Những góc khuất về bình đẳng giới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN TIN học đại CƯƠNG CHỦ đề tìm HIỂU về BÌNH ĐẲNG GIỚI (Trang 31 - 32)

Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH) trong một lần phỏng vấn báo chí vào hồi tháng 06/2008, nhân dịp Bộ phối hợp cùng Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) tổ chức diễn đàn “Bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững”, cho biết: “Phụ nữ Việt Nam vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới, nạn ngược đãi phụ nữ vẫn còn tồn tại ở một số nơi, đặc biệt là ở những vùng, những khu vực trình độ dân trí chưa cao. Chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, vì vậy định kiến về giới còn tồn tại trong xã hội Việt Nam, kể cả ở một số bộ phận cán bộ.”

Bà Lê Thị Mộng Phượng, nguyên chuyên gia nghiên cứu Viện xã hội học đưa ra một dẫn chứng để khẳng định nhận xét nêu trên:“Thường xuyên tham gia các cuộc điều tra về bình đẳng giới, tôi nhận thấy ở khu vực thành thị, những nơi người dân có mức sống cao và trình độ dân trí cao, tình trạng phân biệt giới tính khá hiếm hoi. Thậm chí

ở một số gia đình, người vợ còn có “quyền uy” hơn cả người chồng. Nhưng ở một số nơi mà đời sống còn lạc hậu thì khác. Năm 2007, chúng tôi tổ chức cuộc khảo sát ở Lào Cai, 2/3 phụ nữ được hỏi đều nói tình trạng vợ bị chồng đánh vẫn diễn ra, và “hồn

20 Nguyễễn Nhật Duy - 2021003866

nhiên” trả lời: ‘đánh vợ là quyền của chồng, thậm chí nếu vợ sai thì không những bị đánh, mà bỏ về nhà thì bố mẹ đẻ cũng không “chứa chấp’”.

Các chuyên gia đều thống nhất đi đến một kết luận: ở Việt Nam, ngoài các chương trình hành động của Chính phủ, ngoài sự bảo vệ của pháp luật, để thực sự có một xã hội bình đẳng giới, còn cần phải thay đổi quan niệm của nhiều người về vấn đề bình đẳng nam – nữ. Một chuyên gia nói: “Họ đã phải chịu bao thua thiệt vì gánh thiên chức làm vợ, làm mẹ. Biết bao người chồng, người con, người em đã thành công từ sự đỡ đần, nâng niu, chăm sóc của họ. Không thể vin vào lý do tâm sinh lý của nam – nữ khác nhau, vin vào những tập quán cổ hủ để tiếp tục coi họ là “cái sân sau” của người đàn ông, là người “nâng khăn sửa túi” cho chồng như xã hội phong kiến đã từng quan niệm hàng ngàn năm”. Vì “bình đẳng giới là lẽ tự nhiên, như phàm là cây cỏ thì có quyền vươn lên đón ánh mặt trời”, như nhà văn Võ Thị Hảo đã từng phát biểu về vấn đề này.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN TIN học đại CƯƠNG CHỦ đề tìm HIỂU về BÌNH ĐẲNG GIỚI (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w