Rất nhiều báo cáo của các tổ chức quốc tế đều có một nhận xét chung: Việt Nam đã có rất nhiều hành động nhằm giảm bớt sự kỳ thị và bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Những hành động này thậm chí đã được thể chế hóa thành chính sách nhà nước, thành văn bản luật, đơn cử như Luật Bình đẳng giới được ban hành năm 2006, và mới đây là Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Cũng không có nhiều nước trên thế giới mà
19 Nguyễễn Nhật Duy - 2021003866
các hành động, biện pháp thực hiện bình đẳng giới được đưa thành chương trình hoạt động cụ thể của từng tỉnh thành, từng địa phương… như ở Việt Nam.
Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2006 cho thấy, mức độ bình đẳng giới tại Việt Nam xếp thứ 11 trên thế giới. Chỉ số này thậm chí cao hơn nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới là Anh một bậc.
Theo báo cáo Khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2007 mà Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, xét trong khu vực ASEAN và Đông Á, Việt Nam đứng ở ngôi vị thứ hai về mức độ bình đẳng giới.
Bà Trần Thị Mai Hương, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cho biết: “Báo cáo mới nhất về thực hiện chương trình Mục tiêu thiên niên kỷ của Chính phủ nêu rõ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vược bậc về bình đẳng giới. Địa vị của phụ nữ đã được nâng cao trong các mặt của đời sống xã hội, bình đẳng giới đã được tăng cường trong lĩnh vực lao động và việc làm, giáo dục và đào tạo cũng như trong bộ máy chính quyền các cấp. Chính vì vậy mà Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia Đông Á có tốc độ khắc phục cách biệt giới nhanh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Năm 2007 xếp hạng thứ 91/157 về chỉ số phát triển giới (GDI) và 52/93 về số đo trao quyền giới (GEM)”.
PGS – TS Lê Thị Quý, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phụ nữ đánh giá: “Công lao của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, kỳ vọng mà xã hội trao cho họ là rất lớn. Vì vậy, vấn đề phụ nữ vẫn là một trong những vấn đề hấp dẫn, nhạy cảm và được đề cập nhiều nhất trong xã hội hiện đại. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm hơn 51% dân số và 49,5% lực lượng lao động. Để có được những thành công như ngày hôm nay, sự đóng góp của phụ nữ Việt Nam đã được đánh giá là xấp xỉ với nam giới, thậm chí có những lĩnh vực cao hơn như lao động trong gia đình, sinh đẻ và chăm sóc, dạy dỗ con cái”.
Trong quá trình thực hiện bài viết này, không ít lần khi tiến hành phỏng vấn, tôi nhận được những câu trả lời khá dí dỏm của các “đấng mày râu” như: “Ra đường sợ nhất công nông. Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”, hay “Nhất vợ nhì giời”. Hoặc than thở: “Đã có ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, lại có ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Nhà nước cũng chỉ xét danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng chứ đâu có xét danh hiệu Ông bố Việt Nam anh hùng… Chị em phụ nữ được ưu ái hơn đàn ông chúng tôi nhiều quá”.