Ẩm thực xứ Thanh hài hòa, đa dạng trong thưởng thức

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn văn hóa ẩm THỰC VIỆT NAM đề tài đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 26)

Trong văn hóa ẩm thực, để có một món ăn ngon ngoài việc lựa chọn nguyên liệu tinh tế, cách thức chế biến tài hoa, cách bài trí đẹp mắt, thì việc lựa chọn không gian thưởng thức ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng món ăn.

Người Thanh Hóa mùa nào ăn thức đó. Cách thưởng thức món ăn được thể hiện ở cách lựa chọn thực đơn để ăn chậm rãi, từ tốn, nhâm nhi bằng tất cả các giác quan. Người thưởng thức không chỉ ăn để thỏa mãn nhu cầu vị giác mà còn phải biết thưởng thức một cách tinh tế và thấu đáo.

Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các món ăn của người Thanh Hóa được chế biến trong bữa cơm gia đình như: cá rô đầm sét, phi tiến cầu sài, hến

Giàng…; các món thưởng thức trong nhà hàng chủ yếu là một số món đặc sản lâu đời như: vịt Cổ Lũng, gỏi nhệch, thịt trâu gác bếp, dê ủ trấu, cá mè sông Mực, cá lăng nấu măng chua… Ngoài ra một số món bánh chỉ được nấu vào các dịp lễ tết như cháo canh (Vĩnh Lộc), bánh nhãn nhiều màu (Yên Định)…

Việc thưởng thức ẩm thực cũng vô cùng đa dạng, tinh tế, cầu kỳ thể hiện ở chỗ có món dùng đũa, thìa, nhưng có món dùng tay trực tiếp gỡ (cá nướng, thịt gà luộc), gói (nộm). Thưởng thức ẩm thực phải huy động tất cả các giác quan, vừa nhâm nhi thưởng thức vừa trò chuyện, ngắm cảnh, mới thấy hết được cái thú của món ăn. Nghệ thuật ẩm thực quả thật rất cầu kỳ, nhưng cũng vô cùng tế nhị và “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là cả một nghệ thuật, tạo nên nét đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Tiếp cận ẩm thực xứ Thanh dưới góc nhìn văn hóa, có thể thấy ẩm thực vùng này hết sức phong phú, đa dạng và cho dù có ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của các khu vực khác thì nó vẫn có đặc điểm riêng. Nét riêng ấy được tạo nên bởi truyền thống của con người xứ Thanh trọng truyền thống, gia tộc, gia phong, gia đình, do đó món ăn cũng mang đậm dấu ấn của quê hương bản quán. Đó là sự kết hợp giữa hai yếu tố: coi trọng sự nguyên sơ của tự nhiên kết hợp với sự chế biến vừa không quá cầu kỳ, luôn chú ý giữ gìn từ màu sắc đến hương vị.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn văn hóa ẩm THỰC VIỆT NAM đề tài đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 26)