Vai trò của cơ chế quảnlý tài chính doanh nghiệp NQD:

Một phần của tài liệu Đề tài: Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam docx (Trang 43 - 45)

d) Chi phí hoạt động kinhdoanh trong doanh nghiệp thương nghiệp:

1.2.3. Vai trò của cơ chế quảnlý tài chính doanh nghiệp NQD:

Như trên đã phân tích, doanh nghiệp NQD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước, những đóng góp của kinh tế NQD trong những năm vừa qua là không thể phủ nhận. Với tầm quan trọng của mình, DNNQD xứng đáng có được một vị trí quan trọng hơn trong cơ cấu kinh tế ở nước ta. Một cơ chế tài chính tách biệt, độc lập nhằm phát huy tính hiệu quả của DNNQD đồng thời thể hiện nhận thức đúng đắn của xã hội và các cấp lãnh đạo đối với khu vực kinh tế này là hết sức cần thiết. DNNQD với đặc điểm là sở hữu tư nhân, nhà nước không thể can thiệp trực tiếp, quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, vì thế một cơ chế đúng đắn không những đảm bảo cho DNNQD phát triển mà nó còn giúp bộ phận kinh tế này

phát triển một cách có định hướng và đặt trong sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền thể hiện bản chất và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nó chính là công cụ quản lý nhà nước đối với sự phát triển của khu vực kinh tế này. Cơ chế điều hành DNNQD phải thể hiện sự can thiệp đến các doanh nghiệp với tư duy và biện pháp kinh tế, phù hợp với trình độ và điều kiện phát triển của DNNQD, tránh cho doanh nghiệp có suy nghĩ bị ép buộc gò bó, bị phân biệt đối xử rồi từ đó dẫn đến những tệ nạn tiêu cực khác.

Một cơ chế như vậy sẽ có tác động quyết định trong việc hình thành nên các quyết định kinh tế của những người lãnh đạo, những người trực tiếp sở hữu doanh nghiệp. Họ sẽ hướng những hành vi kinh tế của mình vì lợi ích của bản thân,và hơn nữa là vì lợi ích của người lao động và xã hội.

Cơ chế tài chính đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nên môi trường hoạt động lành mạnh, công bằng và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Nó giúp cho các doanh nghiệp có sự hoạt động nhịp nhàng hợp lý, bổ sung lẫn nhau, cùng nhau phát triển. Cơ chế tài chính càng trở nên đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực tài chính, một cơ chế quản lý tài chính lành mạnh và hiệu quả là lá chắn cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi những khuyết tật của nền kinh tế thị trường như nạn độc quyền, ngoại ứng tiêu cực, thông tin bất cân xứng và đặc biệt là những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, những gì đã từng làm cho các nước trên thế giới và trong khu vực chịu nhiều tổn thất trong thời gian vừa qua.

Trong thời kì, mở cửa hội nhập, cơ chế tài chính thông thoáng, nhất quán và triệt để chính là điều hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, kêu gọi vốn đầu tư, tăng nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội trong nước. Đây là một điều kiện phát triển tất yếu mà mỗi quốc gia không thể đứng ngoài cuộc trong nền kinh tế được toàn cầu hoá, hợp tác đa phương đa chiều sâu sắc như hiện nay.

Tóm lại, cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống, cơ chế phát triển kinh tế chung của đất nước. Nó không chỉ giới hạn ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính mà cũng không chỉ có tác dụng đối với bộ phận kinh tế NQD, nó là một yếu tố không thể thiếu, ảnh hưởng sâu rộng trên mọi mặt của đất nước.

Một phần của tài liệu Đề tài: Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam docx (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w