Thời điểm phòng (ngày tuổi) Loại vắc xin Mục đích dùng Cách dùng Số gà được trực tiếp thực hiện (con) 3 Mar-Newsota Phòng bệnh Newcastle Nhỏ mắt, mũi hoặc miệng 1500 9 Mar-Gumboro Phòng bệnh Gumboro Nhỏ mắt, mũi hoặc miệng 2000 12 Mar-FP.Vac Phòng bệnh đậu Chủng màng cánh 2000
Bảng 4.3 là kết quả trực tiếp làm vắc xin của em trong thời gian thực tập tại Đại lý Hùng An. Do khoảng thời gian em hỗ trợ tại đại lý trùng với thời điểm dịch Covid-19 nên công ty cũng hạn chế việc đi vào trại. Vì vậy, việc hỗ trợ các trang trại làm vắc xin của em không nhiều, đó là một phần thiệt thòi cho chúng em.
Tuy nhiên, dựa vào kiến thức đã học và qua những lần làm vắc xin cho các trang trại, đồng thời cùng với việc học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị kỹ thuật, em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình làm vắc xin để đạt hiệu quả cao, cụ thể như:
- Thực hiện nghiêm ngặt lịch làm vắc xin, tuyệt đối không được bỏ qua một giai đoạn làm vắc xin nào để hiệu quả vắc xin mới phát huy được tác dụng. Hạn chế tối đa việc xê dịch ngày làm vắc xin.
- Chỉ nên sử dụng vắc xin cho đàn gà khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn gà đang bị bệnh thì không nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, nếu dùng vắc xin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật.
- Để giảm stress cho gà, trước và sau khi làm vắc xin nên cho gà uống thêm điện giải. Tuyệt đối không cho đàn gà uống nước có sử dụng thuốc sát trùng (nước máy thường có chất sát trùng).
Khi pha vắc xin thao tác pha phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay, khi pha nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ của vắc xin. Đối với những gia đình nuôi với quy mô lớn, trang trại thường pha vắc xin cho gà uống (đối với những loại có thể sử dụng theo đường uống), trướckhi cho uống thường cho gà nhịn khát khoảng 1 - 2 giờ để gà khát nước khi cho uống vắc xin gà sẽ uống hết trong khoảng thời gian ngắn nhất, lượng nước pha với vắc xin phải tính toán sao cho đàn gà có thể uống hết trong vòng 1 - 2 giờ sau khi pha, như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin. Đối với vắc xin phải sử dụng theo đường tiêm, những gia trại nhỏ nuôi
với số lượng ít thì có thể tiến hành tiêm bằng xi lanh thường, còn đối với những trang trại nuôi với số lượng lớn, công ty thường sử dụng xi lanh tự động để tiêm cho đảm bảo đúng liều lượng và tiết kiệm được thời gian.
Khi sử dụng vắc xin phải khử trùng dụng cụ pha chế bằng cách luộc sôi 5 - 10 phút. Vắc xin vừa lấy ở tủ lạnh bảo quản, nên có thời gian hoạt hoá vi rút trong điều kiện mát (15 - 250C) ít nhất 30 phút.
Sau khi sử dụng vắc xin 2 - 4 giờ, gia cầm có biểu hiện hội chứng "nhiễm vắc xin", chậm chạp, ăn kém trong 6 - 12 giờ thì mới tốt.
Trước và sau khi sử dụng vắc xin ít nhất 12 giờ không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác cho gia cầm (uống hoặc tiêm) để không ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin. Hai loại vắc xin khác nhau nên dùng cách nhau ít nhất là 48 giờ. Riêng vắc xin tụ huyết trùng trước khi sử dụng nên lắc kỹ cho phần cặn (vi khuẩn nhược độc) tan đều.
Sử dụng phải đúng cách: ví dụ vắc xin Lasota gà phải nhỏ mỗi con 2 giọt (mắt nọ mũi kia), vắc xin đậu, Newcastle gà phải tiêm dưới da (tiêm dưới da cánh, bụng hoặc đùi),…
4.2.3. Một số triệu chứng điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp
Quan sát triệu chứng lâm sàng là khâu đầu tiên trong công tác chẩn đoán bệnh cho vật nuôi. Việc quan sát triệu chứng tuy không thể chẩn đoán đúng tất cả các bệnh một cách chính xác nhưng có thể nhận biết được một số bệnh như: hen, đậu,... đặc biệt là đánh giá được tổng quan tình trạng sức khỏe của đàn gà.
Căn cứ vào quá trình thăm khám một số đàn gà trên địa bàn xã, qua việc quan sát triệu chứng lâm sàng của đàn gà. Đồng thời căn cứ vào số lượng khách ra cửa hàng hỏi bệnh, em đã tổng hợp lại và nhận thấy: gà trên địa bàn phường Ba Hàng,thị xã Phổ Yên,đa số mắc một số bệnh sau: CRD, đầu đen và cầu trùng. Trong đó, gà biểu hiện triệu chứng bệnh CRD dễ chẩn đoán hơn
bệnh cầu trùng và đầu đen. Các triệu chứng lâm sàng điển hình được trình bày cụ thể ở bảng 4.4.