Đối với dịch vụ thông tin – viễn thông – máy tính

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THƯƠNG mại DỊCH vụ tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ 4 (CUỘC CÁCH MẠNG 4 0) đối với THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế TRÊN THẾ GIỚI (Trang 31 - 36)

2. Tác động đối với một số lĩnh vực thương mại dịch vụ chính chính

2.3 Đối với dịch vụ thông tin – viễn thông – máy tính

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã và đang diễn ra sâu, rộng với tốc độ phát triển không ngừng trên toàn thế giới, trong tất cả các lĩnh vực và mọi mặt của đời sống, xã hội. Viễn thông cũng không nằm ngoài dòng chảy và xu thế phát triển tất yếu đó.

- Trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin và viễn thông đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi đây là hay ngành kĩ thuật mũi nhọn cho phép tạo ra cơ sở hạ tầng kết nối, trao đổi, thu thập, lưu trữ và xử lý nguồn thông tin khổng lồ của Thế giới số và tạo ra các giá trị mới trong chuỗi sản xuất, phân phối sản phẩm.

 Nhóm Dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin bao gồm: - Dịch vụ viễn thông - Dịch vụ máy tính Dịch vụ máy tính, Phần mềm  Dịch vụ máy tính, Phần mềm, Bản gốc phần mềm Dịch vụ máy tính, Khác (trừ phần mềm) - Dịch vụ thông tin

Dịch vụ thông tin, Hãng thông tấn

Dịch vụ thông tin, Khác (trừ hãng thông tấn)

23

Biểu đồ 8: Giá trị xuất khẩu của dịch vụ thông tin, viễn thông – máy tính giai 0.70 0.60 0.50 0.40 0.30 0.27 0.20 0.10 0.00 2009 (Nguồn: trademap.org)  Ta thấy trong vòng 10 năm trở lại đây (giai đoạn 2009 - 2019), kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thông tin, viễn thông – máy tính trên thế giới nhìn chung có xu hướng tăng, tuy nhiên sự tăng trưởng này diễn ra không đồng đều qua các năm. Trung bình kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thông tin, viễn thông – máy tính trong giai đoạn này tăng trưởng 9,03%/năm . Trong đó:

- Giai đoạn 2009 - 2010, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ quốc tế bị suy giảm, tuy nhiên dịch vụ thông tin viễn thông và máy tính là lĩnh vực có mức suy giảm thấp nhất. Sau giai đoạn đó, giá trị xuất nhập khẩu tăng trưởng đều đặn qua từng năm. Công nghiệp 4.0 với sự ra đời của hàng loạt phát minh, sáng chế quan trọng đã đem lại những bước nhảy vọt cho ngành điện tử - viễn thông.

- Trong 2 năm 2011 – 2013, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thông tin, viễn thông – máy tính có xu hướng tăng nhẹ, tốc độc tăng trưởng giai đoạn này là 8.85% nhưng được phục hồi vào năm 2014 với mức độ tăng trưởng 15,22% so với năm 2013

25

- Trong giai đoạn 2014-2016, giá trị xuất khẩu dịch vụ thông tin, viễn thông – máy tính có xu hướng tăng trưởng nhẹ và ổn định.

- Ở cấp độ thế giới, từ năm 2017 đến năm 2018, dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin là nhóm ngành mà thương mại dịch vụ thế giới mở rộng nhanh nhất, ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm là 14,7%; gấp đôi tỷ lệ vận tải, du lịch, bảo hiểm, tài chính, sở hữu trí tuệ và các dịch vụ kinh doanh khác. Xuất khẩu các loại dịch vụ khác - chủ yếu bao gồm các dịch vụ liên quan đến hàng hóa, xây dựng, dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí và một số hàng hóa và dịch vụ của chính phủ - tăng 9,1% từ năm 2017 đến năm 2018.

- Năm 2019, lượng giá trị xuất khẩu dịch vụ thông tin, viễn thông – máy tính đạt mức 0,655 tỷ USD, tỷ trọng chiếm 10.76% so với tổng lượng xuất khẩu ngành dịch vụ

 Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với dịch vụ thông tin, viễn thông – máy tính trên thế giới:

- Mạng dữ liệu di động 4G đang phổ biến trên toàn thế giới, nhưng giờ đây người ta bắt đầu nói về công nghệ kế nhiệm của nó, 5G.

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của Internet vạn vật (IoT) trên toàn thế giới và công nghệ nhà thông minh và thành phố thông minh, 4G sẽ nhanh chóng bị thay thế là điều không tránh khỏi.

Với tốc độ truyền dữ liệu cực cao, khả năng kết nối cực lớn, độ trễ thấp, công suất lớn, nguồn tiêu thụ nhỏ, 5G sẽ làm được nhiều việc mà 4G không đáp ứng được.

Mạng 5G sẽ kết nối hàng tỷ thiết bị, chuyển tải toản bộ thế giới vật lý vào thế giới ảo, giúp mọi vật giao tiếp với nhau, những hệ thống tự động hóa sẽ thực hiện đúng như ý muốn con người. 5G sẽ thay đổi cơ bản cuộc sống của loài người.

- Bên cạnh đó, lượng đăng ký truyền hình cáp mất dần sức lôi kéo khi mà nhiều khách hàng tìm đến với công nghệ truyền tải không dây OTT (Over-the-top, thuật ngữ chỉ những dữ liệu được cung cấp trên nền tảng Internet nhưng không một nhà cung cấp mạng hay bất kỳ tổ chức nào có thể can thiệp tới) để có thể xem phim trực tiếp từ ứng dụng Netflix hay nghe nhạc trên ứng dụng Spotify.

26

- Với những ai đi du lịch hay thường phải di chuyển từ nước này sang nước khác, việc đổi SIM điện thoại từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước này sang nhà cung cấp dịch vụ nước sở tại là điều phiền hà. Nhưng một khuynh hướng sử dụng thứ SIM mang tính quốc tế gọi là eSIM đã bắt đầu và xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á từ hai năm nay.

Trong tương lai những con chip gọi là eSIM này được gắn sẵn vào trong các thiết bị, từ điện thoại thông minh đến máy tính xách tay hay máy tính bảng nhằm bảo bảo sự kết nối di động liên tục giữa các thiết bị, bất kể ở đâu và vào lúc nào.

Năm 2017, tại sự kiện COMPUTEX Taipei, tập đoàn Microsoft đã gợi ý một hệ thống máy tính luôn luôn kết nối bằng việc tích hợp vào đó các eSIM. Ý tưởng này sẽ nhanh chóng thành sự thực, bởi ngay từ bây giờ các nhà sản xuất điện thoại như ASUS, Huawei, Lenovo, Sony và Xiaomi củng các thương hiệu máy tính như Dell và HP đang đẩy mạnh công nghệ mới này.

Công nghệ eSIM sẽ làm thay đổi cấu trúc các công ty dịch vụ điện thoại, và những công ty nhỏ hơn nhưng sở hữu công nghệ 4G hay 5G sẽ nổi lên. Quá trình chuyển đổi sẽ kéo dài trong một thời gian, tới SIM và eSIM cùng hiện diện trong một thiết bị.

Như vậy, trong thời đại 4.0, dịch vụ thông tin - viễn thông - máy tính cũng đang thay đổi từng ngày để đáp ứng nhu cầu của con người, đặc biệt đây sẽ là thời đại mà dịch vụ dữ liệu theo yêu cầu và kết nối toàn cầu là tương lai của ngành viễn thông thế giới.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THƯƠNG mại DỊCH vụ tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ 4 (CUỘC CÁCH MẠNG 4 0) đối với THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế TRÊN THẾ GIỚI (Trang 31 - 36)