2. Tác động đối với một số lĩnh vực thương mại dịch vụ chính chính
2.2 Đối với dịch vụ vận tải quốc tế
- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hoạt động logistics xuyên suốt từ sản xuất tới tiêu dùng ngày càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, dịch vụ nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung.
- “E-Logistics sẽ cải tiến hoạt động giao hàng để giảm thiểu chi phí cho hệ thống logistics nhằm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm, thu hút người mua nhiều hơn do yếu tố giá rẻ”, bà Nhung nhận định.
Nhóm Dịch vụ Vận tải quốc tế bao gồm:
- Vận tải biển
- Vận tải hàng không
- Các phương thức vận tải khác (ngoài đường biển và đường hàng không) - Dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh
Vận tải hành khách, Tất cả các phương thức (phân tích thay thế) Vận tải hàng hóa, Tất cả các phương thức (phân tích thay thế)
Vận tải khác (ngoài hành khách và hàng hóa), Tất cả các phương thức (phân tích thay thế)
Đơn vị: tỷ USD
1.20 1.00 0.80 0.66 0.60 0.40 0.20 0.00 2009
Biểu đồ 7: thể hiện giá trị xuất khẩu của dịch vụ vận tải quốc tế giai đoạn 2009 – 2019
(Nguồn: trademap.org)
Trong vòng 10 năm trở lại đây (giai đoạn 2009 - 2019), giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế tăng trưởng không ổn định qua các năm. Trong đó:
- Năm 2009 do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ quốc tế bị suy giảm, đạt mức tăng trưởng âm nhiều nhất (-28,79%) so với năm 2008
- Tuy vậy, năm 2010, lượng xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế đã có dấu hiệu tăng trưởng mạnh 15,33% so với năm 2009, tăng 118 tỉ USD so với năm 2009.
- Trong giai đoạn 2011 – 2013 nhìn chung tăng trưởng không quá nhiều, lượng xuất khẩu dịch vụ tăng trưởng trung bình đạt 4,9%/ năm, tuy nhiên đã có sự vực lên vào năm 2014 tăng 9,22% so với năm 2013 đạt doanh thu 0,992 tỷ USD.
- Trong 2 năm 2015 – 2016 liên tiếp có sự sụt giảm về giá trị xuất khẩu, đặc biệt là năm 2015 đạt mức tăng trưởng (-10,65%), năm 2016 đạt mức tăng trưởng (-3,99%)
20
- Từ năm 2017, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế có sự tăng trưởng trở lại, năm 2018 tốc độ tăng trưởng đạt mức 7,96% so với năm 2017.
- Năm 2019, giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỉ USD, chiếm 16,75% tỷ trọng so với tổng sản lượng xuất khẩu thương mại dịch vụ
Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới
- Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu được công bố tại Sách trắng Logistics 2018, trên 30% các ứng dụng Công nghệ tiên tiến hiện đang được sử dụng tại các DN logistics là các ứng dụng cơ bản như:
Hệ thống quản lý giao nhận Kho bãi
Trao đổi dữ liệu điện tử Quản lý vận tải
Khai báo hải quan (được ứng dụng nhiều nhất 75,2% đến 100%)...
- Trong khi đó, dự báo Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành Dịch vụ Logistics nói chung và công nghệ logistics mới nói riêng, từ đó tác động đến hình thái kinh doanh logistics của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, hướng đến tính khoa học và sáng tạo.
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo: theo hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới được kết nối mỗi ngày.
- Đối với lĩnh vực logistics, cuộc cách mạng này sẽ ngày càng mở rộng việc kết nối những thiết bị phi truyền thống như pallet, xe cần cẩu, thậm chí xe rơ-mooc chở hàng với mạng internet. Tất cả các công ty logistics quốc tế lớn dự kiến sẽ sử dụng công nghệ IoT và dự báo trong vòng 3 năm tới, IoT sẽ trở nên phổ biến trong lĩnh vực logistics...
- Bên cạnh đó, các công ty logistics trên thế giới đang nhanh chóng cải tiến công nghệ để bắt kịp xu hướng này và cải thiện tỷ suất lợi nhuận, thông qua việc
21
trang bị các công cụ tự động, hiện đại như: Robot giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí lao động phổ thông; Xe chuyển hàng tự động (AGV) có thể thực hiện đơn hàng, tự bổ sung hàng trong kho bãi; Thiết bị theo dõi, định vị, dẫn đường và quan sát bằng các thiết bị sử dụng WiFi, Bluetooth; Ứng dụng Co-pilot trên Android của điện thoại di động được sử dụng trong hoạt động logistics quốc tế; Ứng dụng cung cấp định tuyến (mapping) và định hướng (direction routing), tạo điều kiện cho chuyển hướng thông qua việc theo dõi trực tuyến phương tiện vận tải; Ứng dụng quét mã vạch trực tuyến trong quản lý kho; Tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện toán đám mây; Ứng dụng kiểm soát lao động hàng ngày trong logistics (Ứng dụng Web fleet của Android); Tích hợp hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn hàng, quan hệ khách hàng trong logistics trực tuyến...
- Dịch vụ logistics là ngành mang tính quốc tế cao và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động. Hiện nay, các nước phát triển đang từng bước thực hiện E-Logistics, green logisitics, E-Documents... và ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, công nghệ Blockchain... Trong điều kiện Cách mạng Công nghiệp 4.0, đã bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay robot vào thực hiện một số dịch vụ, như dịch vụ đóng hàng vào container hay dỡ hàng khỏi container, xếp dỡ hàng hóa trong kho, bãi...
Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với dịch vụ vận tải quốc tế tại Việt Nam
- Trong khi đó, hiện nay, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam ứng dụng Công nghệ tiên tiến vào công việc hàng này còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử, công nghệ định vị xe, email và internet cơ bản... Lý do chính là hiện nay các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và vừa nên hạn chế về vốn đầu tư, nguồn nhân lực chuyên sâu về Công nghệ tiên tiến còn yếu và thiếu, mặc dù, 96% doanh nghiệp được điều tra của VLA vừa qua đều cho rằng, công nghệ là nhân tố khác biệt tạo thuận lợi cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), hiện thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng khoảng 35%/năm; doanh số bán lẻ thương mại điện tử trong giai đoạn 2016-2020 ước tính tăng 20%/năm và tổng doanh số bán
22
lẻ thương mại điện tử dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Như vậy, các nhà kinh doanh dịch vụ logistics phải mở rộng các kênh E-Logistics theo hướng chuyên nghiệp hóa để đáp ứng nhu cầu mua hàng điện tử. Các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp thương mại điện tử đang từng bước tái cấu trúc hệ thống logistics của mình, để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng. E-Logistics sẽ cải tiến hoạt động giao hàng để giảm thiểu chi phí cho hệ thống logistics nhằm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm, thu hút người mua nhiều hơn do yếu tố giá rẻ. Khảo sát gián tiếp của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) 2018 vừa qua cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển phát sẽ tăng từ 62% đến 200% trong giai đoạn 2018-2020...