Để cài đặt Giao diện mới bạn cần thực hiện đăng nhập vào Trang quản trị của Website ➢ Bước 1: Chọn Giao diện
➢ Bước 2: Chọn Giao diện
➢ Bước 4: nhập từ khóa Giao diện mà các bạn cần hoặc tìm kiếm với các gợi ý ➢ Bước 5: chọn nút Cài đặt để cài giao diện bạn chọn vào Website
➢ Bước 6: chọn Kích hoạt để Giao diện có thể áp dụng vào trang Webs
➢ Bước 7: Quay lại Trang chủ để xem sự thay đổi về giao diện 3.6.2. Cài đặt Giao diện bằng cách Tải lên từ máy tính lên Website
Để cài đặt Giao diện thì bạn cần phải đăng nhập vào trang quản trị Website và bạn cần phải có một tập tin giao diện và được nén lại với định .zip
➢ Bước 2: Chọn Giao diện
➢ Bước 3: chọn Thêm mới
➢ Bước 4: Chọn tệp tin giao diện của bạn ➢ Bước 5: chọn Cài đặt
➢ Bước 6: chọn Kích hoạt
3.6.3. Cài đặt Giao diện bằng cách tải lên trực tiếp vào host/localhost
Cách này dùng để làm khi bạn bị giới hạn dung lượng upload do theme quá nặng, đó là hãy giải nén ra và upload thư mục theme vào thư mục /wp-content/themes/
Sau khi upload xong, bạn vào Giao diện → Giao diện rồi chọn Giao diện mới cài và Kích hoạt là được nhé.
3.7. Hướng dẫn sử dụng Widget
➢ Widget có thể gọi là một tính năng mà bất kỳ một website WordPress nào cũng phải cần dùng, nó là một tập hợp các chức năng; mỗi widget tương ứng với một chức năng để bạn chèn vào sidebar (thanh bên) của theme. Chẳng hạn như bạn có thể chèn widget Recent Posts để hiển thị các bài viết mới nhất, widget Text để chèn các mã HTML vào,…v..v…Dù rằng mặc định WordPress đã cung cấp sẵn một số widget nhưng các widget có thể tăng lên tùy thuộc vào theme hỗ trợ thêm và cài plugin.
➢ Thao tác với Widget
Để thao tác với Widget, các bạn có thể vào Giao diện (Appearance) → Widgets
Trong đó, bên tay trái là danh sách các widget mà các bạn có thể sử dụng và tay phải là các sidebar. Tùy vào Giao diện (theme), mà bạn sẽ có bao nhiêu sidebar, và có nhiều theme có sidebar dành riêng cho từng phần (Trang chủ, Single, Page,…) nên bạn chịu khó đọc mô tả mờ mờ bên trên nó và xem tên sidebar.
GHI CHÚ:
Khi bạn xem demo (bản xem thử) của một Theme (Giao diện) nào đó thì điều đó không có nghĩa là bạn cài vào là nó hiển thị giống y hệt như vậy. Bạn phải biết, mỗi Theme đều có một cách cài khác nhau và muốn giống như demo bạn cũng phải tùy chỉnh nhiều (thông qua các tùy chọn sẵn có). Do vậy, bạn nên tập cài các theme miễn phí trong thư viện vì có nhiều Theme cũng khá khó cài nên đó là nguồn bạn thực hành tốt nhất, dần dần bạn sẽ cảm thấy cài một theme như demo không hề quá khó.
Bạn đã biết cách thay đổi giao diện cho website của mình nhờ vào việc tìm hiểu cách cài một theme mới vào website thông qua nhiều cách khác nhau.
Để sử dụng widget, bạn chỉ cần click và kéo widget bên tay trái vào sidebar mà bạn muốn hiển thị widget đó mà thôi.
Hoặc là click vào widget bên tay trái và chọn sidebar cần dùng và ấn nút Add Widget, nó sẽ tự thêm vào vị trí cuối cùng của sidebar.
Sau khi thêm xong widget, mỗi widget có thể sẽ có các tùy chọn riêng biệt để bạn thiết lập nó nhằm hiển thị như ý muốn, các bạn bấm vào và tùy chỉnh lại, sau đó ấn Save để lưu lại.
Cuối cùng là ra ngoài theme và xem widget của mình đã hiển thị chưa nhé.
3.8. Hướng dẫn sử dụng Plugin
Đây là phần có thể gọi là thu hút nhất khi sử dụng WordPress.Org, đó là chúng ta có thể cài thêm các plugin để website của mình trở nên mạnh mẽ hơn vì một website WordPress chuyên nghiệp không chỉ cần một theme đẹp mà cần có cách sử dụng các plugin hợp lý nữa. Hiện tại số lượng plugin có trong thư viện WordPress.org rất nhiều và nó hoàn toàn miễn phí nên bạn có thể yên tâm về các plugin miễn phí có thể phục vụ rất nhiều nhu cầu của bạn.
3.8.1. Plugin là gì?
Plugin được dịch theo nghĩa tiếng Việt là trình cắm, dùng để bổ sung một tính năng gì đó vào website WordPress mà mặc định nó không hỗ trợ. Ví dụ bạn muốn có thêm tính năng hiển thị bài viết liên quan thì sẽ cài các plugin làm chức năng bài viết liên quan.
3.8.2. Cách tìm và cài đặt Plugin
Khác với theme, plugin bạn có thể không cần tới các plugin trả phí vì thư viện plugin miễn phí có sẵn đã rất tốt rồi nên bạn chỉ việc tìm và cài plugin thông qua thư viện có sẵn.
Cách tìm và cài plugin rất giống với cách cài theme ở phần 3.6, đó là bạn có thể cài qua 3 cách như cài trực tiếp từ thư viện trên Dashboard, upload file .zip của plugin hoặc upload plugin vào thư mục /wp-content/plugins trên localhost/host.
3.8.2.1. Cài đặt Plugin thông qua thư viện WordPress.Org
Để tìm plugin, các bạn truy cập vào Dashboard → Plugins → Add New
Khi vào đó, bạn cũng có thể tìm plugin thông qua tên bằng cách điền tên ở khung Search Plugins bên tay phải rồi Enter, hoặc xem danh sách các plugin thông qua các bộ lọc như Featured (nổi bật), Popular (thông dụng), Recommended (khuyên dùng). Nếu bạn là người mới, bạn nên chuyển qua phần Popular rồi cài các plugin trong đó.
Các bạn đừng vội click vào nút Install Now, hãy click vào tên plugin để xem thông tin chi tiết như mô tả (để biết plugin có chức năng gì), Screenshot (ảnh chụp) và Installation (cách cài đặt).
3.8.2.2. Cài đặt Plugin bằng cách tải lên từ máy tính
Nếu bạn có một plugin nào đó ở dưới máy tính thì bạn vào Dashboard → Plugins
→ Add New → Upload Plugin và upload file .zip của plugin lên. Hãy lưu ý là plugin
HÃY ĐỌC KỸ THÔNG TIN CỦA PLUGIN TRƯỚC KHI CÀI
Để biết plugin đó tốt hay không, bạn hãy nhìn vào con số Downloaded (lượt tải) và Average Rating (đánh giá của người dùng), nếu thấy có điểm số cao, tải về nhiều thì hãy cài đặt vì đã được nhiều người tin tưởng sử dụng vì không phải plugin nào cài vào là cũng làm việc được. Nhưng với các plugin phổ biến, thì hầu như không có lỗi, nếu có lỗi xảy ra thì chỉ là tại host của bạn không đáp ứng được.
Sau khi chắc chắn plugin này bạn muốn cài, hãy ấn nút Install Now để bắt
đó cũng phải được nén đúng theo cấu trúc /tên-plugin/tên-file.php chứ không phải /tên-
thư-mục/tên-plugin/tên-file.php.
Để tìm một plugin phong phú hơn, bạn nên truy cập vào địa chỉ https://wordpress.org/plugins/ và tìm plugin theo tên, tag,…và ưng cái nào thì vào Dashboard copy cái tên plugin vào rồi tìm là ra ngay vì thư viện plugin trong đó là được lấy từ đây mà.
3.8.3. Cách sử dụng một số Plugin tiêu biểu
Khi bạn đã cài đặt xong một plugin thì việc còn lại chỉ là sử dụng nó. Tất nhiên là mỗi plugin đều có một cách sử dụng khác nhau nhưng thực tế đã nói rằng nếu bạn biết cách dùng một vài plugin thì việc đụng chạm tới các plugin sau không còn là gì xa lạ nữa.
Plugin mà sẽ hướng dẫn bạn ngay sau đây tên là TinyMCE Advanced – plugin này có chức năng mở rộng chức năng của khu vực soạn thảo nội dung thêm phong phú để bạn trang trí bài viết tốt hơn. Sẵn sàng chưa? Cùng đi vào giai đoạn tìm hiểu và cài đặt plugin này nha.
➢ Giai đoạn 1: Tìm hiểu plugin
Trước khi cài bất cứ plugin gì, bạn phải nên tìm hiểu qua plugin đó xem nó có các chức năng mình cần thiết không. Trước tiên, bạn hãy vào trang https://wordpress.org/plugins/ để tìm và xem qua thông tin của plugin. Do ở đây bạn đã biết trước chúng ta sẽ cài plugin TinyMCE Advanced nên bạn hãy gõ cả tên nó vào khu vực tìm plugin.
Ở trong trang thông tin, bạn sẽ thấy rất nhiều thông tin về nó như mô tả (Description), cách cài đặt & sử dụng (Installation), hỏi đáp các câu hỏi thông dụng (FAQ), hình ảnh về plugin (Screenshots), lịch sử cập nhật (Changelog), thống kê (Stats), gửi hỗ trợ (Support), đánh giá (Reviews) và nhà phát triển (Developers).
Không phải plugin nào cũng có đủ các phần trên mà tùy thuộc nhà phát triển cung cấp cái gì thì ta xem cái đó, tốt nhất bạn nên quan tâm nhất là phần Description, Installation và Screenshots.
Nếu bạn thấy lượt tải về cao và tương thích với phiên bản WordPress mới nhất (phần Requires) thì có thể đánh giá đây là một plugin tốt, được cập nhật thường xuyên và nhiều người tin dùng.
Khi cài các plugin trên thư viện WordPress.Org thì bạn cứ vào Dashboard →
Plugins → Add New và gõ tên plugin cần cài rồi Install và Activate (thực hiện như ở
mục 3.8.2)
➢ Giai đoạn 3. Tìm khu vực tùy chỉnh
Mỗi plugin đa phần sẽ cung cấp một khu vực tùy chỉnh để bạn thiết lập các tùy chọn, chỉ có một vài chỉ cần kích hoạt lên là chạy nên sẽ không có phần này nhưng đa phần là có. Và khu vực tùy chỉnh của nó đa phần nằm ở trong menu Settings trên Dashboard. Do vậy, sau khi cài plugin xong thì hãy rê chuột vào phần Settings (Một số plugin có thể chứa phần tùy chỉnh ở các mục khác, có khi là một menu riêng) xem có khu vực tùy chỉnh nào liên quan tới plugin vừa cài hay không.
Cũng có vài trường hợp, khu vực tùy chỉnh này có thể là một liên kết riêng trên menu Dashboard, hoặc cũng có khi lọt vào mục Tools, Appearance, nhưng đa phần là nằm ở Settings nên hãy mò trong đó trước.
Như vậy là plugin TinyMCE Advanced này có một khu vực tùy chỉnh trong phần
Settings, hãy click vào nó để bắt đầu thiết lập nào.
Tất nhiên là không có plugin nào có thiết lập giống plugin nào nên bạn chú ý đọc kỹ từng phần và tập mò cách sử dụng cho quen. Sau khi tùy chỉnh xong bạn phải ấn nút Save Change để các thay đổi có hiệu lực.
➢ Giai đoạn 4. Kiểm tra
Chúng ta vừa cài plugin TinyMCE Advanced và tùy chỉnh rồi, chúng ta biết rằng plugin này sẽ có tác dụng trong khu vực soạn thảo nội dung thì chắc chắn để kiểm tra chúng ta sẽ phải vào phần soạn thảo nội dung mà kiểm tra rồi.
3.8.4. Một số Plugin khuyến khích cài thi cài mặt mới Website
➢ WP-Extra: plugin dùng để thiết lập trình soạn thảo giống TinyMCE, thay đổi
logo đăng nhập, thay đổi đường dẫn đăng nhập, thiết lập gửi mail thông SMTP,… ➢ Akismet: Chống spam bình luận cực mạnh.
➢ Yoat SEO: Công cụ hỗ trợ SEO cho WordPress
➢ WP Super Cache:Tạo bộ nhớ đệm để tăng tốc website.
➢ iThemes Security: Plugin bảo mật thông dụng nhất cho WordPress. ➢ Contact Form 7: Tạo form liên hệ cho Website.
➢ Disqus: nâng cao tính năng bình luận cho website. 3.9. Giới thiệu về Mutisite:
Một trong những các tính năng thú vị nhất của WordPress nhưng chúng ta lại ít khi tận dụng đó chính là tính năng tạo một mạng lưới nhiều website trên một mã nguồn WordPress duy nhất, tính năng này họ gọi là WordPress Multisite. Trước đây nó có một tên khác là WordPress Multi User (WPMU) nhưng giờ chúng ta nên gọi là WordPress Multisite cho chính xác.
MỘT SỐ LỜI KHUYÊN CHO BẠN
✓ Hạn chế cài quá nhiều plugin vì nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của website bạn.
✓ Không nên cài hai hoặc nhiều plugin có cùng chức năng hoặc na ná nhau.
✓ Không nên cài các plugin được chia sẻ ở nguồn không uy tín vì nó kém bảo
mật.
✓ Ưu tiên tìm và cài plugin ở WordPress.Org.
✓ Thường xuyên cập nhật plugin, mỗi khi có phiên bản mới nó sẽ đều thông
WordPress Multisite là một tính năng có sẵn trong mã nguồn WordPress kể từ phiên bản 3.0 trở đi. Nó sẽ giúp chúng ta tạo ra một mạng lưới các website trên một mã nguồn WordPress duy nhất, và chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu website con dựa trên mạng lưới đó mà không cần phải cài đặt thêm mã nguồn riêng cho từng website.
3.9.1. Ứng dụng của Wordpress Multisite
Hầu hết nếu chúng ta có nhu cầu tạo ra một mạng lưới nhiều website liên kết với nhau trên cùng một máy chủ thì có thể sử dụng WordPress Multisite. Ví dụ như trang tutsplus.com có nhiều trang con như design.tutsplus.com, code.tutsplus.com, music.tutsplus.com và chúng ta có thể sử dụng WordPress Multisite để tạo nhiều trang con trong một mạng lưới như vậy, thậm chí có thể kết nối các người dùng ở mỗi website lại với nhau để họ có thể đăng nhập được trên bất kỳ trang nào trong mạng lưới.
3.9.2. Lợi ích và khi nào không nên dùng Wordpress Multisite
➢ Trước hết chúng ta sẽ cần biết lợi ích của việc dùng WordPress Multisite là:
✓ Dễ dàng quản lý bản cập nhật của mã nguồn và của các plugin/theme bởi vì tất cả các website con trong mạng lưới đều dùng chung một mã nguồn, một phiên bản theme và plugin.
✓ Có thể tạo ra bao nhiêu website con tùy thích và dễ dàng phân quyền, quản lý nó.
✓ Tiết kiệm tài nguyên vì dùng một mã nguồn cho nhiều website sẽ tiết kiệm hơn là mỗi website một mã nguồn.
➢ Tuy nhiên, chúng ta nên cân nhắc không nên sử dụng WordPress Multisite khi:
✓ Bạn cần mỗi website là một IP riêng vì các website con cho dù có dùng tên miền riêng đi chăng nữa cũng chỉ là trỏ đến IP của website mẹ nên không thể dùng IP riêng cho các website con.
✓ Bạn cần database riêng bởi vì tất cả các website con trong một mạng lưới sẽ dùng chung một database, chỉ là nó có những bảng dữ liệu riêng.
Nhìn chung nếu bạn cần xây dựng một hệ thống website mà bạn tin rằng sẽ không có sự khác biệt quá lớn về hình thức thì có thể dùng tính năng này.
3.9.3. Hướng dẫn cài dặt WordPress Multisite: MỘT SỐ LỜI KHUYÊN CHO BẠN MỘT SỐ LỜI KHUYÊN CHO BẠN
Nếu bạn đang trong giai đoạn tìm hiểu, bạn nên cài đặt WordPress Multisite ở một website mới để tránh bị lỗi ảnh hưởng đến website chính
Việc cài đặt WordPress Multisite rất đơn giản mà chúng ta chỉ cần làm với 2 bước là xong. Trong bài hướng dẫn này mình sẽ làm trên một website mẹ với tên miền là thachpham.net, bạn có thể chọn tên miền nào bất kỳ và đã được cài đặt sẵn WordPress.
➢ Kích hoạt Wordpress Multisite
Bây giờ bạn mở tập tin wp-config.php của website mẹ cần kích hoạt tính năng này và chèn đoạn sau vào bên dưới <?php.
define( ‘WP_ALLOW_MULTISITE’, true );
Sau đó vào lại trang quản trị WordPress tìm mục Tools → Network Setup để bắt đầu cài đặt.
Nhưng trước khi chúng ta cài đặt thì cần xác định sẽ sử dụng kiểu WordPress Multisite nào, hiện tại nó có 2 kiểu là:
✓ Subdomain: Các website con sẽ là một địa chỉ theo dạng subdomain của
website mẹ. Ví dụ: tuyensinh.namsaigon.edu.vn, daotao.namsaigon.edu.vn; dkts.namsaigon.edu.vn,…Và nếu bạn dùng kiểu này sẽ cần thiết lập wildcard DNS như mình hướng dẫn phía dưới.
✓ Sub-directory: Các website con sẽ là một địa chỉ theo dạng thư mục con. Ví
dụ: namsaigon.edu.vn/cntt, namsaigon.edu.vn/thuvien, namsaigon.edu.vn/doantruong Phần Network Details bạn nhập tên mạng và địa chỉ email của người quản trị cao nhất vào nhé.
Sau đó nhấp nút Install để bắt đầu cài đặt. Nó sẽ chuyển bạn đến trang kế tiếp và bắt đầu chèn những code vào tập tin theo hướng dẫn. Cụ thể là chèn code phía trên vào bên dưới <?php trong wp-config.php và code phía là thay thế các code có sẵn trong .htaccess (nếu bạn dùng Shared Host hoặc Apache Webserver):
Nếu bạn muốn dùng NGINX làm websever với PHP-FPM thì mình khuyến khích nên sử dụng EasyEngine và cài website WordPress có sẵn tính năng Multisite theo lệnh:
ee site create domain.com --wpsubdom # sử dụng subdomain c ho website con
ee site create domain.com --wpsubdir # sử dụng subdirector y cho website con
Sau khi chèn xong các code theo yêu cầu bạn ấn nút Log In để đăng nhập lại và bây giờ bạn sẽ thấy trên menu quản trị có thêm phần My Sites để truy cập vào các website