đã tăng lên 78%; ngược lại, tỷ trọng của kinh tế nhà nước và tập thể đã giảm từ 33,1% năm 1990 xuống chỉ còn 22% năm 1998; đồng thời đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành hệ thống marketing mới ở nước ta – trong đó thương nghiệp nhà nước chỉ còn làm chủ lĩnh vực bán buôn những ngành hàng quan trọng

Trong lĩnh vực sản xuất, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng thấp, tiềm lực còn nhỏ bé, dễ bị tác động trước sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Năm 1998, khối sản xuất của khu vực nhà nước còn chiếm tới 53% tổng giá trị sản lượng (mặc dù so với năm 1995 đã giảm đi 6%), khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 15% năm 1995 đã tăng lên 18% năm 1998, khối kinh tế tư nhân chiếm 28% năm 1995 đã giảm xuống 27,8% vào năm 1998, trong đó khu vực kinh tế tư nhân chính thức (có đăng kí kinh doanh) từ 10,5% năm 1995 giảm xuống 9,6% năm 1998. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng thì: khu vực nhà nước từ 11,7% năm 1995 giảm xuống 5,5% năm 1998; khu vực kinh tế tư nhân từ 16,8% năm 1995 xuống đến 9% năm 1998; riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 14,9% năm 1995 tăng lên 28,1% vào năm 1998

Biểu đồ 4: Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong giá trị tổng sản lượng khối sản xuất , năm 1998(%)

Sở dĩ các loại hình kinh tế tư nhân tập trung chủ yếu vào ngành thương mại, sửa chữa xe máy và công nghiệp chế biến vì đó là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân nước ta, khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao (trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thì cạnh tranh lớn, rủi ro cao, thị trường hẹp…) phù hợp với triết lý phổ biến của các chủ doanh nghiệp “vốn ít, lãi nhiều, quay vòng nhanh, rủi ro thấp”. Sự tập trung của khu vực kinhtế tư nhân vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ… đã góp phần đáp ứng được nhiều nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, có tác động thúc đẩy trở lại đối với sản xuất mặt khác điều đó cũng cho thấy: các chính sách, giải pháp vĩ mô của Nhà nước chưa thực sự khuyến khích khu vực kinh tế đầu tư mạnh vào

những lĩnh vực sản xuất vật chất, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Chính những hạn chế chủ yếu đó đã khiến khu vực kinh tế NQD chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó.

Một phần của tài liệu Đề tài: Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam docx (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w