0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Làm quen với giao diện quản trị

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ TRONG THIẾT KẾ WEBSITE (Trang 35 -35 )

3.2.1. Đăng nhập vào trang quản trị

Để truy cập vào trang quản trị bạn cần truy cập vào đường dẫn tên miền của mình và thêm /wp-admin hoặc /wp-login

http://localhost/hocwordpress.dev/wp-admin

Sau đó bạn sẽ được chuyển đến trang đăng nhập vào hệ thống quản trị của Website ➢ Bước 1: nhập tên người dùng hoặc Địa chỉ Email

Bước 2: nhập Mật khẩu

Bước 3: chọn nút Đăng nhập

3.2.2. Giao diện trang quản trị

 Thanh menu: nơi cho phép truy cập nhanh các tính năng của hệ thống, plugin, theme… đã được cài đặt

 Thanh tùy chọn hiển thị: lựa chọn các chế độ hoặc các tính năng muốn hiển thị  Vùng hiển thị nội dung: nơi hiển thị các nội dung tương ứng mà bạn đã lựa chọn ở phần Thanh Menu

3.2.3. Ý nghĩa các công cụ trên thanh menu 3.2.3.1. Bảng tin (Dashboard) 3.2.3.1. Bảng tin (Dashboard)

Khu vực Dashboard tập hợp các công cụ liên quan đến việc theo dõi, thống kê của Website và cập nhật các phiên bản Plugin, Themes,… bao gồm 2 phần sau:

Trang chủ (Home): Khu vực theo dõi các tiến trình của

WordPress cũng như các báo cáo chi tiết về các bài viết, bình luận, soạn thảo nhanh,…

Cập nhật (Update): nơi thông báo những bản cập nhật

mới nhất của Plugin, Themes đang sử được cài đặt.

3.2.3.2. Bài viết (Post):

Đây là phần dùng để đăng các bài viết cũng như quản lý các bài viết trên Website

Tất cả bài viết (All Post): Xem, chỉnh sửa, quản lý tất cả

các bài viết có trên Website

Thêm mới (Add New): Khu vực dùng để đăng bài viết mới

Chuyên mục (Categories): quản lý các chuyên mục bài viết

Thẻ (Tag): quản lý các thẻ bài viết 3.2.3.3. Thư viện (Media):

Phần này để quản lý các file media đang có trên Website như âm thanh, hình ảnh, video, các tệp tin,… nhưng thông thường chỉ chứa ảnh hoặc video có

trong bài viết.

Thư viện (Media): quản lý các tệp tin như hình ảnh, âm

thanh, video,..

Tải lên (Add New): thêm mới các file media 3.2.3.4. Trang (Page):

Tương tự như Bài viết (Post) nhưng ở phần này sẽ có phần Chuyên mục (Categories) và Thẻ (Tag). Dùng để đăng các nội dung có yếu tố chung chung và không được phân loại bởi một Chuyên mục hay thẻ nào. Thông thường người ta sẽ sử dụng trang để đăng các trang như: trang chủ, giới thiệu, liên hệ,..

Thêm trang mới (Add New): tạo một trang mới 3.2.3.5. Phản hồi (Comments):

Nơi quản lý, chỉnh sửa, cập nhật, xóa các bình luận ở trong phần bài viết

3.2.3.6. Giao diện (Appearance):

Đây là nơi quản lý, chỉnh sửa, thêm mới, xóa những thứ liên quan đến giao diện của Website. Nếu bạn đang dùng giao diện mặc định thì các bạn sẽ thấy các thông tin sau (có thể thay đổi tùy theo giao diện mà bạn sử dụng)

Giao diện (Themes): quản lý, cài đặt và xóa các giao

diện đâng có, nó cũng tích hợp thêm tìm kiếm các giao diện miễn phí ở trong phần thư viện của mã nguồn WordPress

Tùy biến (Customize): mục này không phải giao diện nào cũng có, đây là nơi

bạn có thể tùy biến giao diện đang có như đổi về màu sắc, phông chữ, kiểu hiển thị, tùy chỉnh một số thứ khác mà giao diện bạn cho phép,…

Widget: quản lý, chỉnh sửa và xóa các Widget được hỗ trợ, Widget giúp cho các

bạn có thể chọn các tính năng hiển thị ở thanh sidebar (thanh bên cạnh nội dung) hoặc ở phần cuối trang (footer) để sử dụng.

Menu: quản lý và chỉnh sửa các menu hiển thị ở ngoài trang Website.

Nền (Backgroud): nơi quản lý, chỉnh sửa ảnh nền cho giao diện

Theme File Editor: nơi các bạn có thể chỉnh sửa hoặc thêm các đoạn code cho

giao diện mà bạn đang dùng.

3.2.3.7. Plugins:

Plugin như là một tính năng trong WordPress mà khi cài đặt WordPress sẽ không có, muốn có phải cài thêm plugin để sử dụng.

Plugin đã cài dặt (Installed Plugins): quản lý các plugin

hiện có, có thể bật/tắt hoặc xóa các plugin ra khỏi Website. ➢ Cài mới (Add New): cài mới plugin, bạn có thể tải plugin

từ tệp dưới máy tính lên hoặc tìm kiếm các tiện ích plugin từ thư viện của mã nguồn WordPress

Plugin File Editor (Editor): cũng như ở phần Giao diện là nơi bạn có thể can

thiệp vào các đoạn code của từng plugin

3.2.3.8. Người dùng (User):

Ghi chú: bạn không nên chỉnh sửa nếu bạn chưa thật sự hiểu về các đoạn code có trong plugin

WordPress cho phép chúng ta tạo ra nhiều thành viên khác nhau và có thể phân quyền cho các thành viên, có thể chỉ định họ được sửa bài viết hoặc các quyền khác nhau

Tất cả người dùng (All User): quản lý, cập nhật và

xóa người dùng hiện có trên Website

Thêm mới (Add New): thêm mới người dùng

Hồ sơ (Your Profile): sửa đổi các thông tin cá nhân,

đổi mật khẩu tài khoản của tài khoản đang đăng nhập vào hệ thống

3.2.3.9. Công cụ (Tools):

Khu vực này đôi khi cũng ít dùng tơi, chỉ là nơi sử dụng các công cụ nhỏ của WordPress mà thôi. Đôi khi một số cài đặt của một số Plugin nó sẽ nằm ở thay gì tạo thành một menu mới trên thanh Menu.

Các công cụ (Availabe Tools): nơi xem các công cụ có

thể sử dụng hiện tại trên Website

Nhập vào (Import): nhập nội dung từ Website khác về

trang WordPress của bạn.

Xuất ra (Export): xuất nội dung ra thành file .xml để

cho bạn nhập vào ở một trang Website khác. Tuy ít dùng nhưng đây là một tính năng quan trọng mà bạn cần phải biết.

Kiểm tra hệ thống (Site Health): nơi các kiểm lại các

thông tin phiển bản WordPress, Plugin, Themes,… và rất nhiều các thông tin khác trên hệ thống của bạn.

Xuất dữ liệu cá nhân (Export Personal Data): nơi bạn có thể xuất được các

thông tin cá nhân đang được thiết lập ở trên Website của bạn.

Xóa dữ liệu cá nhân (Erase sonal Data): nơi bạn xóa các thông tin người dùng

của bạn đang được thiết lập trên Website.

3.3. Cách quản lý, đăng mới, chỉnh sửa, xóa một bài viết: 3.3.1. Đăng mới 3.3.1. Đăng mới

Để đăng một Bài viết bạn truy cập vào Trang quản trị và chọn menu Bài viết của phần Thanh menu nằm ở bên tay trái

Bạn sẽ được dẫn đến trang quản lý các Bài viết đã có trên website, bạn sẽ thấy Bài viết mang tên “Hello world!” mà bạn thấy trên trang chủ website hiển thị trong đó. Để

tạo một Bài viết mới, bạn chọn vào nút Thêm mới ngay bên trên nó.

Tại đây, bạn sẽ thấy giao diện của trang đăng/sửa bài viết trong WordPress bao gồm khu vực nhập tiêu đề bài viết, nội dung bài viết, khung soạn thảo, chọn chuyên mục, nhập thẻ phân loại, định dạng của bài bài viết..v..v…

Bây giờ bạn có thể gõ tiêu đề bài viết và nội dung bài viết tùy thích, chẳng hạn như thế này:

Nếu bạn thấy các chức năng trên khung soạn thảo hơi ít thì có thể ấn vào nút mở rộng khung soạn thảo bên phía tay phải, sẽ có thêm nhiều chức năng hay ho hiển thị ra.

Khi soạn Bài viết, việc quan trọng nhất là bạn phải đưa bài viết vào chuyên mục phù hợp. Bạn kéo xuống phần Chuyên mục trong trang soạn Bài viết bên phía tay phải và ấn Thêm mới chuyên mục để tạo một Chuyên mục mới.

Và bây giờ bạn có thể chọn Chuyên mục vừa tạo để đưa bài Bài viết đang soạn vào Chuyên mục đó.

Tiếp theo là phần Thẻ ở phía dưới, thẻ cũng là một chức năng để phân loại bài viết nhưng thường được dùng với quy mô rộng hơn. Chẳng hạn bạn đăng một bài văn của Ngô Tất Tố vào Chuyên mục Văn học thì ở phần thẻ bạn có thể ghi là Ngô Tất Tố, văn đương đại,…v..v..

Phần cuối cùng là Ảnh đại diện (Featured Image) mặc dù bạn có thể thêm nhiều tấm ảnh vào bài bài viết bằng tính năng Thêm ảnh (Add Image) trên khung soạn thảo nhưng Ảnh đại diện thường được dùng để hiển thị ảnh đại diện cho từng bài viết và nhiều giao diện, plugin có hiển thị ảnh đại diện cho từng bài viết là sẽ lấy ảnh từ tính

năng này. Bạn có thể ấn vào nút Đặt ảnh đại diện (Set featured image) để thêm một ảnh đại diện bằng cách tải lên (upload).

Tạm thời bạn hãy chọn vào nút Lưu nháp (Save Draft) để lưu nháp bài viết này lại.

Hoặc chọn vào nút Đăng bài viết (Publish) để đăng bài viết này lên website. Sau khi đăng lên website xong, bạn truy cập ra trang chủ website sẽ thấy bài viết vừa đăng.

3.3.2. Chỉnh sửa bài viết

Để chỉnh sửa Bài viết bạn vào phần quản trị Website ➢ Bước 1: chọn Bài viết

Bước 2: Tất cả bài viết

Bước 3: lựa chọn bài viết sữa chọn Chỉnh sữa

Bước 4: thực hiện các bước giống như ở phần 3.3.1 để cập nhật lại bài viết

3.3.3. Xóa bài viết 3.3.3.1. Xóa bài viết 3.3.3.1. Xóa bài viết

Để xóa Bài viết bạn vào phần Quản trị Website ➢ Bước 1: chọn Bài viết

Bước 2: chọn Tất cả bài viết

Bước 3: lựa chọn bài viết cần xóa

Bước 4: chọn mục Thùng rác để xóa file vào thùng rác

3.3.3.2. Phục hồi bài viết đã xóa

Để phục hồi Bài viết bạn vào phần Quản trị Website ➢ Bước 1: chọn Bài viết

Bước 2: chọn Tất cả bài viết

Bước 4: chọn Phục hồi

3.3.3.3. Xóa vĩnh viễn bài viết khỏi thùng rác

Để xóa vĩnh viễn Bài viết bạn vào phần Quản trị Website ➢ Bước 1: chọn Bài viết

Bước 2: chọn Tất cả bài viết

Bước 3: chọn Thùng rác

Bước 4: lựa chọn bài viết cần Xóa vĩnh viễn hoặc xóa tất cả các bài viết hiện đang có trong Thùng rác bằng nút Xóa hết thùng rác

3.4. Cách tạo một Trang trong WordPress

Để tạo mới một Trang các bạn cần đăng nhập vào Trang quản trị và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: chọn Trang

Bước 2: Chọn Thêm trang

Tính năng Page trong WordPress

Trang rất thích hợp cho bạn sử dụng để đăng các nội dung có tính chất chung chung mà không cần phải phân loại như:

Trang liên hệ.

Trang giới thiệu.

Trang giới thiệu dịch vụ.

Vâng vâng…

Trang là một mà dạng mà thông tin các bạn không cần phân loại nó ở bất cứ trong Chuyên mục hay Thẻ nào. Khi viết xong Trang, nó sẽ không thể hiển thị ra trang chủ website giống như Bài viết được mà nó chỉ xem được khi bạn lấy đường dẫn Trang này gửi cho người cần xem hoặc đưa nó vào Thanh menu.

3.5. Sự khác nhau giữa Bài viết và Trang

Bạn đã biết cách tạo Bài viết và cách tạo Trang, nhưng có thể nhiều bạn sẽ có thắc mắc Bài viết và Trang khác nhau như thế nào, khi nào dùng Bài viết mà khi nào dùng Trang. Để giải đáp các thắc mắc này cho các bạn về sự khác nhau giữa Bài viết và Trang vì thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và mục đích sử dụng cũng khác nhau hoàn toàn.

Điểm chung giữa Bài viết và Trang

Bài viết và Trang có một điểm chung là cả hai đều thuộc loại bài viết (Post Type) trong WordPress, nghĩa là loại nội dung để chúng ta có thể nhập liệu vào qua khung soạn thảo và đăng lên website. Mặc định, WordPress có hai post type là Bài viết và

Ghi chú: ở phần tạo Trang các bạn sẽ không có thấy phần Chuyên mục giống như Bài viết bời vì tính năng Trang không hỗ trợ phân loại giống như Bài viết

Trang. Ngoài ra, các tính năng như bình luận, Featured Image, Slug, Custom Fields,…v…v..đều có trên cả Bài viết và Trang.

Bài viết và Trang khác nhau thế nào?

Có rất nhiều điểm khác nhau, cụ thể:

 Bài viết có hỗ trợ category và tag để phân loại, Trang thì không.  Trang có hỗ trợ phân cấp Trang cha – Trang con, Bài viết thì không.  Trang có hỗ trợ Trang mẫu, Bài viết thì không.

 Khi đăng lên, Bài viết sẽ hiển thị tự động ở website, Trang thì không.  Bài viết có hiển thị ở RSS Feed, Trang thì không.

Mục đích sử dụng:

- Khi nào dùng Bài viết: Bài viết là để bạn đăng các loại bản tin/bài viết mà bạn

muốn nó được phân loại bởi một chuyên mục nào đó và tự động hiển thị ra ngoài website; ví dụ như nhật ký, tin tức, bài viết,…v..v..

- Khi nào dùng Trang: do Trang không được phân loại bởi Chuyên mục hay Thẻ,

và cũng không tự hiển thị ra website nên tốt nhất chúng ta sẽ sử dụng nó như một trang giới thiệu về thông tin gì đó và không có tính cập nhật thường xuyên, ví dụ như trang Liên hệ, Giới thiệu,…v…v…

3.6. Hướng dẫn cài đặt Giao diện

Để cài đặt Giao diện cho Website bạn có thể thực hiện thông qua 3 cách sau

3.6.1. Cài đặt Giao diện thông qua thư viện của WordPress.Org

Để cài đặt Giao diện mới bạn cần thực hiện đăng nhập vào Trang quản trị của Website ➢ Bước 1: Chọn Giao diện

Bước 2: Chọn Giao diện

Bước 4: nhập từ khóa Giao diện mà các bạn cần hoặc tìm kiếm với các gợi ý ➢ Bước 5: chọn nút Cài đặt để cài giao diện bạn chọn vào Website

Bước 6: chọn Kích hoạt để Giao diện có thể áp dụng vào trang Webs

Bước 7: Quay lại Trang chủ để xem sự thay đổi về giao diện 3.6.2. Cài đặt Giao diện bằng cách Tải lên từ máy tính lên Website

Để cài đặt Giao diện thì bạn cần phải đăng nhập vào trang quản trị Website và bạn cần phải có một tập tin giao diện và được nén lại với định .zip

Bước 2: Chọn Giao diện

Bước 3: chọn Thêm mới

Bước 4: Chọn tệp tin giao diện của bạn ➢ Bước 5: chọn Cài đặt

Bước 6: chọn Kích hoạt

3.6.3. Cài đặt Giao diện bằng cách tải lên trực tiếp vào host/localhost

Cách này dùng để làm khi bạn bị giới hạn dung lượng upload do theme quá nặng, đó là hãy giải nén ra và upload thư mục theme vào thư mục /wp-content/themes/

Sau khi upload xong, bạn vào Giao diện Giao diện rồi chọn Giao diện mới cài và Kích hoạt là được nhé.

3.7. Hướng dẫn sử dụng Widget

Widget có thể gọi là một tính năng mà bất kỳ một website WordPress nào cũng phải cần dùng, nó là một tập hợp các chức năng; mỗi widget tương ứng với một chức năng để bạn chèn vào sidebar (thanh bên) của theme. Chẳng hạn như bạn có thể chèn widget Recent Posts để hiển thị các bài viết mới nhất, widget Text để chèn các mã HTML vào,…v..v…Dù rằng mặc định WordPress đã cung cấp sẵn một số widget nhưng các widget có thể tăng lên tùy thuộc vào theme hỗ trợ thêm và cài plugin.

Thao tác với Widget

Để thao tác với Widget, các bạn có thể vào Giao diện (Appearance) Widgets

Trong đó, bên tay trái là danh sách các widget mà các bạn có thể sử dụng và tay phải là các sidebar. Tùy vào Giao diện (theme), mà bạn sẽ có bao nhiêu sidebar, và có nhiều theme có sidebar dành riêng cho từng phần (Trang chủ, Single, Page,…) nên bạn chịu khó đọc mô tả mờ mờ bên trên nó và xem tên sidebar.

GHI CHÚ:

Khi bạn xem demo (bản xem thử) của một Theme (Giao diện) nào đó thì điều đó không có nghĩa là bạn cài vào là nó hiển thị giống y hệt như vậy. Bạn phải biết, mỗi Theme đều có một cách cài khác nhau và muốn giống như demo bạn cũng phải tùy chỉnh nhiều (thông qua các tùy chọn sẵn có). Do vậy, bạn nên tập cài các theme miễn phí trong thư viện vì có nhiều Theme cũng khá khó cài nên đó là nguồn bạn thực hành tốt nhất, dần dần bạn sẽ cảm thấy cài một theme

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ TRONG THIẾT KẾ WEBSITE (Trang 35 -35 )

×