Một số món ăn đặc trưng của tỉnh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn văn hóa ẩm THỰC VIỆT NAM đề tài đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh thanh hóa (Trang 26)

2.4.1 Nem chua

Nhiều nơi trên đất nước ta không riêng gì xứ Thanh có món nem chua. Tuy nhiên, nem chua Thanh Hóa khác các nơi bởi sự đặc trưng, không lẫn được. Công đoạn làm ra món nem chua quan trọng từ khâu chọn nguyên liệu, sơ chế đến lúc gói. Thịt nạc là phần nạc ngon, lọc kỹ mỡ, bì lợn thái thành sợi nhỏ trộn đều cùng thính, đường, bột ngọt, hạt tiêu bắc, muối. Nem chín, thơm ngon có màu hồng dịu,

vị chua thanh, nhẹ nhàng. Khi ăn miếng nem cảm nhận thịt lên men cộng vị chua rôn rốt của tỏi, cái cay của ớt thái lát, lá đinh lăng hăng nhẹ. Nem gói hai ngày là có thể ăn được, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh giúp bảo quản nem thêm 3, 4 ngày nữa. Cách nhận biết nem đã đủ chín chưa còn dựa vào cảm quan bên ngoài là lớp lá chuối gói nem chuyển dần từ màu xanh thẫm sang vàng vàng.

Hàng ngàn người thợ đã làm ra những chiếc nem chua nhỏ bé nhưng ấm áp tình người. Nem chua mỗi vùng miền thuộc Thanh Hóa có thay đổi ít nhiều nhưng về cơ bản đều truyền tải được hồn của món ăn.

Nem chua là món quà rất quý, thể hiện phong cách và sắc thái xứ Thanh. Đi đâu xa, mang biếu bạn bè mấy chục nem chua xâu lạt như gửi gắm vào đó bao nhiêu tình cảm.

2.4.2 Chả tôm

Chả tôm - món ăn Thanh Hóa cũng rất nổi tiếng. Chả tôm, cũng được xếp vào những món ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thanh Hóa.

Chả tôm làm chủ yếu từ nguyên liệu là tôm có thêm thịt cùng gia vị. Miếng chả tôm được người thợ gói rất khéo, đều tăm tắp trên vỉ nướng. Màu đỏ hồng của miếng chả cứ đậm dần lên trên lò than. Bàn tay tài hoa, khéo léo, giản dị, chân thành của người chế biến, vị ngọt của tôm hòa lẫn cùng nước chấm, thêm đu đủ, cà rốt thái nhỏ, rau sống và bún. Không phổ biến như món nem chua, chả tôm đem lại hình ảnh thân thương, gần gũi của con người thành phố và làm nên vẻ đẹp của người và đất xứ Thanh.

2.4.3 Thịt trâu nấu lá lồm

Thịt trâu nấu với lá lồm là món ăn đặc trưng của đồng bào người Mường, và cũng là món ngon không thể bỏ qua khi đến Thanh Hóa. Món ăn tuy đơn giản, nhưng kết hợp hài hòa hai hương vị độc đáo đặc trưng vùng sơn cước nên mang tới cảm

nhận cùng hương vị thật sự khó quên. Món ăn là sự kết hợp giữa lá lồm thanh chua xua tan mùi gây của thịt trâu, bỏ vào miệng chỉ thấy miếng thịt no lửa chím mềm cùng vị dịu dàng quyến luyến của các gia vị.

2.4.4 Chim mía Thạch Thành

Mật mía Thạch Thành là đặc sản mang hương vị tết cổ truyền của xứ Thanh. Đến hẹn lại lên, cứ cận Tết Nguyên đán là hàng chục lò nấu mật mía trên địa bàn huyện Thạch Thành luôn đỏ lửa, để cho ra đời hàng trăm tấn mật mía - đặc sản mang đậm hương vị quê hương. Chim mía là một món ăn đồng quê, sở dĩ thành món đặc sản vì nó ngon và rẻ… bất ngờ. Cái thú của người ăn món này là được ngồi ngay giữa cánh đồng mía, thưởng thức hương vị mía tươi thơm mát, cái nắng vàng ươm mời mọc lúc thu về, với những chú chim mía nướng thơm phức, béo ngậy. Người ta chỉ cần nướng qua những con chim mía tròn căng, rồi cho chúng vào chảo dầu, không cần ướp bất cứ thứ gia vị nào. Khi chúng đã vàng ươm trên chảo, tỏa mùi thơm khắp quán, chim được đặt trên chiếc đĩa sành dân dã, kèm một đĩa muối ớt, rau thơm, thêm chai rượu trắng. Có cảm giác con chim mía béo ngậy, cắn vào đâu cũng thấy thơm, thấy ngọt và có chút gì đó phảng phất như cánh đồng mía mùa thu.

2.4.5 Bánh gai Tứ Trụ

Bánh gai Tứ Trụ là tên gọi của món bánh dẻo, mềm thơm có màu sẫm đen của lá gai. Trên đôi quang gánh người thợ làm bánh đi xe buýt từ sáng sớm xuống thành phố để cạnh vỉa hè, những chiếc bánh gai gói buộc gọn gàng bằng chiếc lạt nhuộm hồng. Làng nghề ở Thọ Diên, Thọ Xuân vốn làm bánh gai và nhiều sản phẩm ẩm thực uy tín.

Bánh có nhân đậu xanh, ngọt mà không hắc, thoảng hương đồng gió nội. Chiếc bánh vẫn giữ trong mình những gì quen thuộc nhất của đồng bãi, ruộng vườn, bánh sinh ra từ bàn tay tảo tần, khéo léo của bà của mẹ.

2.4.6 Chè lam phủ Quảng

Thành nhà Hồ là di tích lịch sử của Thanh Hóa. Địa chỉ văn hóa này thuộc huyện Vĩnh Lộc, quê hương của món chè lam Phủ Quảng. Chè lam là món quà bánh dân giã có từ lâu đời. Khi ăn, mật mía hòa quyện cùng gạo nếp, lạc, gừng làm ấm lại cảm xúc trong những ngày mưa giáp đông ở Vĩnh Lộc.

2.4.7 Bánh lá

Bánh lá được làm từ gạo tẻ xay nước bằng cối đá rồi tiếp tục cho nước bột gạo trắng mịn đặc lại trên bếp lửa. Muốn nhân của bánh ngon, cần thịt ba chỉ băm nhỏ cùng mộc nhĩ, hành khô. Thời kỳ thiếu thốn, người dân còn dùng lạc giã nhỏ làm nhân. Tuy nghe dễ dàng vậy nhưng kỳ thực, món bánh thực sự rất khó làm.

Bánh tẻ, bánh răng bừa cũng là tên của bánh lá. Có lẽ bánh răng bừa được gọi rộng rãi hơn cả. Vì thật đơn giản bánh có hình của chiếc răng bừa. Người thợ rải đều bột bánh trên chiếc lá chuối để nằm ngang, gấp lá gói bánh lại, cố định buộc bánh bằng các sợi dây lạt. Mặc dù vậy, bây giờ ở Thanh Hóa, người ta không dùng dây lạt, mà chỉ gói bánh bằng lá chuối tươi hơ mềm trên lửa. Ở Huế cũng có một loại bánh tương tự mang tên bánh nậm nhưng bánh lá vẫn là một món ăn đặc trưng mang văn hóa ẩm thực xứ Thanh.

2.4.8 Nước mắm

Với vị trí địa lý có nhiều huyện tiếp giáp với biển và nguồn thủy, hải sản dồi dào, người dân Thanh Hóa sớm đã biết làm mắm. Đây cũng là vùng có nhiều những thương hiệu nước mắt nổi tiếng ở Việt Nam. Nước mắm là sản phẩm làm từ cá biển ủ. Người dân Thanh Hóa coi nước mắm như món ẩm thực điển hình mang hơi thở

của biển quê hương. Mỗi khi nấu cá hay kho thịt bằng nước mắm là cả phố, cả làng được thưởng thức hương vị đặc trưng với cái mặn mòi của biển. Nước mắm đã trở thành gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Thanh Hóa nói riêng, và người Việt Nam nói chung.

2.5 Nhận xét chung

Thiên nhiên không chỉ tạo nên cho Thanh Hóa nhiều danh lam thắng cảnh, mà còn ẩn chứa trong đó những sản vật làm quà tặng cho cuộc sống con người. Trước đây, người Thanh Hóa chế biến món ăn rất đơn giản bởi các gia vị không phong phú như bây giờ, chủ yếu là muối trắng, không có dầu mỡ. Nhưng ngày nay, các món ăn đã trở nên ngon và đẹp mắt hơn. Nguyên liệu chế biến chủ yếu lấy từ tự nhiên, giàu dinh dưỡng. Sông, suối, rừng là nơi cung cấp nguyên liệu với rất nhiều loại như: Tôm, cua, cá, ốc, ếch, rau, măng, nấm... Đây là những đặc sản được nhiều người ưa thích. Cách chế biến và hương vị của những món ăn này khác hẳn miền xuôi.

Ẩm thực truyền thống miền núi xứ Thanh được xem là cách truyền tải hữu hiệu nhất những nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đến với du khách muôn phương. Nếu như việc lựa chọn, chế biến món ăn là sự sáng tạo, thì cách trình bày cho hợp lý, đẹp mắt lại là cả một nghệ thuật. Ẩm thực Thanh Hóa luôn được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Bởi thưởng thức món ăn không chỉ là “khẩu thực”, mà còn là sự kết hợp của ngũ giác: Thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác và cao hơn là khi đạt đến “tâm thực”, tức thưởng thức món ăn bằng tấm lòng, sự đồng cảm sâu sắc giữa người chế biến và người thưởng thức.

Được biết đến là vùng đất địa đầu của miền Trung, tiếp cận ẩm thực xứ Thanh dưới góc nhìn văn hóa, có thể thấy ẩm thực vùng đất này hết sức phong phú, đa dạng và cho dù có ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của các khu vực khác thì nó vẫn có đặc

điểm riêng. Nét riêng ấy được tạo nên bởi truyền thống của con người xứ Thanh trọng truyền thống, gia tộc, gia phong, gia đình, do đó món ăn cũng mang đậm dấu ấn của quê hương bản quán. Đó là sự kết hợp giữa hai yếu tố: Coi trọng sự nguyên sơ của tự nhiên kết hợp với phong cách chế biến không quá cầu kỳ, luôn chú ý giữ gìn từ màu sắc đến hương vị. Mùa nào thức nấy, người xứ Thanh đãi khách bằng sản vật được thiên nhiên hoang sơ và hào phóng ban phát. Cho dù đi xa muôn phương nhưng những người con xứ Thanh vẫn luôn nhớ và tự hào về phong vị xứ Thanh.

2.5.1 Một số mặt tích cực

Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Bảo cho rằng, văn hóa ẩm thực có những vai trò nhất định và góp phần làm tăng hiệu quả, tạo nên thành công cho hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút du khách đến với địa phương. Bởi văn hóa ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng và cách thức ăn uống tiêu biểu. Đó là cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống. Ngoài những thông tin quảng bá du lịch được khách du lịch quan tâm như: khách sạn, điểm du lịch, cảnh quan, điều kiện giao thông... thì yếu tố ẩm thực không kém phần quan trọng. Nhiều khách du lịch rất quan tâm đến việc ăn món gì ngon, địa điểm ăn uống nào phù hợp với hành trình du lịch. Thanh Hóa là địa

phương có đầy đủ điều kiện và khả năng để phát triển thương hiệu du lịch thông qua ẩm thực, xuất phát từ những đặc điểm về địa lý, dân tộc... nên ẩm thực của Thanh Hóa rất đa dạng, phong phú, tập hợp đầy đủ tinh hoa văn hóa ẩm thực của các miền: miền biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Khám phá văn hóa ẩm thực Thanh Hóa là tìm hiểu được một nét đẹp đặc trưng trong phong cách ăn uống của người dân, bình dị, giản dị mà gần gũi, đơn sơ, không cầu kì mà nặng nghĩa tình.

Món ăn Thanh Hóa về cơ bản không cầu kỳ, cách chế biến, nấu nướng không phức tạp, mất nhiều thời gian nhưng hương vị, hình thức, chất lượng thực sự thu hút vì sự mộc mạc, giản dị, chân thực và gây được thiện cảm với nhiều người.

Bàn về ẩm thực xứ Thanh, có lẽ phải cần một cuốn sách chuyên sâu lên đến hàng nghìn trang mới truyền tải hết được sự đa dạng, phong phú, độc đáo và đặc sắc.

2.5.2 Một số bất cập và nguyên nhân

Thanh Hóa đã và đang trên đà hội nhập và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó du lịch được xem là một thế mạnh về kinh tế. Tuy nhiên tài nguyên du lịch còn hạn chế, đặc biệt là trong khu vực thành phố. Chính vì vậy, cần xây dựng bổ sung thêm các tài nguyên và các sản phẩm du lịch nhằm tăng lượng khách về với Thanh Hóa. Bên cạnh đó, một số tỉnh thành khác đã khá thành công trong việc khai thác và quảng bá sản phẩm du lịch này thì ở Thanh Hóa, việc khai thác sản phẩm ẩm thực hầu như vẫn đang mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, chưa có tính chuyên nghiệp. Chính vì vậy mà ẩm thực Thanh Hóa chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Hiện tại tỉnh Thanh Hóa chưa xây dựng được những tour du lịch mà ở đó ẩm thực là điểm nhấn đặc trưng, hầu hết các món ăn đều được chế biến và sản xuất theo quy mô nhỏ, hộ gia đình, tiêu thụ nhỏ lẻ, việc khai thác hải sản phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, mùa vụ. Nhận thức về việc xây dựng ẩm thực trở thành một sản phẩm du lịch còn hạn chế mà mới chỉ đơn thuần dừng lại là một nét văn hóa tinh thần của người dân, chưa thực sự coi việc chế biến, trang trí, giới thiệu về ẩm thực là một nghệ thuật nên chưa thực sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa

3.1. Giải pháp về quy hoạch và phát triển du lịch ẩm thực của tỉnh

Như đã phân tích ở trên, tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực ở Thanh Hóa là rất lớn vì tỉnh có những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc rất riêng. Tuy nhiên không vì thế mà có thể phát triển du lịch tràn lan. Bởi như vậy có thể dẫn tới sự trùng lắp của các sản phẩm du lịch . Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch còn để lại nhiều tác động tiêu cực khác như sư ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp của các giá trị văn hóa-lịch sử…Vì vậy, phải có sự quy hoạch tổng thể và chi tiết để có thể phát triển lâu dài du lịch ẩm thực. Trước hết, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lí về du lịch, chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa, các chuyên gia về ẩm thực và các đơn vị kinh doanh lĩnh vực chế biến và cung cấp đồ ăn, thức uống trong việc rà soát, kiểm tra, đánh giá các yếu tố, điều kiện cho sự phát triển của du lịch ẩm thực Thanh Hóa nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung. Trên cơ sở những đánh giá đó, quy hoạch thành những vùng, điểm du lịch ẩm thực mang đặc trưng riêng nhưng vẫn đảm bảo hài hòa trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam.

3.2. Giải pháp về tuyên truyền cho người dân địa phương

Cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư, các đơn vị kinh doanh cũng như chính quyền địa phương về giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc và lợi ích của việc phát triển của du lịch ẩm thực, giúp họ nhận thức được vai trò, ý nghĩa của bản thân trong phát triển văn hóa ẩm thực và du lịch địa phương mình. Đồng thời, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tổ chức các hoạt động du lịch gắn liền với văn hóa ẩm thực địa phương để có thể phát huy một cách tốt nhất những giá trị bản địa, mang lại những nét đặc sắc riêng cho từng điểm đến du lịch. Hình thức tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện truyền

thông, qua các lớp bồi dưỡng tập trung hoặc tổ chức các chuyến tham quan, học hỏi những mô hình hay…Tùy theo từng đối tượng để lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp.

3.3 Giải pháp về cơ sở vật chất

Trong việc đầu tư vào phát triển các cơ sở kinh doanh ăn uống và các làng nghề ẩm thực, khu phố ẩm thực… Nhà nước nên có sự khuyến khích các cơ sở kinh doanh tận dụng môi trường, không gian văn hóa tự nhiên của địa phương để khách hàng có thể thưởng thức các món ăn, đồ uống trong chính không gian tự nhiên, theo đúng lối ăn truyền thống của địa phương. Qua đó, giúp du khách có thể cảm nhận được hết hương vị cũng như cái hồn của món ăn, đồ uống. Với việc kết hợp với các yếu tố văn hóa như vậy sẽ làm tăng thêm giá trị cho các cơ sở kinh doanh tại tỉnh này.

3.4 Giải pháp về xúc tiến quảng bá

- Xây dựng các sản phẩm du lịch ẩm thực gắn với các điểm đến: cụ thể nhằm tạo ra các trải nghiệm phong phú và khó quên cho du khách như các tour du lịch ẩm thực (food tour), kết hợp các chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn với khám phá

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn văn hóa ẩm THỰC VIỆT NAM đề tài đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh thanh hóa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w