Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu chuyên đề quản trị marketing (Trang 47 - 49)

a. Thuận lợi:

2.5.2. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Bảng 2.14: Cân đối kế toán của công ty ( ngày 31/12/2009)

(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Gia trị % TÀI SẢN 357.904 619.374 2614.470 173,05 A Tài sản ngắn hạn 213.035 420.153 207.118 197,2

I Tiền và các khoản tương đương tiền 15.514 64.407 48893 415,15

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -

III Các khoản phải thu 32.783 43.877 11.094 133,8

IV Hàng tồn kho 155.051 297.124 142.073 191,62

V Tài sản ngắn hạn khác 9.688 14.745 5057 152,2

B Tài sản dài hạn, đầu tư dài hạn 144.869 199.221 54352 137,5

I Các khoản phải thu dài hạn - -

III Bất động sản đầu tư - -

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.010 13.036 11.026 648,6

V Tài sản dài hạn khác 3.411 351 (3.060) (10,29) NGUỒN VỐN 357.904 619.374 261.470 173,05 A Nợ phải trả 276.184 479.004 202.820 173,43 I Nợ ngắn hạn 223.830 405.366 181.536 181,1 II Nợ dài hạn 52.354 73.638 21.284 140,7 B Nguồn vốn chủ sở hữu 81.720 140.370 58.650 171,8 I Nguồn vốn - Quỹ 81.064 139.570 58.506 172,2

II Nguồn kinh phí, quỹ khác 656 800 144 122

( Nguồn: Phòng kế toán)

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của Doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm thành lập báo cáo.

Các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán được hình thành dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.

- Về TSLĐ và đầu tư ngắn hạn:

Năm 2009 TSLĐ tăng 207.118 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng tương ứng là 97,22%; chủ yếu do các khoản phải thu tăng 33,84% ứng với 11.094 triệu đồng do phát sinh nhiều chi phí cho việc mua nguyên vật liệu.

TSLĐ còn tăng do giá trị hàng tồn kho tăng lên 142.037 triệu đồng tương ứng với 91,63% mà chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho do Công ty dự trữ để đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất

- Về TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn:

Tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH năm 2009 so với năm 2008 tăng 37,51% ứng với 54.342 triệu đồng. Trong đó TSCĐ hữu hình tăng 36,11% ứng với 48.104 triệu đồng.

Ngoài TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2009 đã giảm đi so với năm 2008

- Về nguồn vốn: So với năm 2008, tổng nguồn vốn năm 2009 đã tăng thêm 261.470 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 73,05%. Trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả tăng 202.820 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là

73,44%, trong đó chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 181.538 triệu đồng tương ứng với 81,1%. Mục đích của khoản vay là nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả của Công ty. Tuy nhiên với việc vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng cao như vậy trong tổng nguồn vốn cũng là một điều đáng lo ngại cho Công ty. Công ty chỉ có thể đảm bảo được nhu cầu sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả hiện thời, về kế hoạch sản xuất lâu dài còn gặp rất nhiều khó khăn, Công ty còn phải khắc phục.

- Về nguồn vốn chủ sở hữu:

Năm 2009 đã tăng thêm 58.650 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 71,77%. Nếu nghiên cứu tài liệu chi tiết, nguồn vốn kinh doanh tăng trong năm 2009 chủ yếu là do tăng nguồn vốn tự bổ sung. Như chúng ta đều biết, vốn tự bổ sung được lấy từ quỹ đầu tư phát triển kinh doanh, mà quỹ này được trích từ lợi nhuận để lại cho Doanh nghiệp. Như vậy, với việc tăng vốn tự bổ sung chứng tỏ sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả và từ hiệu quả đạt được Công ty lại tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm tới.

Một phần của tài liệu chuyên đề quản trị marketing (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w